Quảng Nam cần khẩn trương lập bản đồ cảnh báo thiên tai

Hữu Long |

Sau hàng loạt vụ sạt lở núi liên tiếp xảy ra, các chuyên gia đánh giá tỉnh Quảng Nam vẫn đang đối mặt với các rủi ro thiên tai trong thời gian tới. Về lâu dài, những khu vực có nguy cơ sạt lở cao cũng cần lập các bản đồ chi tiết về mức độ rủi ro thiên tai để giúp chính quyền và người dân có thể chủ động phòng tránh.

Còn nhiều rủi ro

Huyện Nam Trà My (Quảng Nam) trong những ngày qua vừa xảy ra các vụ sạt lở liên tiếp khiến hàng chục người thiệt mạng. Sau khi xảy ra các vụ việc đáng tiếc, chính quyền huyện Nam Trà My đã tổ chức sơ tán nhiều điểm dân cư đến các khu vực an toàn.

Ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My - cho biết, sau vụ việc ở xã Trà Leng, chính quyền xã đã tổ chức lực lượng, đưa nhiều hộ dân thuộc diện có nguy cơ sạt lở cao của 3 thôn đi sơ tán. Ngoài ra, chính quyền xã cũng đã huy động toàn bộ lực lượng để tổ chức đưa các hộ dân có nhà cửa không kiên cố, nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi tránh trú bão an toàn.

Bên cạnh việc chủ động phòng chống thiên tai, chính quyền các huyện Nam Trà My, Tây Giang đã chủ động dự trữ lương thực thực phẩm để tránh trường hợp mưa lũ kéo dài gây cô lập địa phương. Như tại huyện Tây Giang, chính quyền địa phương đã chủ động dự trữ và phân về các xã hơn 200 tấn gạo để tránh trường hợp người dân thiếu đói trong mùa mưa bão. Ngoài ra, huyện Tây Giang còn huy động 100% lực lượng để đến từng cấp cơ sở nhằm tuyên truyền, vận động người dân di dời tài sản, sơ tán dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Đến thời điểm này, chính quyền Tây Giang đã di dời hơn 447 hộ với hơn 1.800 nhân khẩu.

Ông Bhling Mia - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang - cho hay, việc triển khai di dời người dân được triển khai quyết liệt trước khi bão số 10 đổ bộ gây mưa lớn. Về lâu dài, địa phương cũng sẽ rà soát lại các khu vực nguy hiểm để chủ động di dời người và tài sản.

“Sau những vụ sạt lở đáng tiếc xảy ra ở Nam Trà My và Phước Sơn vừa qua, đa phần người dân và chính quyền huyện Tây Giang đều chủ động phòng tránh các rủi ro về thiên tai, hoàn toàn không có sự chủ quan, lơ là” - ông Bhling Mia thông tin.

Cần có cách làm lâu dài

Theo đánh giá của các chuyên gia địa chất tại Quảng Nam, các địa phương vùng núi là huyện Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước có độ dốc rất lớn, chia cắt mạnh, tiềm ẩn rủi ro về sạt lở. Để chủ động ứng phó nguy cơ mưa lớn và sạt lở nhiều nơi, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã yêu cầu các địa phương kiểm tra, rà soát, kiên quyết di dời, sơ tán người ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản; công tác di dời hoàn thành trước sáng 4.11.

Về lâu dài, giới chuyên gia cho rằng, tỉnh Quảng Nam nói riêng và nhiều địa phương miền núi trên cả nước phải rà soát, xây dựng bổ sung ngay các bản đồ cảnh báo sạt lở mới. Cụ thể, bản đồ cập nhật sẽ chỉ rõ vùng nào, điểm nào có thể gây ra nguy cơ sạt lở lớn để đưa ra các giải pháp tương ứng.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Tuấn - Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Trung và Tây Nguyên - cho biết thêm, hiện tại, các tỉnh miền núi như Nam Trà My, Bắc Trà My cần lập những bản đồ cảnh báo về các rủi ro do thiên tai và cả nguy cơ sạt lở. Việc xây dựng bản đồ là cần thiết và gấp rút để chính quyền, người dân chủ động được biết, từ đó hạn chế các vụ việc đau lòng xảy ra như Nam Trà My vừa qua.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Đơn vị xây dựng bản đồ sạt lở nói gì về sạt lở miền Trung?

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Địa hình vùng núi ở miền Trung nước ta có nhiều điều kiện bất lợi, cùng với đó là độ suy giảm rừng, các hoạt động nhân sinh đã "lấn sân" của tự nhiên, con người ở vào các vị trí đường đi của các khối trượt hoặc các dòng lũ, bùn đá nên thiệt hại là điều khó tránh.

Sạt lở đất trước biến đổi khí hậu: Cần có bản đồ phân vùng cảnh báo

LONG VŨ |

Khu vực miền Trung vừa qua đã xảy ra hàng loạt điểm sạt lở đất, trong đó có 3 điểm bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước biến đổi của khí hậu, nhiều hình thái thiên tai cực đoan xảy ra, việc đánh giá và thành lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá cho từng địa phương được đặt ra cấp bách.

Bão số 12 giật cấp 15, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận trong diện mức cảnh báo thiên tai cấp 4

Kh.V |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12, ở đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 6 giờ qua phổ biến 30-50mm.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đơn vị xây dựng bản đồ sạt lở nói gì về sạt lở miền Trung?

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Địa hình vùng núi ở miền Trung nước ta có nhiều điều kiện bất lợi, cùng với đó là độ suy giảm rừng, các hoạt động nhân sinh đã "lấn sân" của tự nhiên, con người ở vào các vị trí đường đi của các khối trượt hoặc các dòng lũ, bùn đá nên thiệt hại là điều khó tránh.

Sạt lở đất trước biến đổi khí hậu: Cần có bản đồ phân vùng cảnh báo

LONG VŨ |

Khu vực miền Trung vừa qua đã xảy ra hàng loạt điểm sạt lở đất, trong đó có 3 điểm bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước biến đổi của khí hậu, nhiều hình thái thiên tai cực đoan xảy ra, việc đánh giá và thành lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá cho từng địa phương được đặt ra cấp bách.

Bão số 12 giật cấp 15, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận trong diện mức cảnh báo thiên tai cấp 4

Kh.V |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12, ở đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 6 giờ qua phổ biến 30-50mm.