Quảng Nam làm rõ việc giảm 2.850 ha rừng tự nhiên

Thanh Chung |

Quảng Nam - Diện tích rừng tự nhiên năm 2021 bị giảm 2.850ha so với năm 2020, tỉnh Quảng Nam yêu cầu các ngành rà soát, làm rõ nguyên nhân các lô rừng tự nhiên bị giảm.

Ngày 29.4, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương căn cứ kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2021, tổ chức rà soát, xác định cụ thể vị trí, diện tích, trạng thái rừng tự nhiên bị giảm so với năm 2020.

Ngoài ra, xác định nguyên nhân, thời điểm giảm diện tích rừng, chi tiết đến từng lô rừng và bản đồ dạng số các lô rừng tự nhiên bị giảm, tổng hợp, báo cáo tỉnh theo đúng nội dung yêu cầu của Tổng cục Lâm nghiệp.

Trước đó, ngày 25.4, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có công văn gửi chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc làm rõ rừng tự nhiên năm 2021 giảm so với năm 2020.

Cụ thể ngày 15.3.2022, tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định số 676 phê duyệt, công bố hiện trạng rừng năm 2021 trên địa bàn tỉnh, trong đó rừng tự nhiên giảm 2.850ha so với năm 2020 (tỉ lệ giảm 0,6% so với tổng diện tích rừng tự nhiên của tỉnh).

Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị tỉnh Quảng Nam chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể vị trí, diện tích, trạng thái rừng tự nhiên bị giảm, xác định nguyên nhân, thời điểm giảm diện tích rừng; Chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra mất rừng, thực hiện nghiêm về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Tỉnh Quảng Nam chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể vị trí diện tích rừng tự nhiên năm 2021 bị giảm 2.850 ha so với năm 2020. Qua đó, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xảy ra mất rừng.

Thanh Chung
TIN LIÊN QUAN

Cấp chồng 15 ha rừng của dân về cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh?

TRẦN TUẤN |

Sở hữu 20 ha rừng sản xuất, năm 1999, 4 hộ dân xã Tân Lộc huyện Can Lộc (nay thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã được UBND huyện Can Lộc cấp chứng nhận quyền sử dụng. Vậy nhưng, không hiểu vì lý do gì sau đó 15 ha/20 ha rừng đó đã được cấp chồng cho BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh quản lý.

Vụ cạo trọc rừng phòng hộ: Doanh nghiệp nhận sai, trồng lại rừng keo

TRẦN TUẤN |

Liên quan đến vụ việc cạo trọc, đưa máy móc san ủi rừng phòng hộ tại khoảnh 1A, tiểu khu 299A ở xã Nam Điền, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), doanh nghiệp tiến hành san ủi khẳng định trước đây tính san ủi để trồng cây ăn quả, nhưng nay biết là rừng phòng hộ không được phép nên đang và sẽ tiếp tục trồng lại rừng keo.

Cạo trọc, san ủi rừng phòng hộ làm dự án vui chơi giải trí?

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Trên diện tích hơn 27 ha đất rừng phòng hộ nằm cạnh hồ Bộc Nguyên cung cấp nước thô cho Nhà máy nước sạch Bộc Nguyên nhưng chủ rừng cho cạo trọc rồi đưa máy ồ ạt thi công san, ủi và xây dựng công trình trái phép. Khi lực lượng chức năng phát hiện, đình chỉ thi công nhưng việc vi phạm vẫn tiếp tục.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cấp chồng 15 ha rừng của dân về cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh?

TRẦN TUẤN |

Sở hữu 20 ha rừng sản xuất, năm 1999, 4 hộ dân xã Tân Lộc huyện Can Lộc (nay thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã được UBND huyện Can Lộc cấp chứng nhận quyền sử dụng. Vậy nhưng, không hiểu vì lý do gì sau đó 15 ha/20 ha rừng đó đã được cấp chồng cho BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh quản lý.

Vụ cạo trọc rừng phòng hộ: Doanh nghiệp nhận sai, trồng lại rừng keo

TRẦN TUẤN |

Liên quan đến vụ việc cạo trọc, đưa máy móc san ủi rừng phòng hộ tại khoảnh 1A, tiểu khu 299A ở xã Nam Điền, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), doanh nghiệp tiến hành san ủi khẳng định trước đây tính san ủi để trồng cây ăn quả, nhưng nay biết là rừng phòng hộ không được phép nên đang và sẽ tiếp tục trồng lại rừng keo.

Cạo trọc, san ủi rừng phòng hộ làm dự án vui chơi giải trí?

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Trên diện tích hơn 27 ha đất rừng phòng hộ nằm cạnh hồ Bộc Nguyên cung cấp nước thô cho Nhà máy nước sạch Bộc Nguyên nhưng chủ rừng cho cạo trọc rồi đưa máy ồ ạt thi công san, ủi và xây dựng công trình trái phép. Khi lực lượng chức năng phát hiện, đình chỉ thi công nhưng việc vi phạm vẫn tiếp tục.