Phụ nữ vùng cao Yên Bái tự lực vươn lên thoát nghèo

Văn Đức |

Nhiều mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh Yên Bái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, vươn lên thoát nghèo.

Những ngày này, chị Ngô Thị Thuận ở thôn Cửa Hốc, xã An Lạc, huyện Lục Yên đang tất bật chăm sóc cho vườn ươm quế giống với số lượng cả triệu cây để phục vụ cho vụ trồng mới (vụ đông xuân 2022-2023).

Chị Thuận nhớ lại, thời gian đầu bắt đầu làm cây giống (năm 2010), 2 vợ chồng ra ở riêng, đi làm nhiều việc nhưng cũng không đủ tiền.

Lúc đó, 2 vợ chồng thấy Hội phụ nữ hướng dẫn, động viên việc xây dựng các mô hình kinh tế tại địa phương, thế là với tiền vốn ít ỏi tiết kiệm được, gia đình quyết định trồng cây keo, bồ đề giống.

Chị nhớ lại, thời điểm lúc mới làm, đến 20kg phân còn phải nợ vì tiền đầu tư hết vào mua cây giống.

Mô hình trồng quế giống của gia đình chị Thuận mỗi năm cho thu nhập
Mô hình trồng quế giống của gia đình chị Thuận mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Ảnh: Văn Đức.

Đến năm 2016, khi số vốn tích luỹ đã được kha khá, hai vợ chồng quyết định chuyển sang làm quế giống là chủ yếu, với 5 vườn ươm, mỗi vườn trên 30 vạn cây con/năm, mang về thu nhập khoảng từ 250 đến 300 triệu đồng sau trừ chi phí.

Không chỉ chị Thuận, trên địa bàn xã An Lạc hiện cũng nhiều gia đình do phụ nữ làm chủ các mô hình phát triển kinh tế với quy mô lớn, đem lại giá trị kinh tế cao.

Chị Lương Thị Ánh, dân tộc Tày, cùng ở thôn Cửa Hốc, xã An Lạc tâm sự, ban đầu cuộc sống rất khó khăn từ thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu đầu ra tiêu thụ sản phẩm, hay dịch bệnh…

Sau khi tìm hiểu các mô hình mới, được sự hướng dẫn của hội phụ nữ huyện, gia đình đã quyết định đầu tư phát triển nuôi chim trĩ, đây là loài chim có nhiều ưu điểm so với việc chăn nuôi các loại gia cầm khác.

Ngoài bán con giống, chị Ánh còn cung cấp trứng và chim trĩ thịt cho nhiều nơi. Ảnh: Văn Đức.
Ngoài bán con giống, chị Ánh còn cung cấp trứng và chim trĩ thịt cho nhiều nơi. Ảnh: Văn Đức.

Từ những đôi giống ban đầu, giờ đây gia đình chị đã có khoảng 500 con chim trĩ/lứa; vừa cung cấp giống, vừa bán chim thịt cho người dân trong vùng với giá 600.000 đồng/1 đôi chim giống và từ 170.000 - 200.000 đồng/1kg chim thịt.

Trao đổi với PV, bà Vũ Thị Hồng Duyên - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã An Lạc, huyện Lục Yên cho biết, toàn xã hiện có hơn 500 hội viên phụ nữ, trong đó có gần 30 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ đã và đang phát huy hiệu quả cao như: Vườn ươm cây giống, trồng cây dược liệu, cây măng mai, nuôi chim, kinh tế tổng hợp vườn - ao - chuồng…từ đó đời sống vật chất, tinh thần của chị em ngày càng được nâng lên.

Hiện nay, ngoài hỗ trợ, giúp đỡ, động viên chị em phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, các cấp Hội cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề tâm lý, xây dựng gia đình bình đẳng, phụ nữ hiện đại… làm sao để mỗi chị em đều là một phụ nữ hạnh phúc trong gia đình, vì như vậy kinh tế sẽ càng phát triển ổn định và bền vững.

Văn Đức
TIN LIÊN QUAN

Vốn chính sách - Chìa khóa thoát nghèo ở tỉnh miền núi Hòa Bình

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Hoà Bình - Vốn chính sách ở Hòa Bình đã và đang được truyền tải đến các bản làng, vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giúp người dân thoát nghèo.

Chuyện về loại cây thoát nghèo trên vùng cao Sơn La

Khánh Linh - Lê Hạnh |

Vốn là cây mọc hoang dại, nhưng những năm qua, cây táo mèo (sơn tra) đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, giúp bà con vùng cao thoát nghèo.

Kinh nghiệm thoát nghèo, kiếm thu nhập tiền tỉ của nông dân Cần Thơ

HỒ THẢO |

Từng là hộ kinh tế khó khăn, anh Trần Minh Quan ở Cần Thơ đã phất lên nhờ nuôi giống cua đinh (ba ba Nam Bộ) khổng lồ đạt đến 50kg mỗi con.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vốn chính sách - Chìa khóa thoát nghèo ở tỉnh miền núi Hòa Bình

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Hoà Bình - Vốn chính sách ở Hòa Bình đã và đang được truyền tải đến các bản làng, vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giúp người dân thoát nghèo.

Chuyện về loại cây thoát nghèo trên vùng cao Sơn La

Khánh Linh - Lê Hạnh |

Vốn là cây mọc hoang dại, nhưng những năm qua, cây táo mèo (sơn tra) đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, giúp bà con vùng cao thoát nghèo.

Kinh nghiệm thoát nghèo, kiếm thu nhập tiền tỉ của nông dân Cần Thơ

HỒ THẢO |

Từng là hộ kinh tế khó khăn, anh Trần Minh Quan ở Cần Thơ đã phất lên nhờ nuôi giống cua đinh (ba ba Nam Bộ) khổng lồ đạt đến 50kg mỗi con.