Phú Yên: Đầm Ô Loan, thắng cảnh quốc gia bị xâm hại nghiêm trọng

Hoài Luân |

Đầm Ô Loan là một đầm nước lợ ở Phú Yên, là một thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam. Hằng năm, đầm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân tại vùng này bởi sự phong phú về tài nguyên thủy sản. Tuy nhiên, thắng cảnh quốc gia này đang bị xâm hại bởi tình trạng lấn chiếm, khai thác thủy sản một cách bất chấp.

Đầm Ô Loan bị cắm cọc, giăng lưới dày đặt để khai thác ốc cháy.
Đầm Ô Loan bị cắm cọc, thả lưới dày đặc để khai thác ốc cháy.

2 năm trở lại đây, người dân nuôi tôm hùm ở huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu và Đông Hòa lựa chọn ốc cháy để làm nguồn thức ăn chính cho tôm nuôi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu tiêu thụ ốc cháy tăng mạnh. Do đó, nhiều người dân các xã An Cư, An Ninh Đông, An Hiệp và An Hòa Hải (huyện Tuy An) sinh sống ven đầm Ô Loan tìm mọi cách để khai thác, bắt ốc cháy để bán.

Ốc cháy thường sống bám vào bờ đá thành từng mảng. Trước đây, người dân khai thác theo cách truyền thống là nạy từng mảng ốc bám bờ đá và các vật khác để bán cho người nuôi tôm hùm. Nhưng do nhu cầu mua ốc cháy cho tôm hùm ăn tăng mạnh nên nhiều người cắm cọc, thả lưới mùng cho ốc cháy bám để khai thác.

Nhiều cọc và lưới mùng giăng kín mặt nước khiến cho ghe, thuyền lưu thông khó khăn.
Nhiều cọc và lưới thả giăng kín mặt nước khiến cho ghe, thuyền lưu thông khó khăn.

Bà Bùi Thị Hạnh ở xã An Hiệp, huyện Tuy An cho hay: Vừa qua, nhiều người trúng ốc cháy. Trong đó có người đầu tư thả lưới mùng, khi ốc cháy bám dày, họ kéo lưới lên trải trên bờ rồi dùng dao dạt lấy ốc. Trung bình mỗi ngày, một người khai thác được từ 120-150kg. Ốc cháy được bán với giá 8.000 đồng/kg, cao gấp 2 lần so với năm trước và là giá bán cao nhất từ trước đến nay. Do vậy, thu nhập của một người từ việc khai thác ốc cháy này lên đến khoảng 1-1,2 triệu đồng.

Đi dọc bờ đầm qua các xã An Hiệp, xã An Cư, xã An Ninh Đông, nhìn ra đầm đâu đâu cũng thấy cắm cọc tre, giăng lưới mùng để bắt ốc cháy làm ảnh hưởng đến cảnh quan tại di tích thắng cảnh cấp quốc gia này.

Đánh bắt thủy sản bằng cách giăng lưới, cắm cọc tre làm cho các loại thủy sản không thể sinh sôi, mất nguồn lợi quý giá của đầm. Những tấm lưới giăng kín mặt nước còn cản trở hoạt động của ghe, thuyền đánh bắt, khai thác thủy sản theo cách truyền thống.

Ông Trần Văn Tiến ở xã An Cư, huyện Tuy An chia sẻ, đến mùa sinh sản, tôm đất vào vùng nước cạn này để sinh sản. Nhưng do lưới mùng bắt ốc cháy giăng kín, tôm mẹ không vào được nên sinh sản ngoài xa bị các loại thủy sản lớn ăn hết; sò huyết cũng không vào được vùng nước nhiều bùn để sinh sản nên gần như mất dạng.

Ông Nguyễn Trọng Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết: Lâu nay, UBND huyện Tuy An đã chỉ đạo UBND các xã ven đầm phối hợp với ngành chức năng triển khai ngăn chặn, xử lý, buộc người vi phạm tháo dỡ lưới, nhổ cọc tre trả lại mặt bằng tự nhiên cho đầm Ô Loan. Thế nhưng, vẫn còn không ít người lén cắm cọc tre, giăng lưới mùng dưới đầm để bắt ốc cháy.

“Khi xử lý thì người dân không chịu tháo dỡ nên xã phải thuê nhân công và cử lực lượng cán bộ đi tháo dỡ. Nhưng do hạn hẹp về kinh phí cùng với lực lượng mỏng nên việc giải tỏa vi phạm gặp nhiều khó khăn”, ông Hùng cho biết thêm.

Trao đổi với PV, ông Huỳnh Văn Khoa, Chủ tịch UBND huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết: Đã chỉ đạo các địa phương vận động người dân, triển khai kế hoạch tháo gỡ hằng năm, nhưng do đây là sinh kế của bà con lâu nên để xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm mặt nước, đánh bắt bất chấp thì còn gặp nhiều khó khăn.

Báo Lao Động ngày 23.8.2020 đã đăng bài viết: "Đầm Ô Loan bị xâm hại: Quản lý đất đai, trật tự xây dựng lỏng lẻo", ngay sau đó UBND tỉnh Phú Yên đã liên tục chỉ đạo xử lý, đồng thời kiểm tra thực tế tại đầm Ô Loan. Nhưng đến nay, vấn nạn xâm hại vẫn không giảm.

Theo đó, chính quyền tỉnh Phú Yên đánh giá danh thắng quốc gia đầm Ô Loan bị xâm phạm nặng nề (xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thả nuôi sai quy hoạch...) và ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và hệ sinh thái đầm.

Nguyên nhân chính xuất phát từ sự chồng chéo trong công tác quản lý các quy hoạch liên quan đến thắng cảnh quốc gia đầm Ô Loan; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương còn lỏng lẻo. Nhiều hộ dân đã lấn chiếm vùng nuôi, xây dựng nhà trái phép trong thời gian dài, nhưng chính quyền địa phương không xử lý nghiêm; việc quản lý chất thải ở địa phương chưa chặt chẽ (đặc biệt là chất thải từ các hồ nuôi trồng thủy sản).

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Phú Yên: Các rạn san hô đang bị xâm hại nghiêm trọng

Hoài Luân |

Mới đây, hình ảnh nhiều du khách và nhiếp ảnh gia vô tư giẫm đạp lên các rạn san hô để săn ảnh tại Di tích danh thắng quốc gia Quần thể Hòn Yến, tỉnh Phú Yên được đăng tải và chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi bức xúc.

Nhiều hộ dân khu đô thị lấn biển Hạ Long ngày càng ngập nặng do triều cường

Nguyễn Hùng |

Việc cứ triều cường lên cao thì các khu 5, khu 6 phường Yết Kiêu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bị ngập lâu nay không còn là chuyện lạ, nhưng gần đây ngày càng bị ngập nặng hơn, khiến người dân rất bức xúc.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Phú Yên: Các rạn san hô đang bị xâm hại nghiêm trọng

Hoài Luân |

Mới đây, hình ảnh nhiều du khách và nhiếp ảnh gia vô tư giẫm đạp lên các rạn san hô để săn ảnh tại Di tích danh thắng quốc gia Quần thể Hòn Yến, tỉnh Phú Yên được đăng tải và chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi bức xúc.

Nhiều hộ dân khu đô thị lấn biển Hạ Long ngày càng ngập nặng do triều cường

Nguyễn Hùng |

Việc cứ triều cường lên cao thì các khu 5, khu 6 phường Yết Kiêu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bị ngập lâu nay không còn là chuyện lạ, nhưng gần đây ngày càng bị ngập nặng hơn, khiến người dân rất bức xúc.