Phát triển đường bộ: Tăng tỉ suất lợi nhuận để thu hút nhà đầu tư

Đặng Tiến |

Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng đến kết nối linh hoạt giữa các phương thức vận tải và huy động mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên theo nhiều ý kiến, cần phải có những giải pháp đột phá để thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân.

Nhiều điểm mới tạo tính lan tỏa

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường cho biết, quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 lựa chọn danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong các giai đoạn, đặc biệt là các tuyến cao tốc, trong đó tập trung hoàn thiện tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, một số tuyến cao tốc khu vực Nam Bộ, miền Trung - Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và các tuyến Vành đai đô thị tại Hà Nội, TPHCM… với mục tiêu tới năm 2030 hoàn thành 5.000km cao tốc, đến năm 2050 lên tới khoảng 9.014km cao tốc và mạng lưới Quốc lộ dài khoảng 29.795km.

Theo đó, các tuyến Quốc lộ, đường cao tốc sẽ được căn cứ vào lưu lượng để thiết kế làn xe tùy theo cung đoạn để phân kỳ đầu tư (có tính toán đến quỹ đất hai bên sẵn có để bố trí đầu tư mở rộng để không phải giải tỏa về mặt bằng, tránh lãnh phí nguồn lực đầu tư).

Nhằm giảm áp lực nguồn vốn của Nhà nước, với các tuyến đường đi qua các trung tâm, khu công nghiệp, du lịch ở các tỉnh, thành, nếu lưu lượng chỉ có 4 làn xe, trường hợp muốn mở thành 6 làn thì các địa phương phải bỏ tiền ra để đầu tư.

Quy hoạch lần này cũng có hơn 200km kết nối đường Quốc lộ, cao tốc đến cổng, cửa cảng biển, cảng hàng không, các cửa khẩu quốc tế giải quyết điểm nghẽn hạ tầng. Song song đó, các địa phương đầu tư các nhánh đường kết nối với đường bộ và các phương thức vận tải khác, sẽ làm giảm chi phí vận tải, logistics, đem lại hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là phạm vi đấu nối đường Quốc lộ, khu công nghiệp, du lịch của địa phương với cao tốc không xem xét giới hạn điểm kết nối.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Phó Giám đốc Sở GTVT Kiên Giang Đào Huy Hiệp cho rằng, các địa phương chủ động tranh thủ mọi nguồn lực phối hợp với Trung ương đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đi qua địa bàn.

Cũng theo ông Hiệp, khi địa phương tham gia đầu tư đường bộ cao tốc đoạn đi qua địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương có nguồn lực lớn, tự chủ về ngân sách, có thể sử dụng ngân sách của mình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các tuyến đường bộ quốc gia đi qua địa bàn, theo hướng đầu tư tập trung có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết triệt để các điểm nghẽn giao thông, hạn chế được việc sử dụng ngân sách Trung ương trên cùng một tuyến đường phải giải quyết cho nhiều địa phương có tuyến đi qua.

Cơ chế đột phá để huy động vốn

Tuy nhiên để đạt được các mục tiêu nêu trên, nhu cầu vốn triển khai đầu tư các dự án đường bộ cao tốc đến năm 2030 khoảng 900.000 tỉ đồng.

Ông Cường cho rằng, việc cân đối vốn ngân sách và kêu gọi các nguồn vốn khác để đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông là hết sức cần thiết và cần có cơ chế đột phá để thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ.

Trong tổng số vốn trên, ngân sách Nhà nước đáp ứng khoảng 600.000 tỉ đồng. Bài toán đặt ra 300.000 tỉ đồng còn lại được xác định là thu hút nguồn lực từ các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.

Đáng chú ý, trong xây dựng cơ chế đột phá thu hút vốn đầu tư tư nhân, giải pháp tăng biên lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được đánh giá là một tiêu chí hấp dẫn.

Nếu kiểm soát hết được các rủi ro, nhà đầu tư mong muốn tỉ suất lợi nhuận dự án chỉ cần ở mức từ 13-15%. Muốn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, tỉ suất lợi nhuận cần phải điều chỉnh lên 15-18%. Với tỉ suất này, các nhà đầu tư sẽ hào hứng hơn với các dự án giao thông.

Do đó, để thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách, cần giải pháp đột phá ưu tiên bố trí nguồn vốn nhà nước để đầu tư hạ tầng đường bộ theo quy hoạch như bố trí nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông hằng năm đạt 3,5-4,5% GDP; các dự án PPP được ngân sách Nhà nước tham gia hơn 50% tổng mức đầu tư để kêu gọi các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cùng tham gia. Tiếp đến, cũng cần các giải pháp đột phá về cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư...

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Nguy hiểm rập rình trên cây cầu cuối cùng đường bộ đi chung đường sắt

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Bắc Giang - Cầu Cẩm Lý (huyện Lục Nam) là cây cầu duy nhất trên cả nước có đường bộ và đường sắt đi chung với nhau. Đã hơn 40 năm đi vào hoạt động, việc cõng các xe quá khổ, quá tải đi qua mỗi ngày khiến nguy cơ mất an toàn ở cây cầu này ngày càng hiện hữu.

Bắt tạm giam nguyên Trưởng phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh An Giang

Vũ Tiến |

An Giang - Nguyên Trưởng Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh An Giang vừa bị khởi tố, bắt tạm giam.

Quảng Ngãi: Nhiều cầu đường bộ xuống cấp - người dân lo tai nạn

BÌNH MINH |

Thành cầu đổ gãy, nền cầu bong tróc, mố cầu nứt toạc, trụ cầu siêu vẹo hoặc một số cây cầu ngành chức năng phải đặt biển báo “cầu yếu” để phòng tai nạn xảy ra… Đó là thực trạng của nhiều công trình cầu giao thông trên các tuyến đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ tại tỉnh Quảng Ngãi.

Hoàn thiện Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển đường bộ cao tốc

Ái Vân |

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Nguy hiểm rập rình trên cây cầu cuối cùng đường bộ đi chung đường sắt

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Bắc Giang - Cầu Cẩm Lý (huyện Lục Nam) là cây cầu duy nhất trên cả nước có đường bộ và đường sắt đi chung với nhau. Đã hơn 40 năm đi vào hoạt động, việc cõng các xe quá khổ, quá tải đi qua mỗi ngày khiến nguy cơ mất an toàn ở cây cầu này ngày càng hiện hữu.

Bắt tạm giam nguyên Trưởng phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh An Giang

Vũ Tiến |

An Giang - Nguyên Trưởng Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh An Giang vừa bị khởi tố, bắt tạm giam.

Quảng Ngãi: Nhiều cầu đường bộ xuống cấp - người dân lo tai nạn

BÌNH MINH |

Thành cầu đổ gãy, nền cầu bong tróc, mố cầu nứt toạc, trụ cầu siêu vẹo hoặc một số cây cầu ngành chức năng phải đặt biển báo “cầu yếu” để phòng tai nạn xảy ra… Đó là thực trạng của nhiều công trình cầu giao thông trên các tuyến đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ tại tỉnh Quảng Ngãi.

Hoàn thiện Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển đường bộ cao tốc

Ái Vân |

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.