Quản lý tiền công đức cần cơ chế kiểm soát

TRÍ MINH |

Bộ Tài chính vừa thông báo rộng rãi về kết quả thực hiện thí điểm kiểm tra quản lý tiền công đức tại Quảng Ninh. Mục đích của đợt kiểm tra này là nhằm tổng hợp, đánh giá việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa...

Vẫn còn nhiều vấn đề băn khoăn

Qua đó giúp cho các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích, đình chùa tự quản lý theo hướng minh bạch, rõ ràng để tạo niềm tin và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, góp phần phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của địa phương.

Dù vậy, kết quả kiểm tra cho thấy còn nhiều vấn đề cần được làm rõ trong thực tế và cả các quy định hiện hành.

Cơ quan chức năng cho biết, qua kiểm tra nhận thấy, công tác giám sát tiếp nhận, kiểm đếm tiền trong hòm công đức tuy có sự phối hợp của nhiều bên liên quan nhưng với số thu tiền công đức năm 2022 là 3,7 tỉ đồng, chỉ tương đương số thu tại Khu di tích lịch sử Bạch Đằng (3,3 tỉ đồng), thấp hơn so với số thu tại đền Thánh Mẫu, di tích cấp tỉnh ở phường Trà Cổ, Móng Cái (5,8 tỉ đồng) và chưa bằng 1/5 số thu tại đền Cửa Ông (20,1 tỉ đồng).

Còn tại các di tích có nhà sư trụ trì, đa số di tích có báo cáo thu, chi nhưng chỉ là khoản tiền trong hòm công đức. Thực tế có một số khoản công đức khác dưới hình thức đặt lễ, chuyển khoản không được phản ánh trong báo cáo gửi cho Đoàn kiểm tra; theo đánh giá của du khách thì các khoản này thường cao hơn so với bỏ trong hòm công đức.

Bên cạnh đó, dư luận cũng chú ý tới thông tin các số liệu báo cáo mới chỉ được tổng hợp từ 221/450 di tích lịch sử - văn hóa thuộc diện cần kiểm tra (khoảng 47%). Sau khi loại trừ số di tích không có công đức, còn trên 50 di tích chưa có số liệu báo cáo trong đó có chùa Ba Vàng ở Uông Bí thuộc di tích cấp tỉnh, được đánh giá có số thu công đức nhiều.

Những vấn đề nêu trên cho thấy, vẫn còn lỗ hổng trong kiểm soát dòng tiền công đức.

Khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử mỗi năm đón trên 2 triệu lượt du khách. Ảnh: Đoàn Hưng
Khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử mỗi năm đón trên 2 triệu lượt du khách. Ảnh: Đoàn Hưng

Để kiểm tra toàn quốc có hiệu quả thực chất

Trao đổi về vấn đề này, phía Bộ Tài chính cho biết, Thông tư số 04/2023/TT-BTC là văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh về việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; trong đó quy định cụ thể các hình thức tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ trên cơ sở tôn trọng và bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

"Những quy định về mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép các khoản thu, chi để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch, tạo niềm tin cũng như phát huy hiệu quả và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, là nguyên tắc cơ bản trong việc quản lý tiền công đức, tài trợ. Vì vậy, đề nghị địa phương quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này" - phía Bộ Tài chính nêu quan điểm.

Theo bà Vũ Thị Hải Yến - Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) - những năm qua, việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội còn nhiều bất cập...

Do đó, đòi hỏi các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích vật chất cần được quản lý theo hướng minh bạch, rõ ràng, loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm.

Thực tế tại Quảng Ninh là tiền đề để cơ quan chức năng rút kinh nghiệm cho kế hoạch kiểm tra trên toàn quốc về tiền công đức. Đợt kiểm tra dự kiến sẽ diễn ra tới đây, có kết quả trong quý I/2024, theo đề xuất của Bộ Tài chính.

Vì sao tiền công đức ở Yên Tử lại thấp hơn các đền, di tích khác?

Theo thống kê, số tiền công đức tại Yên Tử năm cao nhất được trên 30 tỉ đồng nhưng chỉ có 4% trong số này được trích lại cho Ban Quản lý Khu di tích và Rừng quốc gia Yên Tử (tương đương gần 1 tỉ đồng); 96% còn lại thuộc về nhà chùa. Được biết, 7 tháng đầu năm 2023, số lượng khách đến Yên Tử là hơn 500.000 người và số tiền công đức gần 8 tỉ đồng.

Một điểm ghi tiền công đức trên Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng
Một điểm ghi tiền công đức trên Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng

Đại diện Ban Quản lý Khu di tích và Rừng quốc gia Yên Tử cho biết, hiện ở Yên Tử có 2 dòng tiền do tăng ni, phật tử, người dân… ủng hộ, gồm: Tiền công đức (trong các hòm công đức, thường được ghi vào sổ) và tiền giọt dầu (tiền công đức trên các ban thờ, tượng phật…) trong đó, tiền công đức do một ban, gồm đại diện các cơ quan chính quyền và nhà chùa, quản lý và giám sát; còn tiền giọt dầu do nhà chùa quản lý, sử dụng hoàn toàn và chỉ nhà chùa mới biết. Đó là nguyên nhân lý giải việc tại sao số tiền công đức của Yên Tử lại thấp hơn ở các cơ sở khác.
Trong khi đó, theo ông Phạm Thành Trung - Trưởng ban Quản lý đền Cửa Ông, TP Cẩm Phả - cả tiền công đức và giọt dầu ở đền Cửa Ông đều do chính quyền quản lý, giám sát; sau khi kiểm đếm đều được chuyển thẳng vào kho bạc.   Nguyễn Hùng

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Chùa Ba Vàng cùng hơn 50 di tích và sự đòi hỏi minh bạch đồng tiền công đức

Lê Thanh Phong |

Còn có trên 50 di tích không có số liệu báo cáo về tiền công đức, trong đó có chùa Ba Vàng ở TP Uông Bí (Quảng Ninh).

Đã có công văn đề nghị Chùa Ba Vàng báo cáo về tiền công đức từ tháng 5.2023

TRÍ MINH |

UBND TP Uông Bí (Quảng Ninh) đã có văn bản đề nghị Ban trị sự Chùa Ba Vàng báo cáo về quản lý tiền công đức từ ngày 23.5.2023. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, Chùa Ba Vàng đã không có báo cáo về nội dung này tới cơ quan chức năng.

Ninh Bình thực hiện quy định mới về quản lý tiền công đức tại đền, chùa

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ông Hoàng Văn Kiên, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình cho biết, hiện nay, việc quản lý tiền công đức tại các đền, chùa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được triển khai thực hiện theo quy định mới tại Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19.1.2023 của Bộ Tài chính.

Cả ngàn hộ dân Nha Trang chưa được giao sổ hồng

Hữu Long |

Hiện trên địa bàn TP Nha Trang có nhiều dự án khu đô thị, chung cư đã hoàn thành từ nhiều năm, nhưng chậm ra sổ hồng. Việc chậm ra sổ đã ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của người dân và khiến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.

Xét xử cha con Thiện "Soi" cho vay nặng lãi, thu lợi hơn 98 tỉ đồng

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 26.7, Tòa án Nhân dân Thị xã Phú Mỹ đã tiến hành xét xử Lê Văn Thiện (còn gọi là Thiện "Soi") và con trai là Lê Thái Phong về hành vi "cho vay nặng lãi" và "rửa tiền".

Vụ ngừng việc tập thể đòi quyền lợi ở Hoà Bình: Công nhân đã trở lại làm việc

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Sau cuộc đối thoại trực tiếp với lãnh đạo công ty, các công nhân ngừng việc đã trở lại làm việc.

Xót lòng những bệnh nhân mòn mỏi chờ máu ở Đồng bằng sông Cửu Long

PHONG LINH |

Người bị rắn cắn, giảm tiểu cầu nhưng không thể chuyển lên bệnh viện tuyến trên; Người chờ đợi mổ tim đã 3 tuần nhưng vẫn chưa biết khi nào được cứu. Họ là 2 trong số rất nhiều trường hợp bệnh nhân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chờ máu để thoát khỏi “cửa tử”.

Súng đạn, vũ khí quân dụng rao bán ngầm trên mạng xã hội

THU GIANG |

Dù pháp luật hiện hành đang nghiêm cấm mọi hình thức mua bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí như dao kiếm, vũ khí quân dụng... thế nhưng những mặt hàng này vẫn được nhiều người rao bán ngầm trên các hội nhóm kín, diễn đàn mạng xã hội.

Chùa Ba Vàng cùng hơn 50 di tích và sự đòi hỏi minh bạch đồng tiền công đức

Lê Thanh Phong |

Còn có trên 50 di tích không có số liệu báo cáo về tiền công đức, trong đó có chùa Ba Vàng ở TP Uông Bí (Quảng Ninh).

Đã có công văn đề nghị Chùa Ba Vàng báo cáo về tiền công đức từ tháng 5.2023

TRÍ MINH |

UBND TP Uông Bí (Quảng Ninh) đã có văn bản đề nghị Ban trị sự Chùa Ba Vàng báo cáo về quản lý tiền công đức từ ngày 23.5.2023. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, Chùa Ba Vàng đã không có báo cáo về nội dung này tới cơ quan chức năng.

Ninh Bình thực hiện quy định mới về quản lý tiền công đức tại đền, chùa

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ông Hoàng Văn Kiên, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình cho biết, hiện nay, việc quản lý tiền công đức tại các đền, chùa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được triển khai thực hiện theo quy định mới tại Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19.1.2023 của Bộ Tài chính.