Quản trị khủng hoảng thông tin trong đại dịch COVID-19

Bích Ngọc |

Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng toàn diện ở Việt Nam, trong đó có khủng hoảng về thông tin. Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch COVID-19 là vấn đề nóng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn hiện nay, đồng thời là nhiệm vụ song song, không kém phần cấp bách so với nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Quản trị khủng khoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch COVID-19” do  Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Nhân Dân và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 9.11.2021 vừa qua, tham luận của ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đặt ra vấn đề về quan điểm, định hướng và giải pháp xử lý thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19.

Quan điểm, định hướng xử lý thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19 

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tổn thất vô cùng lớn, cả về số lượng người chết và tổn thất của nền kinh tế đất nước. Tâm lý người dân lo sợ, hoang mang, thậm chí có cả rối loạn; thứ hạng quốc gia, hình ảnh quốc gia đang rớt trên bảng xếp hạng quốc tế. Niềm tin của người dân vào chính quyền có thể bị xói mòn; đồng thuận xã hội có thể bị lung lay. Do vậy, hơn lúc nào hết, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, lấy người dân là chủ thể, là trung tâm của phòng chống dịch, như lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đoàn kết, chung sức, đồng lòng thì chúng ta nhất định sẽ chiến thắng đại dịch.

Từ quan điểm xuyên suốt đó, truyền thông phải luôn bám sát các mục tiêu tuyên truyền qua từng giai đoạn; tạo sự đồng thuận, đoàn kết toàn dân chống dịch, tin tưởng ủng hộ các giải pháp chống dịch của Chính phủ; phát hiện kịp thời các vấn đề nảy sinh để giải quyết và tham mưu giải quyết, nhất là những vấn đề liên quan đời sống nhân dân; kiến nghị những giải  pháp mới nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường; đấu tranh phản bác kịp thời các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng chống dịch COVID-19; thực hiện thế trận truyền thông nhân dân, dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm.

Những thông tin sai lệch, tin giả về đại dịch COVID-19 được xử lý với phương châm nhanh nhất, triệt để nhất. Tin giả lan truyền nhanh nên cần công bố thông tin bác bỏ nhanh nhất có thể, lan truyền rộng khắp thông tin thật. Xử lý triệt để bằng cách tìm nguồn tán phát tin giả để xử lý vi phạm hành chính; xử lý hình sự đối tượng tán phát tin giả; yêu cầu các nền tảng nội dung chặn gỡ tin sai lệch đó.

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.
Giải pháp xử lý tin sai lệch về đại dịch COVID-19 

Một là, phương tiện truyền thông xã hội đã đóng một vai trò tích cực và không thể thiếu trong việc cung cấp thông tin y tế. Khái niệm “hỗ trợ thông tin đồng đẳng” cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, nhằm phục vụ có hiệu quả cho quản trị khủng hoảng thông tin thời kỳ dịch bệnh. Hỗ trợ thông tin được cung cấp, chia sẻ bởi chính những người dùng mạng xã hội. Hỗ trợ đồng đẳng hiệu quả và hữu ích nhất là hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thông tin liên quan đến sức khỏe cho người dùng mạng xã hội. Người dùng mong muốn tìm kiếm thông tin và giữ kết nối với những người khác và họ chia sẻ cảm xúc thuộc về nhóm người phù hợp. Tìm kiếm thông tin liên quan đến sức khỏe thông qua phương tiện truyền thông xã hội và tương tác xã hội là điều quan trọng trong cuộc sống của những cá nhân cần điều trị y tế. Nhìn chung, hỗ trợ đồng đẳng thông qua mạng xã hội và các nguồn trực tuyến bổ sung cho mong muốn giao tiếp để duy trì kết nối xã hội và giảm sự cô lập xã hội cần thiết để quản lý các rối loạn sức khỏe tâm thần, trầm cảm, lo lắng. Giải toả được tâm lý bức xúc cho người dân là góp phần quản trị tốt khủng hoảng thông tin. Vấn đề là duy trì ngưỡng thông tin cần thiết để giải toả bức xúc nhưng không để ảnh hưởng tâm lý xã hội, sức khoẻ cộng đồng, trật tự an toàn xã hội.

Hai là, quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch phải lấy sức khoẻ người dân làm trung tâm. Việc cung cấp thông tin kịp thời về các rủi ro sức khỏe cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong ứng phó với khủng hoảng. Kinh nghiệm về công tác truyền thông COVID-19 ở Việt Nam cho thấy, cần thông báo thường xuyên và kịp thời cho công chúng về các khía cạnh và tác động của cuộc khủng hoảng cũng như các biện pháp của chính phủ, tham gia vào giao tiếp cởi mở nhằm thúc đẩy lòng tin và sự hợp tác của mọi cá nhân.

Truyền thông ở Việt Nam đã làm tốt việc này. Mọi người dân đều được tiếp cận thông tin từ các phương tiên thông tin đại chúng về thông tin liên quan đến virus và cơ chế lây lan của nó, nguy cơ ô nhiễm, số ca nhiễm bệnh, số ca tử vong, cũng như các biện pháp có liên hệ sâu rộng hơn với chính sách cách ly, chính sách xã hội.

Tận dụng các kênh truyền thông xã hội, kênh truyền thanh cơ sở để lan toả nhanh nhất, nhiều nhất thông điệp truyền thông đến người dân; đồng thời truyền thông phải đóng vai trò là kênh cung cấp thông tin để chính quyền các cấp nắm bắt, giải quyết bức xúc của dân; từ đó giải toả tâm lý bức xúc và quan tâm sức khoẻ tâm lý của người dân; giải quyết có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân. Chú trọng tuyên truyền đối ngoại, xây dựng hình ảnh Việt Nam, con người Việt Nam vươn lên trong đại dịch, sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với người dân; những chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ba là, tin đồn, thông tin sai lệch, xuyên tạc có nhiều nguy cơ gây nguy hại đến trật tự công cộng và an toàn sức khỏe. Vì thế, phương tiện truyền thông chính thống đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy cho công chúng, đồng thời giúp cảnh báo sớm để ngăn chặn sự lây lan của tin giả; giúp ngăn chặn sự hoảng sợ có thể trong cộng đồng. Để hạn chế tác hại của thông tin sai lệch thì “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “công bố tin giả, lan toả sự thật” là cách làm có hiệu quả trong thời gian qua. Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam, thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, cùng với sự vào cuộc của các lực lượng chức năng và báo chí đã công bố, xử lý hàng trăm trường hợp tán phát tin giả, lan toả thông tin chính thức. Trong bối cảnh đại dịch, các cơ quan báo chí và nhà báo cần tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức ở mức cao nhất, ưu tiên các thông điệp chính sách liên quan đến khủng hoảng, hạn chế việc khuếch đại những câu chuyện chưa được xác minh, cẩn trọng trong việc xác minh thông tin đến từ các nguồn không chính thức, tránh thông tin giật gân có thể gây hoảng sợ ( như thông tin về các thuyết âm mưu, cảnh báo sai…)

Bốn là, sử dụng công nghệ để rà quét, phát hiện sớm xu hướng tiếp cận thông tin; xu hướng thông tin lan toả lớn; tiến hành xác minh, thẩm định những thông tin có ảnh hưởng lớn nhưng chưa rõ nguồn, chưa rõ căn cứ; tiến hành công bố, lan toả tin chính thống; xử lý răn đe các trường hợp vi phạm lần đầu lan truyền thông tin sai lệch; xử lý mạnh tay với hoạt động cố ý và có tổ chức lan truyền thông tin sai lệch. Tin giả, tin sai lệch như rác vậy. Rác thì quét rồi lại có. Do vậy, phải triệt để xử lý nguồn xả rác; tuyền truyền nâng cao nhận thức cộng đồng để có cơ chế tự điều chỉnh cho mỗi người tham gia cộng đồng mạng; ý thức tuân thủ cao hơn khi cộng đồng rơi vào tình trạng khủng hoảng sức khoẻ.

Năm là, phối hợp chặt chẽ với các nền tảng trực tuyến và các phương tiện truyền thông để ngăn chặn sự thao túng của dư luận, cũng như tăng cường tin tức nổi bật, thông tin chính thống, nhất là những nguồn được truyền thông bởi các cơ quan y tế nhà nước, cơ quan có thẩm quyền. Mặc dù Facebook, Youtube và Tiktok là các nền tảng lan truyền tin sai lệch nhưng họ cũng đã tăng cường cơ chế tự kiểm soát thông tin dịch COVID-19 ở Việt Nam; thực hiện chặn gỡ theo yêu cầu của phía Việt Nam; đưa thông tin nổi bật của Chính phủ, ngành y tế, truyền thông cách phòng chống dịch.

Sáu là, để quản trị khủng hoảng thông tin có hiệu quả thì thế trận lòng dân là yếu tố cốt lõi. Truyền thông để dân biết, dân tin, dân đồng thuận, nghe theo, làm theo thì mới thành công. Thế trận truyền thông cũng phải khởi đầu từ lòng dân. Để dân theo thì cốt lõi chính sách, cũng như định hướng truyền thông phải là vì dân, lấy dân làm gốc, có như vậy mới không để xảy ra và hạn chế tác động của khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch.

Bích Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Những lưu ý khi tiêm liều tăng cường cho người đã mắc COVID-19

Nguyễn Hạnh |

Điều gì sẽ xảy ra nếu một người vô tình mắc COVID-19 ngay trước hoặc ngay sau khi tiêm vaccine tăng cường?

Hoạt động sản xuất nội dung trong bối cảnh công nghệ, các loại hình truyền thông xã hội phát triển vượt trội và đại dịch COVID-19

Tuấn Linh |

Trong bối cảnh công nghệ phát triển, cùng với sự bùng nổ của kỷ nguyên số và do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các Đài PTTH đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn về nguồn lực tài chính sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến nội dung, chất lượng chương trình cũng như các hoạt động thông tin, tuyên truyền.

Cần Thơ thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19

BẠCH CÚC |

Cần Thơ - Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ vừa ký ban hành quyết định thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 điều trị tầng 3.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Những lưu ý khi tiêm liều tăng cường cho người đã mắc COVID-19

Nguyễn Hạnh |

Điều gì sẽ xảy ra nếu một người vô tình mắc COVID-19 ngay trước hoặc ngay sau khi tiêm vaccine tăng cường?

Hoạt động sản xuất nội dung trong bối cảnh công nghệ, các loại hình truyền thông xã hội phát triển vượt trội và đại dịch COVID-19

Tuấn Linh |

Trong bối cảnh công nghệ phát triển, cùng với sự bùng nổ của kỷ nguyên số và do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các Đài PTTH đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn về nguồn lực tài chính sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến nội dung, chất lượng chương trình cũng như các hoạt động thông tin, tuyên truyền.

Cần Thơ thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19

BẠCH CÚC |

Cần Thơ - Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ vừa ký ban hành quyết định thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 điều trị tầng 3.