Phòng cháy chữa cháy nội đô Đà Nẵng: Nước xa khó cứu lửa gần

THUỲ TRANG - HOÀNG VINH |

“Theo chân” các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng bây giờ đang phải đối mặt với những vấn nạn quá tải đô thị, trong đó, có vấn đề bất cập chữa cháy.

Thiếu trụ cấp nước chữa cháy, cáp điện bùng nhùng, đường phố nội đô chật hẹp, giao thông ùn tắc cùng với sự quy hoạch thiếu đồng bộ là những yếu tố đã và đang gây cản trở cho việc chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn tại trung tâm nội đô của Đà Nẵng hiện nay. Với thực trạng phát triển nóng đô thị, hàng loạt khách sạn, chung cư cao tầng mọc lên như nấm ở ven biển, nhưng mà hạ tầng, thiết bị phòng chữa cháy như hiện nay thì đúng là “nước xa khó cứu được lửa gần”.

Bàng hoàng với vụ cháy giữa trung tâm thành phố

Vụ việc cháy lớn tại quán bar Leo Night Club ngay giữa trung tâm Đà Nẵng vào sáng 11.9 hiện vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân. Tuy không có thiệt hại về người, thế nhưng với bất kỳ ai chứng kiến vụ cháy này đều cảm thấy bàng hoàng. Đám cháy ngay giữa trung tâm thành phố, mất gần 3 tiếng mới dập tắt được ngọn lửa. Quán bar như cái lò gạch ngút mùi khói khét giữa thành phố.

Báo cáo, lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) của Công an TP.Đà Nẵng đã huy động 27 xe đến hiện trường. Hơn 1km đường phố quanh khu vực này bị phong toả để dọn đường cho xe cứu hoả đi tiếp nước. Ông Nguyễn Hoàng, một bảo vệ gần đám cháy cho hay: “Mặc dù lực lượng chữa cháy đến nhanh nhưng ngọn lửa đã bao trùm cả toà nhà nên phải hàng chục xe nước chạy đi chạy về mới dập được. Quán này xưa nay kín bưng bưng, không khác gì lò lửa”.

May mắn, các khu nhà xung quanh không bị cháy lan. Thế nhưng, cũng từ sự việc trên, nhiều câu hỏi được đặt ra, liệu các khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng đã thực sự đảm bảo an toàn về công tác PCCC. Các trạm tiếp nước đã thực sự đủ để cấp nước trong những trường hợp khẩn cấp để hỗ trợ đội PCCC làm nhiệm vụ?

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2018, Đà Nẵng xảy ra 125 vụ cháy tại nhà dân, cơ sở kinh doanh, trường học,… So với cùng kỳ năm 2017 tăng hơn 100 vụ. Đó là những con số báo động cho tình trạng cháy nổ trung tâm Đà Nẵng mà nếu không đảm bảo mọi kịch bản thì chưa bàn đến việc phòng cháy, chữa cháy cứu người đã là điều khó.

Lửa gần mà nước lại xa

Trong thống kê, địa bàn quận Hải Châu - quận nội thành Đà Nẵng xảy ra 32 vụ, chiếm gần 25% các vụ cháy trong 6 tháng đầu năm 2018. Thế nhưng, khảo sát tại khu vực này, nhiều tuyến đường trung tâm TP.Đà Nẵng như Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Hàm Nghi, Hùng Vương có rất ít trạm tiếp nước phục vụ cho công tác PCCC.

Cụ thể, tại tuyến đường Nguyễn Văn Linh, đường Hùng Vương khoảng 1km và hơn khoảng cách này mới có một trạm bơm nước chữa cháy. Còn tại khu vực xảy ra vụ cháy ở quán bar Leon trên đường Lê Duẩn - một trong những tuyến đường chính, “đạt chuẩn” tại trung tâm TP.Đà Nẵng thì chỉ có một trạm tiếp nước nằm cách khoảng 400m.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Nam - Trưởng phòng Tham mưu Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Đà Nẵng - cho biết, tổ chức chữa cháy ở khu đô thị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ cả người dân khi phát hiện đám cháy đến việc chú trọng đầu tư các trang thiết bị, thiết kế đô thị đạt chuẩn cho công tác PCCC. “Một vụ cháy trong thực tế có thể phát triển thành đám cháy lớn chỉ sau 3 phút. Trong khi quãng đường di chuyển đến các địa điểm cháy hiện nay có nơi mất hơn 10 phút, đó là chưa kể tắc đường giờ cao điểm, thậm chí là có những nơi xảy ra cháy ở trong kiệt có 1m, lực lượng PCCC rất khó khăn để tiếp cận. Đó là thực tế hiện nay tại nội đô Đà Nẵng”.

Bên cạnh đó, kiến trúc, tiêu chuẩn của các công trình thuộc diện quản lý nhà nước có nhiều cái không đạt yêu cầu. Những dãy nhà liền nhà, liền hông, liền sau không có chỗ thoát nạn, đặc biệt là khu dân cư cũ. Về nguồn nước, theo quy chuẩn của Việt Nam, trong khu vực đô thị cứ 500m có một trụ nước chữa cháy. Trụ nước cũng phải đạt được tiêu chuẩn về lưu lượng, áp lực nước. Khoảng cách, bán kính hoạt động của lực lượng PCCC phải nằm trong phạm vị tối đa là 3 đến 5km.

Thế nhưng thực tế, “Đà Nẵng còn thiếu hàng trăm trụ nước. Thậm chí, các trụ nước ở nhiều tuyến đường không sử dụng vì bị mất nắp, bị nhét đầy sỏi đá, áp lực nước không đủ. Đơn vị lắp đặt trụ nước dùng mỗi nơi một kiểu, phía lực lượng PCCC nhiều lần phải tự gia công mới dùng được. Chúng tôi từng đề xuất xây dựng 21 bến bãi lấy nước nhưng vẫn chưa đâu vào đâu bởi khớp nối với hạ tầng giao thông không đạt được sự đồng bộ. Nơi thì Sở Giao thông thông báo con đường đó không đủ trọng tải, nơi thì cho rằng ở đó không đảm bảo cảnh quan. Ngay cả quận Hải Châu dù là trung tâm thành phố cũng chưa có quỹ đất cho đội PCCC. Chúng tôi đang phải bố trí đội “ở ké” ở quận Cẩm Lệ nhưng cũng sắp “bị đuổi”” - ông Nam cho hay.

Năm 2017, thành phố đã có cuộc họp bàn về vấn đề làm sao ở những kiệt hẻm có được lối cho lực lượng PCCC vào. Đến hiện tại các quận Thanh Khê, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn đang xây dựng đề án trong các kiệt hẻm sẽ bố trí trụ nước chữa cháy theo quy chuẩn. Song song với đó, Sở Xây dựng có quy định, các nhà trong kiệt hẻm khi cấp phép xây dựng thì yêu cầu các nhà lùi vào 2m, tạo thông thoáng cho lực lượng chữa cháy.

Thế nhưng, với cách làm hiện nay, ông Nam cho rằng: “Chúng ta đang làm theo kiểu mọi thứ đã xong rồi mình mới chen vào. Chúng ta nghĩ rằng có hàng chục phương tiện chữa cháy là ổn rồi, nhưng nếu đến một nơi không có nguồn nước, không tiếp cận được thì cũng đành chịu. Nước xa không thể cứu được lửa gần.

Tôi mong thành phố hãy luôn quan tâm đến vấn đề PCCC. Từ quan tâm thì mới đặt vấn đề này song song với việc quy hoạch lại dân cư, chỉ đạo cho các cơ sở. Tránh tình trạng, khi có sự vụ mới đổ xô đi tìm cái được, chưa được”.

THUỲ TRANG - HOÀNG VINH
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.