Quảng Nam loại bỏ cả chục thủy điện nhỏ, trừ hậu họa cho dân

Thanh Hải |

Xây dựng thủy điện trở thành phong trào lớn, ào ạt ở những năm đầu thập niên 20. Tuy nhiên, cũng ngay lập tức, làn sóng phản đối thủy điện cũng nổi lên, dồn dập, bởi dù mang lại lợi ích kinh tế, an ninh năng lượng rất lớn, nhưng thủy điện - nhất là công trình nhỏ, bậc thang luôn tiềm ẩn gây nguy cơ gây tai họa cho cộng đồng và môi trường...

Miền Trung - địa bàn có mật độ thủy điện dày đặc. Riêng tỉnh Quảng Nam, có đến 47 dự án thủy điện, tác động đến cuộc sống của hàng trăm nghìn dân ở hạ du. Nhưng đây cũng là địa phương kiên quyết loại bỏ đến 11 dự án thủy điện lớn nhỏ trong quy hoạch chung, nhằm bảo vệ người dân và môi trường.

Hậu quả nhãn tiền

Trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, hiện có không dưới 47 dự án thủy điện, trong đó 36 dự án đã được triển khai. Quảng Nam từng trải thảm đỏ mời các doanh nghiệp đầu tư thủy điện. Chính sự dễ dãi trong việc cấp phép đã đánh cược sự an nguy của người dân trước những hiểm họa khôn lường. Đó là chưa kể các loại hồ thủy lợi trên vùng cao, vốn là những túi nước treo trên đầu dân, tiềm ẩn nhiều rủi ro mỗi mùa mưa bão.

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Việt Nam có trên 6.500 hồ đập lớn nhỏ, với hơn 65 tỉ m3 nước treo trên thượng nguồn, luôn đe doạ sự an nguy của người dân vùng hạ du mùa lũ. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý hồ đập còn chồng chéo. Các hồ thuỷ điện thì thuộc Bộ Công Thương, hồ thuỷ lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), các lưu vực sông thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), các hồ đập nhỏ lại thuộc chính quyền các tỉnh... quản lý, vận hành xả lũ chưa thống nhất...

Như Thủy điện Đắk Mi4, huyện Phước Sơn, năm 2007 chặn dòng sông Đắk Mi, tích hơn 500 triệu m3 nước để phát điện. Lẽ ra, Đắk Mi4 phải trả nước lại dòng cũ sau nhà máy. Nhưng thủy điện này đã dẫn nước sang sông Thu Bồn để tận dụng độ chênh lệch cao, khai thác tối đa hiệu quả phát điện. Hàng triệu m3 nước của sông Đắk Mi đã bị chuyển sang sông Thu Bồn, khiến Đắk Mi thành dòng sông chết.

Vi phạm nghiêm trọng về Luật Tài nguyên nước, nhưng quan trọng hơn là làm trái quy luật tự nhiên và cả khoa học, gây hệ lụy nghiêm trọng cho hạ du. Đã nảy sinh kiện tụng, tranh giành nguồn nước từ 2 địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam đến nay chưa dứt.

Hơn 1 thập niên qua, cả 1 triệu dân Đà Nẵng phải đối mặt với thiếu nước, nhiễm mặn... Nhưng mùa mưa, thủy điện này lại xả lũ qua dòng cũ, hạ du sông Vu Gia lại gánh nạn. Tương tự, thủy điện A Vương cũng đã từng xả lũ gây chồng lũ, hạ du bất ngờ, thiệt hại chồng chất trong mùa mưa 2009. Rồi tháng 9.2016, Thủy điện sông Bung 2 vỡ hầm dẫn dòng. Chỉ 26 triệu m3 nước tuôn ra khỏi đập, tương đương 1/10 dung tích của hồ sông Bung 2, nhưng đã tạo ra cơn lũ dữ nhấn chìm nhiều ngôi làng thuộc xã La Êê và xã Zuôih.

Kiên quyết loại bỏ hàng chục thủy điện ra khỏi quy hoạch

Thực ra, làn sóng phản đối xây dựng thủy điện bậc thang đã diễn ra rất sớm, ban đầu từ các nhà chuyên môn, chuyên gia môi trường, lâm sinh, các đại biểu Quốc hội... Nhưng phải đến khi hàng loạt tai nạn, sự cố xảy ra, phải trả giá bằng những thiệt hại nặng nề của người dân và môi trường thì làn sóng đó mới dồn dập. Từ những bài học thực tiễn kể trên, Quảng Nam đã kiên quyết đấu tranh để loại bỏ ra khỏi quy hoạch hàng chục dự án thủy điện nhỏ, bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia, Thu Bồn. Tuy nhiên, cũng phải mất nhiều năm, quyết tâm này mới từng bước giải quyết được.

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết, đã có thời gian Việt Nam nóng vội phát triển thủy điện, nên gặp nhiều bất cập, đã để lại những hệ quả lâu dài, đến bây giờ vẫn phải khắc phục. Những năm gần đây, Quảng Nam đã nhiều lần rà soát lại các thủy điện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, xin phép giảm các dự án thủy điện lại và không phát triển thêm. Có ít nhất 11 thủy điện bị loại khỏi quy hoạch.

Ông Thanh cũng thừa nhận, việc phát triển dày đặc các nhà máy thủy điện ở miền Trung trong thời gian ngắn còn bộc lộ nhiều yếu điểm, chủ quan và thiếu tính bền vững, kể cả các cơ sở pháp lý cũng chưa đồng bộ, chặt chẽ. Miền Trung địa hình dốc núi cao, muốn ngăn được hồ chứa có dung tích lớn thì phải xây đập cao. Đã vậy, những thiết kế lại không được thẩm định các yếu tố liên quan đến môi trường. Nhiều thủy điện không có cống xả đáy, xả bù cát, hồ chứa không thiết kế dung tích phòng, cắt lũ. Chưa kể các phương án vận hành liên hồ chứa, vận hành các mùa khô hạn, lũ lụt... đều thiếu và phải từng bước xây dựng hoàn thiện sau khi các nhà máy thủy điện đi vào hoạt động, gây tác hại đến môi trường, cộng đồng.

Tuy vậy, đến nay, Quảng Nam dần hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý, vận hành các thủy điện, đã giảm thiểu mức thấp nhất mặt trái. Nhưng, hiện nay các dự án thủy điện nhỏ, bậc thang đang triển khai ở các địa phương Bắc Trung Bộ, từ Thừa Thiên Huế trở ra, đang gánh những hậu quả, mặt trái của nó mà Quảng Nam đã từng trải qua hơn 1 thập niên vừa qua. Sự cố thủy điện Rào Trăng 3 ở Thừa Thiên-Huế làm thiệt mạng hàng chục người hôm nay là thêm một bài học đau xót.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Tại sao thuỷ điện Rào Trăng 3 từng được cảnh báo nguy cơ sạt lở cao?

Cường Ngô |

Khu vực trọng điểm nhà máy thủy điện A Lin 1 - Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế) đã được các chuyên gia cảnh báo là khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá cao.

Phát triển ồ ạt Thuỷ điện vừa và nhỏ: Thủ phạm “nuốt” rừng, gây lụt lội?

Phong Nguyễn |

Nghị quyết 55 về Chiến lược quốc gia về năng lượng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 của Bộ Chính trị ban hành đầu năm 2020 đã nêu định hướng đối với thuỷ điện: “Huy động tối đa các nguồn thuỷ điện hiện có và phát triển có chọn lọc, bổ sung một số thuỷ điện nhỏ và vừa, thuỷ điện tích năng. Có chiến lược hợp tác phát triển thuỷ điện gắn với nhập khẩu điện năng dài hạn từ nước ngoài”. Nhiều năm qua, việc phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ tràn lan ở nhiều địa phương đã được nhiều chuyên gia cảnh báo là có nguy cơ phá huỷ môi trường, phá rừng và xảy ra lụt lội.

Cho dù thuỷ điện vừa và nhỏ cũng mang lại những lợi ích kinh tế nhất định, tuy nhiên trong bối cảnh người dân đang đối mặt với lũ lụt thì vấn đề quy hoạch, xây dựng các thuỷ điện vừa và nhỏ cũng cần đặt ra.

Mưa lũ ngày càng cực đoan, hồ chứa thủy điện nhỏ có đủ sức chống chọi?

Thảo Anh - Tô Thế |

GS.TS Trần Viết Ổn – Phó Hiệu trưởng Đại học Thủy lợi nhận định với tần suất mưa cực đoan ngày càng gia tăng thì hệ thống hồ chứa thủy lợi, thủy điện nhỏ giảm lũ không đáng kể.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Tại sao thuỷ điện Rào Trăng 3 từng được cảnh báo nguy cơ sạt lở cao?

Cường Ngô |

Khu vực trọng điểm nhà máy thủy điện A Lin 1 - Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế) đã được các chuyên gia cảnh báo là khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá cao.

Phát triển ồ ạt Thuỷ điện vừa và nhỏ: Thủ phạm “nuốt” rừng, gây lụt lội?

Phong Nguyễn |

Nghị quyết 55 về Chiến lược quốc gia về năng lượng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 của Bộ Chính trị ban hành đầu năm 2020 đã nêu định hướng đối với thuỷ điện: “Huy động tối đa các nguồn thuỷ điện hiện có và phát triển có chọn lọc, bổ sung một số thuỷ điện nhỏ và vừa, thuỷ điện tích năng. Có chiến lược hợp tác phát triển thuỷ điện gắn với nhập khẩu điện năng dài hạn từ nước ngoài”. Nhiều năm qua, việc phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ tràn lan ở nhiều địa phương đã được nhiều chuyên gia cảnh báo là có nguy cơ phá huỷ môi trường, phá rừng và xảy ra lụt lội.

Cho dù thuỷ điện vừa và nhỏ cũng mang lại những lợi ích kinh tế nhất định, tuy nhiên trong bối cảnh người dân đang đối mặt với lũ lụt thì vấn đề quy hoạch, xây dựng các thuỷ điện vừa và nhỏ cũng cần đặt ra.

Mưa lũ ngày càng cực đoan, hồ chứa thủy điện nhỏ có đủ sức chống chọi?

Thảo Anh - Tô Thế |

GS.TS Trần Viết Ổn – Phó Hiệu trưởng Đại học Thủy lợi nhận định với tần suất mưa cực đoan ngày càng gia tăng thì hệ thống hồ chứa thủy lợi, thủy điện nhỏ giảm lũ không đáng kể.