Phụ huynh tố bị gây khó khi đòi "phí giữ chỗ", trường Tạ Quang Bửu nói gì?

Thiên Bình |

Không hề nhận được thông báo về ngày giờ đến lấy lại "phí giữ chỗ" mà nhà trường đã thu, phụ huynh cho rằng trường Tạ Quang Bửu đang cố tình gây khó để họ không lấy lại được tiền. 

Theo cam kết của lãnh đạo nhà trường về việc sẽ hoàn lại toàn bộ các khoản lệ phí đã thu của học sinh khi rút hồ sơ, sáng 6.7, PV Lao Động đã có mặt tại trường THCS-THPT Tạ Quang Bửu (Hà Nội) để ghi nhận thực tế.

Trong buổi sáng, một số phụ huynh đã có mặt tại trường để lấy lại tiền phí. Song toàn bộ phụ huynh có mặt tại đây đều khẳng định, họ không hề nhận được bất kỳ thông báo nào từ phía nhà trường. Họ chỉ biết được việc này thông qua báo chí.

“Tôi đọc báo có thông tin nhà trường trả lại lệ phí cho phụ huynh từ ngày 6.7 đến 11.7 nên đến đây xem sao, chứ cũng không nhận được thông báo gì của nhà trường dù tôi có để lại số điện thoại ở đây”, chị N.T.H trao đổi với phóng viên.

Theo nhiều phụ huynh, họ chỉ biết thông tin này qua báo chí hoặc từ những phụ huynh khác. Họ cho rằng nhà trường “cố tình” gây khó cho những người muốn lấy lại tiền phí.

Trước đó, sau văn bản của Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu nhà trường hoàn trả toàn bộ các khoản tiền lệ phí đã thu khi học sinh rút hồ sơ, trường Tạ Quang Bửu cam kết sẽ thực hiện và sẽ có thông báo đến phụ huynh trên trang web chính thức của nhà trường cũng như thông báo đến từng phụ huynh.

Phóng viên đã lập tức liên hệ với lãnh đạo nhà trường trong sáng 6.7, ông Nguyễn Văn Thọ - Phó Hiệu trưởng trường Tạ Quang Bửu khẳng định, nhà trường đã gửi tin nhắn đến cho từng phụ huynh học sinh để thông báo về việc này. Đại diện nhà trường cho biết thêm, tất cả những học sinh đã nộp hồ sơ vào trường nhưng hiện không học ở trường sẽ được ưu tiên trả lại phí trước. Với những học sinh ở lại trường, nhà trường sẽ trả lại phí sau.

Tuy nhiên khi phóng viên cho biết, phụ huynh không nhận được bất kỳ thông báo hay tin nhắn nào từ phía nhà trường cho tới thời điểm sáng 6.7 thì đại diện nhà trường nói, “sẽ cho người kiểm tra lại”.

“Tôi đã đọc báo Lao Động và thấy báo cũng đã có thông báo về việc này rồi”, ông Thọ nói thêm.

Có thể hiểu lời của đại diện trường Tạ Quang Bửu rằng, việc thông báo cho phụ huynh là việc của cơ quan báo chí chứ không phải của nhà trường chăng?

Phụ huynh cũng cho biết thêm, khi đến nộp hồ sơ, nhà trường có thu của phụ huynh 2 triệu đồng lệ phí ghi danh và 200 nghìn đồng lệ phí tuyển sinh, nhưng hiện nay, nhà trường chỉ trả lại phụ huynh 2 triệu đồng phí ghi danh. Theo phụ huynh, điều này là không hợp lý. Họ cho rằng, việc tuyển sinh là trách nhiệm của nhà trường, tại sao lại bắt phụ huynh phải gánh.

Trước thắc mắc của phụ huynh, ông Thọ cho biết phí đó phục vụ cho việc nộp hồ sơ, cho công tác tuyển sinh và nhiều việc khác thì “tại sao nhà trường phải trả lại”.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh khóc lóc, van xin vẫn không nộp được hồ sơ vào lớp 10 cho con

Đặng Chung |

Trời Hà Nội nóng như đổ lửa, nhưng có lẽ cái nắng của thời tiết không thấm vào đâu so với sự lo lắng, căng thẳng của cuộc đua tuyển sinh vào lớp 10 năm nay.

Điểm chuẩn lớp 10 nhảy như chứng khoán: Nâng điểm chuẩn để... đảm bảo an ninh

Đặng Chung |

Phụ huynh chen nhau, tình hình lộn xộn..., nếu không nâng điểm chuẩn thì không đảm bảo an ninh.

Trường dân lập thu phí giữ chỗ: "Chơi không đẹp" và phản cảm

QUANG ĐẠI |

32 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS tại Hà Nội sẽ không có chỗ trong các trường THPT công lập là thông tin đang nóng dư luận. Cha mẹ của lứa “con dê vàng” này đang khốn khổ vì bị một số trường dân lập lợi dụng thu tiền “phí giữ chỗ”.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Phụ huynh khóc lóc, van xin vẫn không nộp được hồ sơ vào lớp 10 cho con

Đặng Chung |

Trời Hà Nội nóng như đổ lửa, nhưng có lẽ cái nắng của thời tiết không thấm vào đâu so với sự lo lắng, căng thẳng của cuộc đua tuyển sinh vào lớp 10 năm nay.

Điểm chuẩn lớp 10 nhảy như chứng khoán: Nâng điểm chuẩn để... đảm bảo an ninh

Đặng Chung |

Phụ huynh chen nhau, tình hình lộn xộn..., nếu không nâng điểm chuẩn thì không đảm bảo an ninh.

Trường dân lập thu phí giữ chỗ: "Chơi không đẹp" và phản cảm

QUANG ĐẠI |

32 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS tại Hà Nội sẽ không có chỗ trong các trường THPT công lập là thông tin đang nóng dư luận. Cha mẹ của lứa “con dê vàng” này đang khốn khổ vì bị một số trường dân lập lợi dụng thu tiền “phí giữ chỗ”.