Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong trường học: Cần có cán bộ y tế chuyên trách

HUYÊN LY |

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM - nhấn mạnh, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) rất cần có cán bộ y tế chuyên trách kiểm soát từng bếp ăn. Các nhà trường khó có thể đảm bảo được công việc này. Cùng với đó, cần một quy trình xử lý thật chặt chẽ khi có sự cố.

* Thưa bác sĩ, ông đánh giá như thế nào về vấn đề ATVSTP trường học hiện nay khi mà trách nhiệm giao cho nhà trường nhưng bản thân hiệu trưởng, giáo viên không có chuyên môn sâu về ATVSTP, chỉ kiểm tra quy trình và giấy tờ?

- Tôi cho rằng, không thể giao cho hiệu trưởng hay giáo viên lo chuyện VSATTP được. Điều này phải do chính các bếp ăn đảm trách ngay từ chuẩn đầu vào, đăng ký đơn vị cung ứng bảo đảm chất lượng. Hiện nay, đa số trường học thuê đơn vị ngoài nấu ăn và đơn vị này phải có trách nhiệm kiểm tra, còn ở trường học có nhiệm vụ lưu mẫu và xử lý khi có sự cố xảy ra thôi. Nhà trường không thể xuống kiểm tra bếp được vì không có chuyên môn, muốn kiểm tra hiệu quả thì phải phân công, đào tạo nhân lực bài bản. Dù làm cách nào thì điều quan trọng nhất là phải đảm bảo đầu vào, kiểm tra thường xuyên và lưu mẫu.

Hướng khác là nếu các đơn vị không có cán bộ chuyên trách thì phải tính đến phương án thuê người có chuyên môn để giám sát, phải chịu đầu tư thôi. Trong lúc chờ đợi, phụ huynh có thể là tham gia vào công việc này. Tuy nhiên, cũng phải xác định dù cẩn thận như thế nào thì thỉnh thoảng cũng sẽ có sự cố. Vì vậy cần có một quy trình giải quyết sự cố hợp lý, đừng để tới lúc đó rối lên không biết ai làm gì.

Ngành giáo dục và ngành y tế cũng phải phối hợp chặt chẽ. Các trường cần được trang bị kinh nghiệm qua các buổi diễn tập, phân công, huy động nguồn lực. Tôi hy vọng qua đợt sự cố vừa rồi thì ngoài kiểm soát tốt ATVSTP phải có đóng góp của y học thảm hoạ để không xảy ra sự cố ảnh hưởng tới tính mạng con người, làm người dân lo lắng.

* Vậy khi xảy ra sự cố thì phải vận dụng y học thảm họa để xử lý như thế nào?

- Theo y học thảm họa thì tại nơi bị ngộ độc cần biết làm gì. Ví dụ, ở một vài trường hợp bị ngộ độc diện rộng trước đó có hiện tượng khi đã xuất hiện một vài học sinh có biểu hiện ngộ độc mà vẫn cho về nhà. Như vậy là không hợp lý bởi ngộ độc thường xảy ra hàng loạt. Một bé ban đầu có biểu hiện nhẹ nhưng sau đó có thể chuyển nặng, bé chưa bị thì đến chiều có thể bị. Lúc có nghi ngờ, cần phải dặn dò kỹ càng về biểu hiện và cách xử lý khi chuyển nặng.

Khi có khoảng 5-10 bé có dấu hiệu ngộ độc trở lên là ngành y tế phải biết, vì với số lượng 5-10 bé ban đầu đó thì chắc chắn sẽ nhân lên 20-30 bé, thậm chí là hàng trăm bé.

Các đơn vị cần phải dự đoán được tình hình để lên phương án, phân bố nguồn lực, phải lấy mẫu thật nhanh, soi mẫu dự đoán tác nhân gây bệnh để có điều trị phù hợp.

* Nếu xây dựng một vị trí nhân viên chuyên trách để kiểm tra được vấn đề an toàn thực phẩm thì chi phí bữa ăn của các bé liệu có bị đẩy cao lên hay không, thưa bác sĩ?

- Tôi cho rằng thực ra không cao vì mình có đội ngũ chuyên nghiệp để thuê làm việc đó. Tôi vẫn nhấn mạnh là dù có thuê đội ngũ chuyên nghiệp thì công tác kiểm tra đột xuất, định kỳ, lưu mẫu vẫn rất quan trọng.

* Hiện nay, ngành giáo dục đang đóng một vai trò chính trong đảm bảo ATVSTP trong trường học nhưng nghịch lý là không có chuyên môn. Vậy theo bác sĩ, trách nhiệm chính có nên chuyển sang cho ngành y tế hay không?

- Thông thường ATVSTP thuộc về Sở Y tế và bộ phận về ATVSTP. Hiệu trưởng có xuống bếp kiểm tra thì cũng chỉ xem giấy tờ chứng nhận do Chi cục ATVSTP cấp. Hiệu trưởng đúng là “đứng mũi chịu sào” thôi chứ việc quyết định giảm mức tối thiểu thực phẩm bẩn, ngộ độc thực phẩm không phải là hiệu trưởng mà cần thuộc Chi cục ATVSTP hậu kiểm sau khi cấp giấy chứng nhận.

Xin cảm ơn bác sĩ Trương Hữu Khanh!

Ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GDĐT cho hay, từ đầu năm học, bộ đã có các chỉ đạo, hướng dẫn rất kỹ về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức bữa ăn học đường, tăng cường vận động thể lực. Tuy nhiên, một số trường học vẫn xảy ra tình trạng học sinh bị ngộ độc bữa ăn bán trú, đây là vấn đề rất đáng lo ngại.

Một trong những nguyên nhân chính là nguồn nguyên liệu đầu vào còn lỏng lẻo, chưa được kiểm tra kỹ lưỡng, đa phần mới chỉ kiểm tra bằng mắt thường mà không có các xét nghiệm, sàng lọc từ cơ sở y tế. Đây cũng là điểm khó trong đảm bảo an toàn vệ sinh bữa ăn bán trú, bởi trường học chỉ có nhân viên y tế chưa đủ năng lực để kiểm soát, kết luận chất lượng thực phẩm độc hại.

Do đó, ông Đề nhấn mạnh các trường cần siết chặt hơn khâu nhập nguyên liệu chế biến cho suất ăn bán trú, đặc biệt hạn chế đồ đông lạnh, chế biến sẵn, đảm bảo nguyên tắc nấu chín ở nhiệt độ cao, tránh những vi khuẩn có hại.

HUYÊN LY
TIN LIÊN QUAN

Sau buổi ăn trưa, 6 học sinh tiểu học nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Sau ăn trưa bán trú tại Trường tiểu học C, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu 6 học sinh nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm.

Cần Thơ: Kiểm tra đột xuất bữa ăn bán trú để phòng tránh ngộ độc thực phẩm

YẾN PHƯƠNG |

Ngày 28.11, lãnh đạo ngành GDĐT TP. Cần Thơ đã có buổi kiểm tra an toàn bếp ăn trường học tại một số điểm trường mầm non bán trú trên địa bàn thành phố.

Liên tiếp ngộ độc thực phẩm ở học sinh, các tỉnh tăng cường kiểm soát

Thanh Chân |

Ngộ độc thực phẩm đang là chủ đề nóng được nhà trường, phụ huynh quan tâm sau khi xảy ra những vụ việc đáng tiếc. Nhiều tỉnh, thành đã chỉ đạo các trường học tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Phù điêu nữ thần Núi Cấm của người Champa

Nguyễn Thiện Nhân |

Cùng với Quảng Nam, Bình Định là vùng đất đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Champa ở miền Trung Việt Nam. Vương quốc này đã để lại một khối di sản văn hóa Champa đồ sộ, gồm 11 hiện vật có niên đại gần 1.000 năm của tỉnh Bình Định đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, phù điêu nữ thần Núi Cấm là tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa, được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 4 vào năm 2015.

Huỳnh Như: 6 tháng tại Lank FC vẫn chưa thực sự thành công

ĐÌNH THẢO |

Tiền đạo Huỳnh Như cho biết 6 tháng đầu quân cho Lank FC tại tại Bồ Đào Nha là trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên chân sút số 1 của tuyển Việt Nam tự nhận cô vẫn chưa thật sự thành công.

Tạm giữ Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng

Đại An |

Hải Phòng - Đêm ngày 18.2, rạng sáng ngày 19.2, lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lệnh tạm giữ đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (SN 1958) – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng để điều tra mở rộng vụ án "Trốn thuế, Mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước" xảy ra tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Vân Trang |

Thiếu trang thiết bị và đội ngũ giáo viên; học sinh lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 theo cảm tính,... là những vấn đề các trường phổ thông đang phải đối mặt trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng giá điện phải minh bạch

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng, việc tăng giá điện là xu thế chung, song nếu tăng giá để "giải cứu" EVN sẽ không thuyết phục bởi con số và nguyên nhân lỗ, lãi chưa tường minh, cần có đơn vị kiểm toán độc lập xác định các chi phí đầu vào, đầu ra.

Sau buổi ăn trưa, 6 học sinh tiểu học nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Sau ăn trưa bán trú tại Trường tiểu học C, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu 6 học sinh nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm.

Cần Thơ: Kiểm tra đột xuất bữa ăn bán trú để phòng tránh ngộ độc thực phẩm

YẾN PHƯƠNG |

Ngày 28.11, lãnh đạo ngành GDĐT TP. Cần Thơ đã có buổi kiểm tra an toàn bếp ăn trường học tại một số điểm trường mầm non bán trú trên địa bàn thành phố.

Liên tiếp ngộ độc thực phẩm ở học sinh, các tỉnh tăng cường kiểm soát

Thanh Chân |

Ngộ độc thực phẩm đang là chủ đề nóng được nhà trường, phụ huynh quan tâm sau khi xảy ra những vụ việc đáng tiếc. Nhiều tỉnh, thành đã chỉ đạo các trường học tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.