Quy hoạch phân khu sông Hồng: Di dời các khu dân cư hiện có ngoài đê thế nào?

VƯƠNG TRẦN |

Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng đã xác định các yếu tố hạ tầng cơ bản để cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Việc chỉnh trang, tái thiết đô thị trên nguyên tắc ưu tiên các công trình hạ tầng xã hội, cây xanh vườn hoa, sân chơi thể dục thể thao...

Ưu tiên công trình hạ tầng xã hội, cây xanh vườn hoa

Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị công bố đồ án Quy hoạch phân khu sông Hồng tỉ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quy mô gần 11.000ha.

Theo quy hoạch được duyệt, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì.

Một trong những vấn đề được quan tâm của đồ án quy hoạch đó là chỉnh trang, tái thiết các khu vực dân cư, định hướng bảo tồn và di dời các khu dân cư hiện có ngoài đê sông Hồng thế nào?

Thông tin về về vấn đề này,  Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy cho hay, dự báo quy mô dân số tối đa tại khu vực này đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người.

Đồ án quy hoạch xác định, quản lý khu vực dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ theo quy định. Không để phát sinh thêm về số khu, diện tích, số hộ dân ngoài bãi sông. Xây dựng kế hoạch và lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, mất an toàn khi có lũ lớn. Các hộ dân vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi ảnh hưởng về đê điều. Khu vực đang bị sạt lở theo quy định và lộ trình giãn dân đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, tạo môi trường sống tốt tại khu vực.

Số liệu thống kê cho thấy, trong phạm vi quy hoạch hai bên sông Hồng hiện có khoảng 243.670 người (khoảng 66.195 hộ).  Các đồ án quy hoạch phân khu đã xác định rõ các yếu tố hạ tầng cơ bản để cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị hai sông.

Theo đó, tại các khu dân cư được tồn tại sẽ được bố trí quỹ đất 5% diện tích để phục vụ nhu cầu di dân, dãn dân, tái định cư tại chỗ. Việc chỉnh trang, tái thiết đô thị trên nguyên tắc ưu tiên các công trình hạ tầng xã hội, cây xanh vườn hoa, sân chơi thể dục thể thao, công cộng đô thị, thương mại dịch vụ; công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, bãi đỗ xe (phục vụ dân cư khu vực, mật độ xây dựng thấp, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành).

Tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị sông Hồng

Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội cũng thông tin, về hệ thống hạ tầng kỹ thuật được tính toán đến mạng lưới đường khu vực, các chỉ tiêu sử dụng đất về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình đến từng ô quy hoạch (tương đương các đơn vị ở hoặc nhóm ở độc lập). Quá trình triển khai lập tổng mặt bằng, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và dự án đầu tư xây dựng sẽ được tiếp tục cụ thể hóa theo quy trình quy định pháp luật có liên quan.

Về những lô đất chức năng được phép xây dựng và được nghiên cứu xây dựng, bao gồm các loại đất: Công cộng đô thị; cây xanh và thể dục thể thao đô thị; trường trung học phổ thông; công cộng đơn vị ở; trường tiểu học, trung học cơ sở; trường mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo); cây xanh và thể dục thể thao đơn vị ở; nhóm nhà ở xây dựng mới; nhóm nhà ở hiện có (cải tạo chỉnh trang hoặc tái thiết); bãi đỗ xe; dịch vụ - làng nghề; cơ quan; di tích, tôn giáo; an ninh - quốc phòng; đầu mối hạ tầng kỹ thuật,...

Về đất nhóm nhà ở xây dựng mới sẽ nhiên cứu bố trí tại khu vực bãi sông phù hợp (được phép xây dựng và được nghiên cứu xây dựng) theo hướng thuận dòng chảy và địa chất thủy văn của sông, mật độ xây dựng thấp, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết nối hài hòa, khai thác các chất liệu kiến trúc truyền thống và bền vững, gìn giữ giá trị văn hóa bản địa, đồng bộ về hạ tầng.

Quỹ đất này dành ưu tiên cho tái định cư phục vụ nhu cầu di dân GPMB khu vực dân cư hai bên sông và góp phần giảm áp lực cho khu vực nội đô lịch sử. Công trình thiết kế chịu lũ với tầng 1 theo hướng để trống hoặc sử dụng đỗ xe, sinh hoạt công cộng… để thích ứng và giảm thiểu thiệt hại khi có lũ, tuân thủ Luật Đê điều, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.

Theo nguyên Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia (Bộ Xây dựng) Phạm Xuân Tứ, tổng hợp đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng kỳ vọng hướng đến những mục tiêu lớn khác như phát triển các công trình công cộng hiện đại, tầm vóc quốc tế và phát huy giá trị các công trình di sản hai bên sông. Phát triển hệ thống giao thông đường bộ ven sông kết nối với các tuyến đường vành đai 2, 3 của đô thị trung tâm. Chỉnh trang đường dẫn giao thông thủy, bến cảng nhằm giảm áp lực giao thông cho nội đô, tạo động lực phát triển khu vực…

Ông Tứ cho rằng, đồ án này tạo điều kiện để Hà Nội điều chỉnh quy hoạch phát triển trước đây, hướng đến khai thác một quỹ đất lớn có giá trị kinh tế rất cao, để tạo dựng những khu nhà ở sinh thái, không gian xanh, không gian công cộng.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

TP Vinh: Quy hoạch hệ thống cây xanh, tạo bộ mặt mới cho đô thị

Hồng Sơn |

Nghệ An - Quy hoạch lại hệ thống cây xanh một cách đồng bộ và khoa học đã góp phần hình thành dáng nét của đô thị văn minh, hiện đại cho TP Vinh.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Di dời lồng bè vào vùng quy hoạch để phát triển kinh tế

Thành An |

Bà Rịa – Vũng Tàu – Dù nuôi lồng bè thủy sản trong hệ thống sông trên địa bàn trong thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống một bộ người dân, nhưng để đáp ứng sự phát triển chung thì cần thiết phải di dời vào những khu vực đã quy hoạch, nhằm đảm bảo yêu cầu chung về phát triển kinh tế.

Sở Quy hoạch-Kiến trúc HN: Dãy nhà Pháp cổ "cấu trúc không có gì đặc biệt"

Tô Thế |

Lãnh đạo Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội khẳng định, việc cho phép phá dỡ công trình nhà dãy nhà Pháp cổ trăm tuổi tại 61 Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội) là vì công trình này không nằm trong Danh mục công trình kiến trúc cần tập trung nguồn lực để bảo tồn.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

TP Vinh: Quy hoạch hệ thống cây xanh, tạo bộ mặt mới cho đô thị

Hồng Sơn |

Nghệ An - Quy hoạch lại hệ thống cây xanh một cách đồng bộ và khoa học đã góp phần hình thành dáng nét của đô thị văn minh, hiện đại cho TP Vinh.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Di dời lồng bè vào vùng quy hoạch để phát triển kinh tế

Thành An |

Bà Rịa – Vũng Tàu – Dù nuôi lồng bè thủy sản trong hệ thống sông trên địa bàn trong thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống một bộ người dân, nhưng để đáp ứng sự phát triển chung thì cần thiết phải di dời vào những khu vực đã quy hoạch, nhằm đảm bảo yêu cầu chung về phát triển kinh tế.

Sở Quy hoạch-Kiến trúc HN: Dãy nhà Pháp cổ "cấu trúc không có gì đặc biệt"

Tô Thế |

Lãnh đạo Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội khẳng định, việc cho phép phá dỡ công trình nhà dãy nhà Pháp cổ trăm tuổi tại 61 Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội) là vì công trình này không nằm trong Danh mục công trình kiến trúc cần tập trung nguồn lực để bảo tồn.