Phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (Hà Nội): Có cơ chế đặc thù, Hà Nội đừng để doanh nghiệp chờ đợi quá lâu

Văn Nguyễn |

Để tạo động lực đầu tư phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (Nhật Tân - Nội Bài), Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2015 ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù trong đó cho phép Hà Nội chủ động áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với từng dự án cụ thể. Tuy nhiên, dù có cơ chế đặc thù, doanh nghiệp phản ánh vẫn đang gặp không ít khó khăn và mất rất nhiều thời gian vào các quy trình xét duyệt chủ trương, thẩm định dự án đến lựa chọn phương thức đầu tư của địa phương.

Cơ chế đặc thù cho duy nhất 1 tuyến đường

Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt năm 2011 định hướng phát triển khu vực Bắc sông Hồng sẽ trở thành trung tâm hành chính thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, phát triển đô thị hiện đại gắn với bảo tồn giá trị di sản khu di tích thành Cổ Loa và đầm Vân Trì - sông Thiếp. Nhằm tạo động phát triển đô thị hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), Thủ tướng Chính phủ vào tháng 11.2015 tiếp tục ban hành Quyết định 61 về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư phát triển đô thị hai bên tuyến đường này, trong đó giao UBND TP.Hà Nội chủ động áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật đối với từng dự án cụ thể. Trong đó có 3 hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án. Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư, Hà Nội phải đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm về kỹ thuật, tài chính và quản lý để thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất. Việc xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với đất phổ biến trên thị trường của loại đất, có cùng mục đích sử dụng tại thời điểm lựa chọn nhà đầu tư để làm căn cứ đề xuất, đàm phán.

Các định hướng và cơ chế đặc thù nêu trên, đặc biệt với việc Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp) tỉ lệ 1/500 được UBND TP.Hà Nội bàn giao sau đó vào cuối tháng 6.2016 được đánh giá là tạo hành lang pháp lý và tiền đề quan trọng cho việc đẩy nhanh tốc độ triển khai phát triển đô thị đồng bộ tại khu vực Bắc sông Hồng, đồng thời là cơ sở để xác định các dự án, kêu gọi các nhà đầu tư cùng tham gia, góp phần tạo dựng khu vực đô thị mới Bắc sông Hồng.

Nửa năm đề xuất, doanh nghiệp vẫn chờ… rà soát

Song trên thực tế, việc doanh nghiệp tham gia đầu tư dự án vào khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài như định hướng và cơ chế đặc thù của Chính phủ đang gặp không ít khó khăn và mất rất nhiều thời gian vào các quy trình xem xét phê duyệt chủ trương, thẩm định dự án đến lựa chọn phương thức đầu tư của địa phương. Thậm chí một dự án xây dựng nhà ở được doanh nghiệp đề xuất triển khai suốt từ giữa tháng 9.2020 nhưng cho đến thời điểm ngày 21.3.2021, đề xuất này vẫn đang thuộc diện được rà soát, xác định ranh giới, chứ chưa nói đến giai đoạn tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.

Đơn cử, Công ty TNHH Hòa Bình vào giữa tháng 9.2020 có văn bản đề nghị UBND TP.Hà Nội đề xuất chỉ định Hòa Bình là chủ đầu tư đầu theo hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ứng tiền cùng UBND huyện Đông Anh giải phóng mặt bằng 80ha đất làm dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, outlet (một dạng cửa hàng bán lẻ trực tiếp) và nhà ở trên trục đường Nhật Tân - Nội Bài thuộc địa bàn xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình cho biết, dự án này có quy mô hơn 465.000m2 sàn thương mại đáp ứng hơn 10.000 gian hàng, hơn 100.000m2 diện tích hậu cần kho bãi và hơn 25.000m2 dành riêng cho khu vực làng nghề. “Việc đầu tư dự án không sử dụng đến ngân sách nhà nước, Nhà nước sẽ không phải bỏ đồng vốn nào để đầu tư dự án mà thay vào đó, Hòa Bình sẽ đóng góp nghĩa vụ tài chính để giải phóng mặt bằng” - ông Nguyễn Hữu Đường cho hay.

Song trái với kỳ vọng của doanh nghiệp, dự án này đến nay vẫn gần như “giậm chân tại chỗ” sau hơn 6 tháng doanh nghiệp gửi đề xuất lên UBND TP.Hà Nội. Sau rất nhiều các văn bản trao đổi của các sở ban ngành Hà Nội như UBND huyện Động Anh, Sở Quy hoạch Kiến trúc và Sở Kế hoạch Đầu tư (Sở KHĐT), phải đến đầu tháng 12.2020, Hà Nội mới có cuộc họp xem xét kiến nghị của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng sau đó giao Sở KHĐT đề xuất việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư báo cáo cấp thẩm quyền quyết định theo quy định.

Điều bất ngờ là trong văn bản gửi Công ty TNHH Hòa Bình vào cuối tháng 12.2020, Sở KHĐT Hà Nội lại đề xuất triển khai dự án theo… 2 phương án khác nhau thay vì lựa chọn nhà đầu tư như nhiệm vụ được UBND TP.Hà Nội giao. Quá mệt mỏi vì chờ đợi, mới đây trong văn bản gửi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, Phó Tổng giám đốc Cty TNHH Hòa Bình - ông Nguyễn Văn Dũng bày tỏ thắc mắc: “Luật Đầu tư 2020 quy định thời hạn ra quyết địnhh chủ trương đầu tư của thành phố không quá 35 ngày, nhưng đến nay đã quá 6 tháng tức gấp 5 lần thời gian so với luật quy định. Vì vậy, đề nghị ông trả lời cho Công ty TNHH Hòa Bình được biết là UBND Thành phố lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức nào”.

Thành ủy Hà Nội yêu cầu có báo cáo trước ngày 23.3.2021

Trong thông báo kết luận ngày 19.3 vừa qua về tình hình triển khai một số dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội, Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ban cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành có liên quan và UBND huyện Đông Anh rà soát lại đề xuất của Cty TNHH Hòa Bình trong việc phát triển mô hình Tổ hợp trung tâm thương mại, outlet và nhà ở tại xã Vĩnh Ngọc. Xác minh ranh giới cụ thể để có căn cứ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành của pháp luật, sớm triển khai thực hiện dự án; có văn bản trả lời nhà đầu tư. Thành ủy Hà Nội yêu cầu phải có báo cáo lại Thường trực Thành ủy trước ngày 23.3.2021.

* Với quy mô lớn, dự án của Hòa Bình cũng kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra khoảng 15.000 - 20.000 việc làm, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước thông qua việc hình thành một hệ sinh thái với hàng trăm doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất cùng hàng nghìn thương hiệu sẽ là đối tác cung cấp hàng hóa tại trung tâm thương mại.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Phát triển đô thị là một kênh tăng trưởng quan trọng

Vương Trần |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt lãnh đạo Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam vào cuối giờ chiều 27.10.

Phát triển đô thị thông minh cần "người cùng chơi" có tầm nhìn và tiềm lực

Khánh Minh |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phát triển đô thị thông minh thực sự là một “cuộc chơi lớn”, trong đó cần có những “người cùng chơi” có “tầm nhìn” và “tiềm lực”…

Phát triển đô thị thông minh là tất yếu, chiến lược

Thùy Dung |

Hôm nay (22.10), chính thức khai mạc Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN năm 2020. Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Xây dựng đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN năm 2020 với chủ đề “Đô thị thông minh - Hướng tới cộng đồng, bản sắc và phát triển bền vững vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”. Diễn đàn là sự kiện quan trọng trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, nhằm chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm và hợp tác giữa các đô thị trong nước với mạng lưới đô thị trong khu vực.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thủ tướng: Phát triển đô thị là một kênh tăng trưởng quan trọng

Vương Trần |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt lãnh đạo Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam vào cuối giờ chiều 27.10.

Phát triển đô thị thông minh cần "người cùng chơi" có tầm nhìn và tiềm lực

Khánh Minh |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phát triển đô thị thông minh thực sự là một “cuộc chơi lớn”, trong đó cần có những “người cùng chơi” có “tầm nhìn” và “tiềm lực”…

Phát triển đô thị thông minh là tất yếu, chiến lược

Thùy Dung |

Hôm nay (22.10), chính thức khai mạc Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN năm 2020. Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Xây dựng đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN năm 2020 với chủ đề “Đô thị thông minh - Hướng tới cộng đồng, bản sắc và phát triển bền vững vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”. Diễn đàn là sự kiện quan trọng trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, nhằm chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm và hợp tác giữa các đô thị trong nước với mạng lưới đô thị trong khu vực.