Phát huy lợi thế tổng thể các phương thức vận tải: Đừng để tự bơi, mạnh ai nấy làm

Minh Hạnh |

Cùng với sự tăng trưởng và mở rộng vượt bậc các tuyến đường giao thông, cao tốc, sân bay và bến cảng, việc huy động nguồn lực xã hội hoá cũng đang làm thay đổi bộ mặt hạ tầng giao thông trong nhưng năm gần đây. Tuy nhiên ngoài đường bộ, việc phát triển nhiều phương thức vận tải khác đang gặp không ít thách thức.

Nhiều chuyển biến tích cực

Theo TS Nguyễn Xuân Thuỷ (nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT), ưu điểm chính làm thay đổi bộ mặt đất nước những năm qua của ngành giao thông là nhờ mạng lưới đường giao thông liên tục được mở rộng, các tuyến đường cao tốc đang hình thành cùng hàng trăm nghìn km đường giao thông nông thôn.

Song song với hệ thống đường cao tốc còn có đường Hồ Chí Minh và tới đây cần phải phát triển hệ thống đường xương cá nối liền hai trục chính để phát huy sức mạnh của hệ thống đường bộ kết nối với các phương thức giao thông khác.

Việc tăng tốc độ giao thông là một thông số mà tất cả những người làm giao thông đều phải hướng đến, góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, tạo sự thuận tiện trong lưu thông. Nhờ những tuyến hàng không, đường cao tốc, quốc lộ 1 và đường thuỷ được mở rộng, nâng cấp, cải tiến, đưa khối lượng giao thông tăng tốc với hàng trăm triệu tấn hàng hoá và hàng tỉ hành khách được vận chuyển mỗi năm.

Cũng theo TS Thuỷ, cách đây 20 năm chúng ta chưa có 1km đường cao tốc, nhưng đến nay chúng ta đã có gần 1.800km đường cao tốc, phấn đấu trong nhiệm kỳ tới chúng ta có khoảng 5.000km đường cao tốc nữa.

Với phương châm, nơi nào đường sắt và đường thuỷ không tới được thì nên phát triển cao tốc. Nơi nào khối lượng hàng hoá và hành khách chiếm một khối lượng cần thiết thì làm cao tốc. Chi phí giao thông đã giảm đi, nhưng vẫn chưa rõ ràng về tấn và tấn/km và hành khách với hành khách/km.

Cùng với đó, việc hiện đại hoá về mạng lưới giao thông hàng không với nhiều hàng hãng hàng không tư nhân được thành lập, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, tăng năng suất chất lượng và hiệu quả. Đây là sự đổi mới lột xác của ngành giao thông.

Đường sắt, đường thủy gặp thách thức

Theo ông Nguyễn Văn Thanh - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam, trong 10 năm gần đây ngành hàng không Việt Nam có sự phát triển vượt bậc.

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho hay, Việt Nam được ghi nhận là một trong những thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh nhất thế giới, cao hơn tốc độ trung bình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với tỉ trọng vận tải hành khách qua đường hàng không tăng gấp hơn 2 lần từ mức 0,5% trong năm 2009 lên mức 1,2% trong năm 2019.

Đồng thời hàng loạt cảng hàng không đã được sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới đủ năng lực đón các tàu bay lớn, hiện đại trên thế giới. So với vận tải hành khách đường bộ, đây là hình thức vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất (trên 93% trong năm 2019), tăng đều trong vòng 10 năm qua với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5%/năm. Cùng với phát triển hạ tầng, một số hãng hàng không đã ra đời tạo sự canh lành mạnh với đội tàu bay cũng được tăng cường với các loại máy ban thân rộng như Airbus A350, Boeing 787… Tiếp đến, các tuyến đường bay nội địa và quốc tế được mở với tần suất bay mỗi ngày một tăng

Tuy nhiên dù kết cấu hạ tầng có sự tiến bộ vượt bậc, nhưng vẫn còn 3 phương thức là: Đường biển, đường thuỷ nội địa và đường sắt tuy đã có nhiều đổi nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần phải tập trung thay đổi. Nếu không muốn để kéo lùi sự phát triển của các phương thức vận tải khác. Vì hiện chi phí về logistics của Việt Nam đang ở mức rất cao.

Do đó, dứt khoát cùng với cảng biển phải có thêm đường sắt, chứ không thể để một mình đường bộ như hiện nay. Cần có cơ chế, chính sách tổ chức các phương thức vận tải lại với nhau để phát triển đồng bộ giao thông vận tải. Nếu cứ để tự bơi, mạnh ai nấy chạy như hiện nay thì chưa thế phát huy đúng chức năng và nhiệm vụ của ngành giao thông.

Theo các chuyên gia, sau 10 năm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, mạng lưới giao thông đô thị cũng phát triển mạnh và hoàn chỉnh (đặc biệt là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), chất lượng phương tiện và chất lượng phục vụ được nâng lên. Để giảm ô nhiễm môi trường, nhiều địa phương đang phát triển mạng lưới ôtô điện. Cùng đó, mạng lưới metro cũng đang được triển khai (tuy có hơi chậm) nhưng cũng đã khẳng định cố gắng của ngành giao thông với mong muốn phát triển giao thông đô thì để giảm ùn tắc giao thông. Nhiều cầu vượt, tuyến đường vành đai, đường xuyên tâm và các cầu bắc qua sông của các thành phố lớn đã tạo ra bộ mặt giao thông ngày càng.

Công tác quy hoạch có những tiến bộ với các tuyến cao tốc Bắc - Nam, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, sân bay Long Thành… thể hiện tầm nhìn của cơ quan chức năng phát triển hạ tầng để đón đầu khoa học công nghệ để phát triển đất nước ở tầm cao hơn. Nhưng ngành giao thông cũng cần có những quy hoạch mạnh mẽ, sáng tạo hơn góp phần phát triển đất nước.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi số tạo cơ hội đột phá ngành giao thông

Đặng Tiến |

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số được nhìn nhận sẽ thay đổi căn bản phương thức quản lý và tạo cơ hội đột phá cho ngành giao thông vận tải, giúp hiện thực hóa các chương trình hiện đại hóa ngành để đạt được những mục tiêu chiến lược theo kế hoạch.

Kết nối Thành phố Thủ Đức vào đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây

MINH QUÂN |

Việc kết nối đường Long Phước với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây nhằm tạo động lực phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thuộc Thành phố Thủ Đức tương lai.

Đường cao tốc phải xây dựng với “tốc độ cao”

Lê Thanh Phong |

Ba dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam đồng loạt khởi công ngày 30.9 tạo một luồng sinh khí trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Chuyển đổi số tạo cơ hội đột phá ngành giao thông

Đặng Tiến |

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số được nhìn nhận sẽ thay đổi căn bản phương thức quản lý và tạo cơ hội đột phá cho ngành giao thông vận tải, giúp hiện thực hóa các chương trình hiện đại hóa ngành để đạt được những mục tiêu chiến lược theo kế hoạch.

Kết nối Thành phố Thủ Đức vào đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây

MINH QUÂN |

Việc kết nối đường Long Phước với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây nhằm tạo động lực phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thuộc Thành phố Thủ Đức tương lai.

Đường cao tốc phải xây dựng với “tốc độ cao”

Lê Thanh Phong |

Ba dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam đồng loạt khởi công ngày 30.9 tạo một luồng sinh khí trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.