Quản lý và sử dụng hiệu quả chi phí khám chữa bệnh BHYT

Hằng Quang |

Để đảm bảo nguồn chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT được sử dụng hiệu quả và bền vững, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của người tham gia, thời gian qua, BHXH tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giám định chi phí KCB BHYT…

Nỗ lực cân đối nguồn dự toán

Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có hơn 1,2 triệu người dân tham gia BHYT, chiếm khoảng gần 95% dân số. Những năm qua, quyền lợi BHYT của người dân trên địa bàn ngày càng được đảm bảo, hệ thống cơ sở KCB BHYT được mở rộng; chất lượng KCB BHYT được nâng cao; nhiều loại thuốc mới, kỹ thuật, dịch vụ y tế hiện đại đã được quỹ BHYT chi trả, tạo điều kiện cho người bệnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Đặc biệt, công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện Luật BHYT cũng đã được thực hiện thường xuyên và hiệu quả hơn trong việc tổ chức KCB, quản lý và sử dụng quỹ BHYT nhằm đảm bảo sự cân đối thu chi quỹ KCB BHYT. Nếu như trước đây, số lượt KCB, chi phí KCB BHYT tại tỉnh hằng năm đều gia tăng, năm sau tăng hơn so với năm trước, dự toán hằng năm vượt khoảng từ 12% -15% thì bước sang năm 2020, nỗ lực giảm thiểu tối đa bội chi nguồn quỹ BHYT của BHXH tỉnh Quảng Ninh đã đạt được kết quả lớn.

Theo đó, trong năm 2020, tổng số lượt KCB BHYT của toàn tỉnh là 2.277.531 lượt, giảm 166.326 lượt (6,8%) so với cùng kỳ năm 2019; trong đó: KCB ngoại trú là 1.965.985 lượt, giảm 121.742 lượt (5,8%), KCB nội trú là 311.546 lượt, giảm 44.584 lượt (12,5%).

Tổng chi phí KCB BHYT là 1.678,2 tỉ đồng, giảm 103.955 triệu đồng (5,4%) so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 99,98% tổng dự toán Chính phủ giao; đứng thứ 32 về việc sử dụng dự toán trong toàn quốc, giảm 18 bậc (năm 2019 đứng thứ 14)...

Đáng chú ý, đến hết tháng 9.2021, tổng chi phí KCB BHYT trên địa bàn tỉnh là 1.125,1 tỉ đồng, mới chiếm 65,2% dự toán chi BHYT Chính phủ giao, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2020. Số lượt KCB BHYT nội trú, ngoại trú cũng tiếp tục giảm sâu…

Ông Ngô Văn Chiến - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Ninh - cho biết, để có được sự chuyển biến tích cực này là nhờ công tác phối hợp chặt chẽ giữa BHXH tỉnh với các sở, ban ngành, địa phương.

Đặc biệt với ngành Y tế, trong triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm giảm việc chỉ định bệnh nhân vào nội trú, chỉ định dịch vụ, kỹ thuật không thực sự cần thiết…

Cùng với đó là việc thường xuyên tổng hợp tình hình liên thông dữ liệu KCB hằng tuần, phân tích chi KCB hằng tháng thông báo cho các cơ sở KCB, Sở Y tế và báo cáo UBND tỉnh để có chỉ đạo kịp thời.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay, các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh đều tích cực các giải pháp để hạn chế việc vượt dự toán chi phí KCB BHYT.

Ngoài ra, các đơn vị cũng đã đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế; thu hút bác sĩ có trình độ năng lực về công tác để có những chỉ định xét nghiệm, chiếu chụp, chẩn đoán bệnh một cách chính xác...

“Điều này giúp đơn vị giảm ngày điều trị bình quân; giảm tỉ lệ bệnh nhân điều trị nội trú; giảm chi phí bình quân 1 lượt KCB ngoại trú, nội trú; giảm tỉ lệ chuyển tuyến chưa hợp lý...”- ông Chiến nhận định.

Hiệu quả từ việc ứng dụng CNTT

Theo ông Ngô Văn Chiến, thời điểm trước năm 2018, các trường hợp chỉ định thuốc, dịch vụ kỹ thuật không đúng quy định, quá mức cần thiết, không đúng quy trình chuyên môn, tần suất chỉ định dịch vụ tăng bất thường; chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng ngoại trú rộng rãi; sử dụng thuốc quá mức cần thiết… diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng chi phí KCB BHYT. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này, BHXH tỉnh đã tập trung liên thông, kết nối dữ liệu với 100% cơ sở KCB BHYT lên Hệ thống giám định BHYT điện tử toàn quốc của ngành.

Đồng thời, thường xuyên tổ chức giám định chuyên đề theo hướng dẫn, cảnh báo của BHXH Việt Nam, cũng như chủ động xây dựng các chuyên đề giám định của tỉnh.

“Riêng trong năm 2020, BHXH tỉnh đã thực hiện 7 chuyên đề giám định tại 14 bệnh viện, 12 huyện, qua đó thu hồi về quỹ KCB BHYT hàng tỉ đồng, tỉ lệ giảm trừ và thu hồi đạt trên 40% tổng số tiền giám định. Cũng nhờ hệ thống, chúng tôi đã phát hiện các trường hợp lạm dụng thẻ BHYT để đi KCB nhiều lần, nhiều nơi trong ngày, hay tình trạng thu dung người bệnh có thẻ BHYT để trục lợi… Từ đó, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời”- ông Chiến chia sẻ.

Hằng Quang
TIN LIÊN QUAN

Công nhân khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính vẫn hưởng BHYT?

Đỗ Phương - Lương Hạnh |

Công nhân khu công nghiệp với đồng lương eo hẹp, thời gian gò bó, thường xuyên tăng ca. Nếu có ốm đau, họ phải xin đổi ca hoặc nghỉ ốm để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT) đúng tuyến. Do vậy, nhiều người lựa chọn đến phòng khám tư vì được KCB ngoài giờ hành chính. Từ đây, chi phí KCB cũng sẽ cao hơn nhiều so với nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu. Vậy làm thế nào để CN có thể khám bệnh ngoài giờ hành chính mà vẫn được hưởng BHYT?

BHYT chi trả nhiều dịch vụ kỹ thuật cao, trong khi mức đóng chưa thay đổi

Đặng Chung |

Báo cáo giải trình tiếp thu một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về công tác quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm y tế vào chiều 27.10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ đang triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Đặc biệt nhiều dịch vụ y tế kỹ thuật cao đã được đưa vào trong thanh toán.

Chuyển đóng BHYT theo diện lao động có bị mất thời điểm 5 năm liên tục

ANH THƯ |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp thắc mắc bạn đọc liên quan thay đổi đối tượng đóng Bảo hiểm y tế có ảnh hưởng đến thời gian tham gia 5 năm liên tục.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Công nhân khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính vẫn hưởng BHYT?

Đỗ Phương - Lương Hạnh |

Công nhân khu công nghiệp với đồng lương eo hẹp, thời gian gò bó, thường xuyên tăng ca. Nếu có ốm đau, họ phải xin đổi ca hoặc nghỉ ốm để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT) đúng tuyến. Do vậy, nhiều người lựa chọn đến phòng khám tư vì được KCB ngoài giờ hành chính. Từ đây, chi phí KCB cũng sẽ cao hơn nhiều so với nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu. Vậy làm thế nào để CN có thể khám bệnh ngoài giờ hành chính mà vẫn được hưởng BHYT?

BHYT chi trả nhiều dịch vụ kỹ thuật cao, trong khi mức đóng chưa thay đổi

Đặng Chung |

Báo cáo giải trình tiếp thu một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về công tác quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm y tế vào chiều 27.10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ đang triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Đặc biệt nhiều dịch vụ y tế kỹ thuật cao đã được đưa vào trong thanh toán.

Chuyển đóng BHYT theo diện lao động có bị mất thời điểm 5 năm liên tục

ANH THƯ |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp thắc mắc bạn đọc liên quan thay đổi đối tượng đóng Bảo hiểm y tế có ảnh hưởng đến thời gian tham gia 5 năm liên tục.