Phóng viên Lao Động luôn có mặt tại những điểm nóng

Nhóm PV Tây Nguyên |

Thời gian qua, những phóng viên Báo Lao Động thường trú tại các tỉnh thành trọng điểm khu vực Tây Nguyên đã thường xuyên bám sát các sự kiện nóng trên địa bàn để kịp thời truyền tải những thông tin chất lượng cho bạn đọc. Trên cơ sở tin, bài phản ánh những vụ việc nổi cộm, chính quyền các cấp trên địa bàn khu vực Tây Nguyên đã kịp thời xử lý thỏa đáng những thông tin Báo Lao Động phản ánh để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp...

Luôn có mặt tại những điểm nóng

Tại tỉnh Kon Tum, nơi có hơn 27 thủy điện lớn nhỏ đã đi vào hoạt động. Cứ mỗi mùa mưa bão đến, các thủy điện này lại tích xả lũ không đúng quy trình khiến đời sống của người nông dân hạ nguồn lao đao. Giữa lúc nước sôi lửa bỏng, PV Báo Lao Động nhận được cuộc gọi, tin nhắn của người dân kêu cứu lúc nửa đêm.

Đó là những tiếng kêu tuyệt vọng, xót xa vì tài sản, hoa màu và nương rẫy của bà con nông dân sau nhiều năm dày công, cày bừa gieo trồng để rồi mãi trôi theo dòng nước bạc. Những bức hình được người dân gửi qua mạng xã hội Facebook, Zalo… ghi lại cảnh ngôi nhà ngập chìm trong lũ, bao đứa trẻ thơ bước đi lẫm chẫm trên lớp bùn non với gương mặt khắc khổ, rét mướt đang ăn mì tôm chống đói qua ngày làm chúng tôi thêm phần xót xa.

Cuối năm 2020, sau khi thủy điện Plei Kần ở huyện Ngọc Hồ và Đăk Tô, tỉnh Kon Tum tích nước gây ngập lụt hơn 300ha nông sản và nhà cửa người dân, PV đã lên đường và tiếp cận hiện trường tìm hiểu nguyên nhân sự việc. Khi chúng tôi có mặt, người dân rất vui mừng vì họ được chia sẻ nỗi khốn khổ, tâm tư của họ.

Bà con đã kêu cứu nhiều lần lên xã, huyện nhưng tiếng kêu đó thật sự yếu ớt xen lẫn sự tuyệt vọng…

Liên tục những ngày sau đó là những loạt bài phản ánh một cách chân thật nhất về tiến trình xả lũ và hậu quả nó gây ra cho người dân vùng hạ du. Nhận thông tin, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã nhanh chóng chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc, yêu cầu xử lý trách nhiệm của Công ty thủy điện và yêu cầu phải bồi thường, hỗ trợ cho người dân.

Sau nhiều lần “trây ỳ”, trước sức ép của dư luận, Công ty thủy điện Plei Kần buộc phải đầu tư làm lại tuyến đường kiên cố cho người dân qua lại, cũng như bỏ tiền để hỗ trợ thiệt hại. Cùng thời điểm này tại tỉnh Quảng Nam xuất hiện sạt lở đất liên tục vùi lấp, cướp đi mạng sống của hàng trăm hộ dân, mà nguyên nhân được cho là do nạn phá rừng và ảnh hưởng của thủy điện vừa và nhỏ.

Từ thông tin này, ngay lập tức Bộ Công Thương đã yêu cầu UBND tỉnh Kon Tum rà soát lại quy hoạch thủy điện. Tiếp đó, tỉnh Kon Tum cũng đã kiên quyết loại bỏ đến 27 vị trí để làm thủy điện vừa và nhỏ, các dự án đang xin hoặc chưa thi công thì tạm dừng ngay, với mục đích bảo vệ rừng, bảo vệ đời sống sản xuất cho người dân.

Dưới áp lực của dư luận kết hợp những thông tin chân thực, rõ nét do Báo Lao Động liên tục cung cấp, phản ánh thì bước đầu đã có những hiệu ứng xã hội lan tỏa; qua đó, cơ quan có cơ sở thẩm quyền hoạch định, xem xét, điều chỉnh lại chính sách về thủy điện trên tinh thần vì quyền lợi của người dân, vì môi trường sống an toàn.

Tại tỉnh Đắk Lắk - nơi dự án hồ chứa nước Krông Pách thượng do Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đầu tư đến hơn 4.400 tỉ đồng, thi công đã hơn 11 năm qua vẫn chưa hoàn thiện. Hơn 600 hộ dân vùng lòng hồ mòn mỏi chờ chi tiền hỗ trợ, di dời đến vùng tái định cư, phải sống trong cảnh âu lo mỗi khi mùa mưa bão đến. Đỉnh điểm là trung tuần tháng 10, 11 năm 2020, liên tiếp những đợt mưa lũ đã nhấn chìm toàn bộ hoa màu của bà con, hàng trăm hộ dân vùng lòng hồ phải sơ tán lên các cao trình an toàn để tránh thiệt hại về người. Thời điểm ấy, chúng tôi phải di chuyển liên tục hơn trăm kilômét (bao gồm nhiều đợt) để về tận vùng lòng hồ xa xôi kết hợp thuê xuồng vượt dòng nước lũ đến tận “ốc đảo” giữa hồ để nắm bắt tình hình. Có thời điểm, vùng này mất điện, bà con lội nước lũ giữa nhà đi lần mò từng gói mì tôm để nấu ăn qua bữa.

Báo Lao Động đã phản ánh đến hơn 30 tin bài về những bất cập xảy ra tại dự án này và lột tả chi tiết những thống khổ mà người dân vùng lòng hồ (thôn 9, 10, 11, xã Cư San, huyện M’Đrắk) phải trải qua khi dự án chậm tiến độ thi công đến hơn 1 thập kỷ.

Ông Phạm Văn Hạ - Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư Công trình Giao thông & Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban A, chủ đầu tư hợp phần giải phóng mặt bằng, di dân bố trí tái định cư dự án) - bày tỏ: “Đây là công trình trọng điểm của Bộ NNPTNT, tôi đánh giá cao các cơ quan báo chí đã vào cuộc phản ánh, thông tin tình hình thực hiện dự án, đặc biệt là Báo Lao Động. PV của báo đã có những bài viết kịp thời, hiệu quả cao và thực tế thứ trưởng Bộ NNPTNT, UBND, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã vào cuộc. Đôi lúc sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương cấp dưới chưa quyết liệt, xuất hiện tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. Cấp trên gửi văn bản xuống thì địa phương triển khai còn chậm nhưng khi báo chí vào cuộc thì tình hình khác ngay”.

Sẽ tiếp tục có những tuyến bài chất lượng

Thực tế, đặc thù khu vực Tây Nguyên khá nhạy cảm, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, vị trí địa lý nằm ở ngã ba khu vực Đông Dương (giáp ranh với Lào và Campuchia)...

Các phóng viên Báo Lao Động khi phản ánh những sự việc nóng, nhạy cảm phải có mặt ở hiện trường để đem lại thông tin đa chiều, tránh những góc nhìn mang tính chủ quan, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận lẫn sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền tại địa phương.

Minh chứng rõ nhất đó là việc nhiều tin bài được PV Báo Lao Động phản ánh từ đầu năm 2021 đến nay đã ngay lập tức được Sở Thông tin Truyền thông (các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) nắm bắt gửi văn bản đề xuất các sở, ban ngành tại địa phương phản hồi nhanh chóng.

Ông Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk - nhấn mạnh: “Thời gian qua, Báo Lao Động đã thể hiện được vai trò là một trong những tờ báo lớn của nền báo chí Cách mạng Việt Nam. Phóng viên Báo Lao Động thường trú tại tỉnh Đắk Lắk đã phản ánh kịp thời các thông tin thời sự ở địa phương. Ngoài ra, phóng viên Báo Lao Động đã có những bài phản ánh chất lượng đối với các vụ việc nổi cộm như những bất cập về việc rao bán nhà ở xã hội cho cán bộ ở mạng xã hội, dự án hồ thuỷ lợi Krông Pách thượng, Chung cư cao cấp Hoàng Anh Gia Lai... và giúp cho chính quyền các cấp tỉnh nhà kịp thời ra những quyết sách, phương án giải quyết đúng đắn, thoả đáng cho người dân”.

Qua đó, để nhân dân địa phương ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của UBND, Tỉnh uỷ Đắk Lắk. Thời gian tới, mong rằng Báo Lao Động sẽ tiếp tục đồng hành cùng địa phương triển khai nhiều bài viết chất lượng hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực, nhất là sự vượt qua khó khăn, trở ngại quyết tâm chống dịch COVID-19 của Đảng bộ, chính quyền cùng đồng bào các dân tộc tỉnh nhà để góp phần giữ vững tăng trưởng kinh tế, đảm bảo trật tự xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong bối cảnh hiện nay - ông Nghị nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - cho hay, Báo Lao Động đã phản ánh nhiều khía cạnh về các vấn đề dân sinh xã hội, nói lên tiếng nói của người lao động, chính quyền và nhân dân địa phương, thúc đẩy sự thay đổi tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đưa tờ báo đến gần hơn với người nông dân, doanh nghiệp

Chị Phạm Nữ Uyên Sương (xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) tâm sự: “Tôi là nông dân nên chưa từng nghĩ việc sẽ được chính quyền quan tâm, giải quyết thoả đáng về vấn đề lạm thu các khoản đầu năm tại trường Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân - nơi 2 đứa con đang theo học. Qua cuộc điện thoại đến PV Báo Lao Động và nhận được lời đồng ý theo đuổi đến cùng vụ việc, tôi rất vui mừng và hy vọng vấn đề của mình và nhiều bậc phụ huynh khác sẽ được giải quyết. Thực tế, sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt tin bài phản ánh về nạn lạm thu tại trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện đã vào cuộc buộc phía nhà trường phải trả lại tiền những khoản thu bất hợp lý từ phụ huynh học sinh. Cảm ơn Báo Lao Động vì đã giúp phụ huynh con em chúng tôi đòi lại cái gọi là “công bằng”.

Ông Lê Hoàng Cơ - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch - Thương mại Đam San - bộc bạch, thời gian qua, Báo Lao Động đã có nhiều bài bình luận tốt nêu rõ những bất cập của ngành Du lịch tại địa phương và đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Trong nhiều cuộc họp, các sở ngành đã thẳng thắn thừa nhận những yếu kém đang tồn tại của ngành Du lịch địa phương qua những thông tin mà báo đã phản ánh. Mong rằng, trong thời gian tới, Báo Lao Động sẽ tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp, người dân địa phương tiếp tục phản ánh những vấn đề đang còn nhức nhối để từng bước giúp chính quyền địa phương có các phương án tháo gỡ khó khăn cho họ.

Nhóm PV Tây Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Phóng viên Lao Động được chọn ảnh triển lãm quốc tế ở Anh về COVID-19

V.D |

Tác phẩm “Nhớ bạn” của Việt Văn - phóng viên Báo Lao Động - đã được chọn in vào một cuốn tạp chí và sẽ xuất hiện trong một triển lãm ảnh về chủ đề liên quan tới COVID-19 do Flatpack Creative (Anh) tổ chức.

Phóng viên Lao Động đoạt giải nhất ảnh Tây Ban Nha

V.D |

Ban tổ chức cuộc thi ảnh quốc tế lần thứ VII Concurso International De Fotografia Alicante (Tây Ban Nha) vừa công bố kết quả tối 10.7. Theo đó, Việt Văn - phóng viên báo Lao Động - là tác giả Việt Nam duy nhất đoạt giải trong cuộc thi với giải nhất thể loại ảnh đơn chụp bằng điện thoại di động với tác phẩm “Nghệ nhân đóng giày 90 tuổi”.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Phóng viên Lao Động được chọn ảnh triển lãm quốc tế ở Anh về COVID-19

V.D |

Tác phẩm “Nhớ bạn” của Việt Văn - phóng viên Báo Lao Động - đã được chọn in vào một cuốn tạp chí và sẽ xuất hiện trong một triển lãm ảnh về chủ đề liên quan tới COVID-19 do Flatpack Creative (Anh) tổ chức.

Phóng viên Lao Động đoạt giải nhất ảnh Tây Ban Nha

V.D |

Ban tổ chức cuộc thi ảnh quốc tế lần thứ VII Concurso International De Fotografia Alicante (Tây Ban Nha) vừa công bố kết quả tối 10.7. Theo đó, Việt Văn - phóng viên báo Lao Động - là tác giả Việt Nam duy nhất đoạt giải trong cuộc thi với giải nhất thể loại ảnh đơn chụp bằng điện thoại di động với tác phẩm “Nghệ nhân đóng giày 90 tuổi”.