Phú Yên: Di tích lịch sử "chìm" trong vườn mía

Hoài Luân |

Phú Yên - Năm 2011, Trại an trí Trà Kê được UBND tỉnh Phú Yên có Quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh, nhưng nhiều năm nay, nơi này lại bị vây phủ bởi một... vườn mía.

Di tích hoang phế

Trại an trí Trà Kê tọa lạc thôn Tân Hội, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa được UBND tỉnh Phú Yên có Quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh từ năm 2011. Thế nhưng nhiều năm nay, khu di tích này bị hoang phế, điêu tàn, hiện đang bị bao bọc trong vườn mía.

 
Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê bị bao bọc trong vườn mía.

Được biết, Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê được Pháp xây dựng năm 1940, để làm Trại an trí nhưng thực chất, nơi này dùng làm nhà tù để giam cầm, cưỡng bức những nhà cách mạng yêu nước.

Tồn tại từ 1940 - 1945, Trại an trí Trà Kê đã giam cầm hàng trăm chiến sĩ cách mạng hoạt động trong Phong trào dân chủ 1930 - 1939 mà Pháp không có chứng cứ để bỏ tù; hoặc đối với những chiến sĩ đã mãn hạn tù nhưng bị chính quyền thực dân cho là nguy hiểm nên không thả về quê.

 
Một phần móng của Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê còn sót lại.

Sau sự kiện đảo chính ngày 9.3.1945, Nhật tuyên bố xóa bỏ quyền cai trị của Pháp, nhân cơ hội đó các đồng chí trong trại đã tự tổ chức giải thoát, rời bỏ trại.

Đất đá của Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê nằm lăn lóc dưới gốc mía.
Đất đá của Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê nằm lăn lóc dưới gốc mía.

Người dân địa phương gọi Trại an trí Trà Kê là "Đồn Pháp", do được xây dựng bằng đá trắng rất kiên cố. Sau giải phóng, nơi này không còn ai ở, qua thời gian thì các bức tường ở đây bị đổ sập chỉ còn lại móng nhà và cổng vào.

Khu di tích này hiện đang nằm trong vườn mía do ông Trần Hoài Nam (trú tại xã Sơn Hội) canh tác. Theo phản ánh, ông Nam dùng phương tiện cơ giới đào bới, san phẳng một công trình thuộc khu vực bảo vệ của di tích lịch sử xếp hạng cấp tỉnh Trại an trí Trà Kê.

Tổ liên ngành ghi nhận có xâm hại, Chủ tịch xã nói không

Trước thông tin phản ánh của người dân về việc hộ gia đình ông Trần Hoài Nam là người đang trực tiếp canh tác đất nông nghiệp trên đất thuộc Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê, tự ý dùng máy móc cơ giới dọn dẹp, cải tạo đất sản xuất trên khu vực đất di tích - ngày 4.5.2022, UBND xã Sơn Hội Quyết định thành lập Tổ kiểm tra liên ngành hiện trạng Di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê. Qua kiểm tra hiện trạng tại di tích lịch sử Trại an trí Trà Kê, ngày 5.5.2022, Tổ kiểm tra đã kết luận: Hộ gia đình ông Trần Hoài Nam đã tự ý dùng phương tiện cơ giới đào bới, san phẳng một công trình thuộc khu vực bảo vệ của Di tích lịch sử xếp hạng cấp tỉnh Trại an trí Trà Kê. Kết luận được tất cả thành viên Tổ Kiểm tra liên ngành ký tên.

Tuy nhiên, trưa 6.9, trả lời phóng viên Báo Lao Động, ông Trần Ngọc Tây – Chủ tịch UBND xã Sơn Hội cho rằng: Ông Trần Hoài Nam chỉ đưa máy múc vào san sạt và dồn đống lớn đất, đá vụn xung quanh để cải tạo đất phục vụ việc canh tác, chứ không tác động phá hủy di tích.

"Do vì lâu nay di tích có hiện trạng như vậy nên vẫn tạo điều kiện cho ông Nam canh tác trồng mía trong đất di tích, khi nào Nhà nước yêu cầu thu hồi đất để tôn tạo di tích thì ông Nam sẽ trả lại đất cho khu vực di tích và hiện khu đất này đang được UBND xã quản lý", ông Tây cho biết.

 
Ông Trần Ngọc Tây – Chủ tịch UBND xã Sơn Hội.

Chiều 6.9, trao đổi về tình trạng trên, ông Tô Phương Bắc Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết: UBND huyện giao cho Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với UBND xã đi kiểm tra, xác định lại mốc giới khu di tích và yêu cầu hộ ông Trần Hoài Nam dừng hoạt động canh tác sản xuất trên đất khu di tích, đồng thời dựng rào bao quanh bảo vệ di tích lịch sử cấp tỉnh Trại an trí Trà Kê.

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Di tích lịch sử gần 200 tuổi ở Hà Nội hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng

MINH ÁNH - PHONG LINH |

Hà Nội - Là di tích lịch sử cấp thành phố thế nhưng Đền Cố Lê (ngõ 124, đường Thụy Khuê, Tây Hồ) đang xuống cấp trầm trọng, cột chống mối mọt, mái nhà dột nát...

Xử lý tình trạng xâm hại di tích: “Được vạ thì má đã sưng”

Mỹ Linh |

Gần đây, nhiều di tích có niên đại cả nghìn tuổi bị xâm hại nghiêm trọng nhưng việc xử lý chỉ được thực hiện khi người dân phản ánh, báo chí lên tiếng. Dù có “rút kinh nghiệm sâu sắc” thì những công trình từng tồn tại hàng trăm, hàng nghìn năm đã bị mất đi phần nào giá trị.

Bạc Liêu: Di tích cấp tỉnh bị bỏ hoang, chực chờ đổ sập

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Căn nhà Di tích Trụ sở Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Bạc Liêu 1945-1946 tại địa chỉ số 09 đường 30/4 khóm 4, phường 3, thành phố Bạc Liêu từng có kiến trúc đẹp, lưu dấu một thời vàng son của vùng đất “Công tử Bạc Liêu” nhưng nay đang chực chờ đổ sập.

Một di tích lịch sử trước nguy cơ bị xoá sổ

PHONG QUANG - PHÙNG MINH |

Di tích lịch sử Soi Sính năm trên sông Lô, đoạn chảy qua xã Tân Long (Yên Sơn, Tuyên Quang) đang đứng trước nguy cơ bị xoá sổ do tình trạng sạt lở kéo dài trong nhiều năm. Không chỉ vậy nơi đây còn là nguồn sinh kế của cả trăm con người.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Di tích lịch sử gần 200 tuổi ở Hà Nội hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng

MINH ÁNH - PHONG LINH |

Hà Nội - Là di tích lịch sử cấp thành phố thế nhưng Đền Cố Lê (ngõ 124, đường Thụy Khuê, Tây Hồ) đang xuống cấp trầm trọng, cột chống mối mọt, mái nhà dột nát...

Xử lý tình trạng xâm hại di tích: “Được vạ thì má đã sưng”

Mỹ Linh |

Gần đây, nhiều di tích có niên đại cả nghìn tuổi bị xâm hại nghiêm trọng nhưng việc xử lý chỉ được thực hiện khi người dân phản ánh, báo chí lên tiếng. Dù có “rút kinh nghiệm sâu sắc” thì những công trình từng tồn tại hàng trăm, hàng nghìn năm đã bị mất đi phần nào giá trị.

Bạc Liêu: Di tích cấp tỉnh bị bỏ hoang, chực chờ đổ sập

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Căn nhà Di tích Trụ sở Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Bạc Liêu 1945-1946 tại địa chỉ số 09 đường 30/4 khóm 4, phường 3, thành phố Bạc Liêu từng có kiến trúc đẹp, lưu dấu một thời vàng son của vùng đất “Công tử Bạc Liêu” nhưng nay đang chực chờ đổ sập.

Một di tích lịch sử trước nguy cơ bị xoá sổ

PHONG QUANG - PHÙNG MINH |

Di tích lịch sử Soi Sính năm trên sông Lô, đoạn chảy qua xã Tân Long (Yên Sơn, Tuyên Quang) đang đứng trước nguy cơ bị xoá sổ do tình trạng sạt lở kéo dài trong nhiều năm. Không chỉ vậy nơi đây còn là nguồn sinh kế của cả trăm con người.