Phòng chống dịch COVID-19: Bịt ngay những kẽ hở “chết người”

Thùy Linh |

Hơn 2 tháng Việt Nam không ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, tuy nhiên, chúng ta vẫn thường xuyên xét nghiệm và ghi nhận các ca mắc từ nguồn nhập cảnh, được cách ly ngay. Nguy cơ bùng phát dịch có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng theo các chuyên gia, hiện nay nguy cơ phát tán dịch bệnh COVID-19 từ nguồn nhập cảnh đang hết sức báo động. Trong khi, cộng đồng lại lơ là phòng chống dịch.

Tình trạng không đeo khẩu trang phòng dịch diễn ra ở hầu khắp các địa điểm công cộng như bến xe, nhà ga, bệnh viện, chợ...

Nguy cơ phát tán dịch bệnh từ nguồn nhập cảnh rất lớn

Mới đây, 2 nhân viên của khách sạn Mường Thanh phải cách ly do tiếp xúc với ca bệnh COVID-19 từ nguồn nhập cảnh, sau đó là vụ việc cách ly người nhập cảnh tại Quảng Ninh khiến tỉnh này phải rà soát, điều tra và lập danh sách toàn bộ các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Hai sự việc trên là những hồi chuông báo động việc kiểm soát khu vực cách ly người nhập cảnh, không đảm bảo khi quy trình kiểm tra không đồng bộ, lực lượng chức năng không sử dụng đồ bảo hộ để kiểm tra dẫn tới 1 trường hợp kết quả dương tính khiến cả chục người khác bị cách ly theo.

Trao đổi với PV Lao Động, PGS-TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - nhận định: “Đối với những người nhập cảnh chúng ta có thể chủ động theo dõi được vì có địa chỉ, có thông tin đã được khai báo từ trước. Tuy nhiên, tôi cho rằng hiện nay, nhập cảnh chủ yếu là nguy cơ chính có thể lây nhiễm ra cộng đồng. Việc thắt chặt kiểm soát phòng chống COVID-19 từ nguồn nhập cảnh cần được báo động hơn bao giờ hết”.

Theo PGS Nguyễn Huy Nga, trước hết, việc nhập cảnh, cách ly, theo dõi sức khỏe người nhập cảnh, các đơn vị cần phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế, các văn bản hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, trong khi, chờ một quy trình chính thức được ban hành.

Từ việc xét nghiệm, yêu cầu xét nghiệm bên nước họ ra sao, rồi đến khâu cách ly, vận chuyển từ địa điểm nhập cảnh đến khu cách ly... theo PGS Nguyễn Huy Nga, đều phải tuân thủ nghiêm ngặt, không thể có kẽ hở nào. Khi chuyến bay có bệnh nhân dương tính, mặc dù những người khác trước đó cũng đã được cách ly, nhưng cần phải theo dõi chặt chẽ cả chuyến bay đó. Khi cách ly tại khách sạn cũng phải tuân thủ các quy định về tiếp xúc, không để ra vào tự do, nhân viên khách sạn tiếp xúc sai quy định... là rất đáng lo ngại.

“Theo tôi phải nhắc nhở những cá nhân, đơn vị vi phạm quy định. Vì hiện nay, ngay việc không đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng cũng đã bị phạt, nói gì những khu vực cách ly, nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh cao như vậy? Bộ Y tế đã chỉ đạo nơi nào sai phạm thì xử phạt nơi đó, vì vậy, phải hết sức nghiêm khắc. Nếu như những người tiếp xúc mặc bảo hộ đầy đủ, tuân thủ quy định thì dịch bệnh sẽ không thể lây lan được”- nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng thẳng thắn nói.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia này phân tích, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ đường mòn lối mở cũng rất cao, mình không thể biết được nguồn lây sẽ xâm nhập vào lúc nào, họ đi đâu mình không biết. Vì thế, lúc này việc kiểm soát cần phải hết sức chặt chẽ, lường trước những hành vi nhập cảnh trái phép để có phương án đối phó cụ thể.

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, tính đến 6h ngày 8.11, Việt Nam có tổng cộng 1.213 ca mắc COVID-19, trong đó có 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước và 522 ca mắc từ nguồn nhập cảnh, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Đã đến lúc báo động lại việc phòng dịch

Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe lên tới 14.064 người, trong đó 209 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 12.926 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 929 người đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Việt Nam đã ngưng cho bay thương mại quốc tế từ cuối tháng 3.2020. Tháng 9 vừa qua, trước thông tin sắp “mở cửa bầu trời” khiến cho nhiều người có nhu cầu về Việt Nam chờ đợi. Các chuyến bay từ Tokyo (Nhật), Seoul (Hàn Quốc), Quảng Châu (Trung Quốc) và Đài Loan sẽ mở lại từ ngày 15.9 đến ngày 22.9 thêm đường bay với Lào, Campuchia, sau đó sẽ thêm đường bay từ Thái Lan. Tuy nhiên, chỉ sau 2 chuyến bay đã phải ngưng lại để chờ một quy trình chuẩn, đầy đủ hướng dẫn nhập cảnh, giám sát và cách ly y tế. Nếu dự thảo hướng dẫn này được ban hành, các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ sẽ tiếp tục được triển khai từ tháng 11 này.

Hiện còn rất nhiều quy định cần được chi tiết hóa, hướng dẫn cụ thể để khi bay thương mại quốc tế trở lại tránh bị động, tránh xảy ra những tình huống xấu có nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương. Về vấn đề này, Bộ Y tế cho hay, bộ đã đưa ra dự thảo hướng dẫn quy trình nhập cảnh và giám sát, cách ly y tế phòng chống COVID-19 để lấy ý kiến các địa phương, dự kiến văn bản ban hành chính thức vào tháng 11 này.

Khi mở cửa đường bay thương mại quốc tế, PGS Nguyễn Huy Nga cho rằng, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập sẽ càng lớn, càng rõ rệt.

“Vì vậy, rất cần thiết phải giám sát chặt việc đeo khẩu trang, thực hiện khuyến cáo phòng dịch tại những nơi đông người như bệnh viện, sân bay, bến tàu xe, khu du lịch, nhà hàng, khách sạn... Bên cạnh đó, người dân phải chủ động giữ khoảng cách với người khác” - PGS Nga cho hay.

Đã đến lúc phải báo động lại, nhắc nhở lại người dân để không chủ quan phòng chống dịch bệnh COVID-19 như thời gian gần đây. Vì theo chuyên gia này phân tích, mùa đông này, tình hình dịch bệnh có thể sẽ rất phức tạp do thời tiết lạnh, SARS-CoV-2 có khả năng tồn tại lâu hơn, dễ lây lan hơn.

“Mùa đông sức đề kháng của chúng ta yếu đi, lại tập trung trong nhà nhiều hơn vì lạnh, điều kiện đóng kín không thoáng gió, khiến virus càng dễ phát tán và lây lan mạnh. Hơn nữa, mùa đông lại có nhiều dịch cúm, cảm lạnh, cảm cúm, rất dễ nhầm lẫn với COVID-19” - chuyên gia này cảnh báo.

Nhiều người dân chủ quan không đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 ở bệnh viện

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 8.11, tại Bệnh viện Việt Đức (phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội), đa số người dân chấp hành nghiêm chỉnh quy định phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ và UBND TP.Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân không đeo khẩu trang, đeo không đúng quy định và không giữ khoảng cách trong khuôn viên bệnh viện. Nhiều người thản nhiên không đeo khẩu trang, ngồi sát nhau nói chuyện mà không giữ khoảng cách như quy định của bệnh viện.

Tại cổng bệnh viện, một số người dân và bệnh nhân cũng lơ là, không đeo khẩu trang. Trong đó có rất đông các tài xế xe ôm. Đặc biệt, những quán hàng nước xung quanh bệnh viện trên phố Phủ Doãn, người dân ngồi uống nước, không giữ khoảng cách, cũng không đeo khẩu trang để phòng dịch COVID-19.

Tiếp đó, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ở khu vực lối vào của bệnh viện, luôn có nhân viên túc trực, yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi vào bệnh viện bằng một lối đi riêng. Còn ở không gian bên trong, mặc dù có thông báo của bệnh viện yêu cầu người nhà và bệnh nhân ngồi giữ khoảng cách 1m nhưng người dân vẫn chưa tuân thủ nghiêm quy định này. Phạm Đông

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

TP.Hồ Chí Minh: Lấy mẫu ngẫu nhiên để xét nghiệm COVID-19

HỮU HUY - ANH NHÀN |

Để tăng cường công tác phòng chống COVID-19, hiện các địa phương ở TPHCM cho biết, trước mắt sẽ tuyên truyền nhắc nhở người dân nâng cao ý thức về đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng ngừa dịch bệnh. Đồng thời, thành phố cũng lấy mẫu ngẫu nhiên để xét nghiệm COVID-19 đối với những đối tượng, khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.

Hà Nội: Xử phạt nhiều trường hợp không đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19

Phạm Đông |

Các đơn vị chức năng quận Hoàn Kiếm đã tiếp tục ra quân xử phạt nhiều trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Sáng 7.11: Thêm một ca mắc COVID-19 nhập cảnh, cách ly tại Bắc Ninh

Thùy Linh |

Sáng 7.11, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 cung cấp thông tin về 1 ca mắc mới.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

TP.Hồ Chí Minh: Lấy mẫu ngẫu nhiên để xét nghiệm COVID-19

HỮU HUY - ANH NHÀN |

Để tăng cường công tác phòng chống COVID-19, hiện các địa phương ở TPHCM cho biết, trước mắt sẽ tuyên truyền nhắc nhở người dân nâng cao ý thức về đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng ngừa dịch bệnh. Đồng thời, thành phố cũng lấy mẫu ngẫu nhiên để xét nghiệm COVID-19 đối với những đối tượng, khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.

Hà Nội: Xử phạt nhiều trường hợp không đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19

Phạm Đông |

Các đơn vị chức năng quận Hoàn Kiếm đã tiếp tục ra quân xử phạt nhiều trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Sáng 7.11: Thêm một ca mắc COVID-19 nhập cảnh, cách ly tại Bắc Ninh

Thùy Linh |

Sáng 7.11, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 cung cấp thông tin về 1 ca mắc mới.