Quy định về liên kết, phát triển vùng Thủ đô trong dự thảo luật Thủ đô

Huy Hùng |

Trong dự thảo Luật Thủ đô, quy định về liên kết, phát triển Vùng Thủ đô chủ yếu nằm ở chương V được quy định từ điều 46 đến điều 52. Quy định về Vùng Thủ đô là bước kế thừa, phát triển các quy định về Vùng Thủ đô theo Luật Thủ đô năm 2012 và các văn bản cụ thể hóa, thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

Dự thảo Luật quy định một số nội dung nhằm cụ thể hoá chính sách liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực phát triển trọng điểm của đất nước.

Các quy định về Vùng Thủ đô trong dự thảo Luật mặc dù đã cơ bản thể hiện được tinh thần của các Nghị quyết Trung ương và kế thừa hợp lý các quy định hiện hành về Vùng Thủ đô. Tuy nhiên, vấn đề liên kết, phát triển vùng nói chung là nội dung khó, chưa được pháp lý hóa một cách chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể, đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trong đó, việc điều phối hoạt động đầu tư phát triển của các vùng kinh tế - xã hội nói chung và Vùng Thủ đô nói riêng cần rõ ràng về cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính, cơ chế quản lý, điều hành, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng địa phương trong vùng.

Để xây dựng các quy định về liên kết, phát triển Vùng Thủ đô trong Luật Thủ đô hiệu quả, khả thi, cần xem xét một số vấn đề như sau:

- Cần làm rõ mối quan hệ giữa Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng Trung du miền núi phía Bắc, cơ chế pháp lý liên quan đến hoạt động điều phối vùng của 3 vùng và các vấn đề liên quan đến quy hoạch, đầu tư phát triển của Vùng Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Hiện nay Vùng Thủ đô có 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình, trong đó có 6 tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng và 4 tỉnh thuộc Vùng Trung du miền núi phía Bắc (theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội). Đồng thời, về quy hoạch, Vùng Thủ đô đang có quy hoạch xây dựng theo Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6.5.2016 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không thuộc phạm vi xem xét, lập quy hoạch theo Luật Quy hoạch năm 2017 (Việc lập quy hoạch vùng được xác định theo 6 vùng Kinh tế - xã hội. Hiện nay, việc lập Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng đang được xem xét thực hiện).

Điều này đã gây khó khăn cho việc đưa các nội dung liên quan vào Luật Thủ đô (sửa đổi) để đảm bảo sự phù hợp, thống nhất của hệ thống pháp luật và đồng thời cũng gây khó khăn cho việc triển khai các nhiệm vụ giữa các vùng do có sự chồng lấn về các đơn vị hành chính (ví dụ việc triển khai lập, tổ chức thực hiện quy hoạch sẽ có sự chồng lấn giữ Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng trung du miền núi phía Bắc)

- Luật Thủ đô (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh cả những hoạt động kinh tế - xã hội của Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng; trong đó, có quy định giao Thủ đô vai trò: “Chủ trì điều phối thực hiện và quản lý quy hoạch Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng Sông Hồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;”, đây là nội dung cần xem xét kỹ lưỡng về tính khả thi, năng lực tổ chức thực hiện; trong trường hợp Thủ đô có thể đảm đương thì là rất tốt, nhưng quy định cũng có thể là một gánh nặng, vượt ra ngoài khả năng của Thủ đô.

Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu, bổ sung các quy định đặc thù khác liên quan đến Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) như: thẩm quyền về đầu tư các dự án có tính chất vùng, việc đầu tư sang địa bàn tỉnh khác của các địa phương, các ưu đãi đầu tư đối với dự án của Vùng, các cơ chế, quy định đặc thù về liên kết vùng trong các lĩnh vực: hạ tầng kỹ thuật, môi trường, giáo dục, lao động, quản lý dân cư, phân vùng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, logistic….cần được làm rõ nét hơn, cụ thể hơn, tạo cơ sở cho việc liên kết vùng một cách hiệu quả, thực chất.

Đặc biệt, cần xem xét quy định chi tiết cơ chế phối hợp để phát triển hạ tầng vùng về giao thông và bảo vệ môi trường; trong đó, nghiên cứu phát triển các tuyến đường sắt đô thị kết nối các đô thị trung tâm Thủ đô với các đô thị của các tỉnh lân cận theo mô hình TOD và việc cải tạo, xử lý, làm sạch môi trường các con sông trong Vùng Thủ đô; việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải tiên tiến, hiện đại của các địa phương trong Vùng một cách hợp lý, hiệu quả.

Huy Hùng
TIN LIÊN QUAN

Dân Thủ đô háo hức chờ khám phá bên trong bốt Hàng Đậu

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, bốt Hàng Đậu sẽ được mở cửa chào đón khách tham quan từ 17.11-31.12.2023. Người dân ai cũng mong một lần được khám phá bên trong công trình này.

Hôm nay trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc hôm nay, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Sửa Luật Thủ đô, kỳ vọng giao thông đô thị Hà Nội sẽ như Tokyo, Nhật Bản

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) được cho là sẽ giúp huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện các dự án thuộc vùng phụ cận các nhà ga tuyến đường sắt đô thị, các tuyến cao tốc theo các đồ án quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, từ đó tạo sự đồng bộ trong phát triển đô thị và giao thông của TP Hà Nội.

Biển số siêu lộc phát cán mốc 7 tỉ chỉ sau 9 phút lên sàn đấu giá 11.11

Hải Danh |

Đấu giá biển số đẹp ngày 11.11.2023: Chỉ sau 9 phút lên sàn đấu giá ngày 11.11, biển số 30K-568.68 được trả giá hơn 7 tỉ đồng. Cho đến khi chốt phiên, biển số này có mức trúng đấu giá là 7 tỉ 410 triệu đồng.

Nhiều hồ thủy điện tại Quảng Nam hạ mức nước đón lũ

Hoàng Bin |

Từ chiều nay (11.11), nhiều hồ thủy điện tại Quảng Nam đồng loạt điều tiết hạ mực nước để chủ động đón lũ - theo bản tin dự báo có mưa lớn.

Cháy lớn tại phố trung tâm TP.Buôn Ma Thuột

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Khoảng 10h30 ngày 11.11, xảy ra vụ hỏa hoạn tại một cửa hàng bán đồ điện trên đường Lê Hồng Phong, TP.Buôn Ma Thuột. Đám cháy nhanh chóng lan ra những cửa hàng kề sát.

Tài xế nói xe chạy hợp đồng, khách trình bày "làm gì có hợp đồng nào"

Tô Thế |

Chỉ trong thời gian ngắn làm thực hiện nhiệm vụ, Tổ Công tác thuộc Đội CSGT số 15 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) đã phát hiện, xử lý nhiều xe hợp đồng vi phạm quy định, như điều khiển xe khách vận chuyển hành khách theo hợp đồng nhưng hành khách không có tên trong hợp đồng.

Khu tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây rộng gần 10 ha còn ngổn ngang

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã đưa vào khai thác hơn nửa năm nay, nhưng đến nay, nhiều hộ dân tại huyện Xuân Lộc phải nhường đất để làm dự án cao tốc vẫn chưa được giao đất do khu tái định cư rộng gần 10 ha với tổng mức đầu tư 271 tỉ đồng vẫn chưa thi công xong.

Dân Thủ đô háo hức chờ khám phá bên trong bốt Hàng Đậu

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, bốt Hàng Đậu sẽ được mở cửa chào đón khách tham quan từ 17.11-31.12.2023. Người dân ai cũng mong một lần được khám phá bên trong công trình này.

Hôm nay trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc hôm nay, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Sửa Luật Thủ đô, kỳ vọng giao thông đô thị Hà Nội sẽ như Tokyo, Nhật Bản

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) được cho là sẽ giúp huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện các dự án thuộc vùng phụ cận các nhà ga tuyến đường sắt đô thị, các tuyến cao tốc theo các đồ án quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, từ đó tạo sự đồng bộ trong phát triển đô thị và giao thông của TP Hà Nội.