Phát hiện thêm cá thể cùng loài với rùa Hoàn Kiếm ở ngoại thành Hà Nội

Theo Dân trí |

Ngày 12.4, Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) cho biết, thông qua các kết quả phân tích mới nhất bằng việc sử dụng kỹ thuật gen môi trường (eDNA) hiện đại đã xác nhận thêm một cá thể mới của loài rùa Hoàn Kiếm tại một khu vực hồ ở ngoại thành Hà Nội.

Từ năm 2003, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP; www.asianturtleprogram.org) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC), một tổ chức bảo tồn có trụ sở tại Anh, đã tiến hành các cuộc điều tra tại nhiều khu vực thuộc 18 tỉnh miền Bắc Việt Nam để tìm kiếm các khu vực sông, hồ, và đất ngập nước nơi loài rùa từng phân bố.

Loài Giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) còn có tên gọi khác là rùa Hoàn Kiếm, được xem là loài rùa nguy cấp, quý, hiếm nhất thế giới.

Theo ATP, rùa Hoàn Kiếm được tin rằng đã gần bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Tính đến năm 2016, chỉ có 3 cá thể của loài được ghi nhận còn tồn tại trên thế giới. Trong đó, hai cá thể đang được nuôi tại Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc. Cặp rùa này gồm một cá thể cái và cá thể đực già đã được ghép đôi sinh sản từ năm 2008 nhưng các nỗ lực nhân giống vẫn chưa thành công do trứng rùa không được thụ tinh. Trong khi đó, cá thể rùa hoang dã duy nhất đã được các cán bộ ATP tìm thấy tại khu vực hồ Đồng Mô, phía Bắc Hà Nội vào năm 2007.

ATP/IMC đã hợp tác với Tổ chức Turtle Survival Alliance (TSA; www.turtlesurvival.org ) của Mỹ và Tiến sỹ Caren Goldberg thuộc Đại học bang Washington của Mỹ để ứng dụng kỹ thuật Gen môi trường (eDNA) trong việc tìm kiếm loài rùa này.

"eDNA là một kỹ thuật mới được nghiên cứu và ứng dụng trong nghiên cứu rùa và động vật hoang dã. Tiến sỹ Goldberg là một trong số các chuyên gia tiên phong trong lĩnh vực này. Kỹ thuật này tập trung vào việc phát hiện các dấu vết di truyền nhỏ nhất trong mẫu nước được thu tại nơi cần xác minh sự tồn tại của một loài động vật nào đó. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loài cá và lưỡng cư, gần đây, kỹ thuật này đã được ứng dụng với các loài rùa nguy cấp" - ATP cho biết.

Vào cuối năm 2016, ATP/IMC nhận được thông tin về một cá thể rùa mai mềm kích thước lớn được nhìn thấy ở hồ Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội và hồ Đồng Mô không xa.

Hồ Xuân Khanh đã được ATP/IMC tập trung khảo sát vào năm 2012. Vào thời gian đó, đã xuất hiện một bức ảnh chụp một cá thể rùa lớn trên hồ. Tuy nhiên, bức ảnh này không đủ rõ để xác nhận đây là ảnh một cá thể rùa. Các đợt quan sát trong thời gian này cũng không cho kết quả khả quan.

Tiếp đó, ATP/IMC đã quyết định tiến hành thêm các đợt quan sát trong năm 2017. Sau hàng nghìn giờ quan sát, nhóm đã quan sát được cá thể rùa một vài lần. Đặc biệt, vào tháng 5/2017, cuối cùng, một bức ảnh rùa đã được chụp bởi anh Nguyễn Văn Trọng, một cựu ngư dân tham gia vào công tác bảo tồn cùng với ATP/IMC từ năm 2007. Bức ảnh với chất lượng tốt hơn cho thấy đây là một cá thể rùa mai mềm lớn, nhưng lại không đủ tốt để định dạng loài.

“Chúng tôi quyết định đã đến lúc cần phải tiến hành thu mẫu eDNA và tiến hành phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm thuộc Đại học bang Washington. Kết quả phân tích dương tính với kết luận rằng các dấu vết di truyền từ các mẫu nước phù hợp với các mẫu hiện có của loài, cho thấy rằng cá thể rùa trong hồ là một cá thể thuộc loài rùa Hoàn Kiếm. Phát hiện này đã nâng tổng số lượng cá thể của loài hiện được biết đến trên thế giới lên con số bốn” – ATP cho biết.

Kết quả này mang lại hy vong mới, với khả năng ghép đôi các cá thể hoang dã trong môi trường có kiểm soát để phục vụ mục đích nhân giống bảo tồn. Tuy vậy, việc bảo tồn và tương lai của loài rùa quý hiếm nhất thế giới này vẫn chưa được đảm bảo, cần thêm nhiều nỗ lực để bảo vệ các cá thể đã biết, bắt, xác định giới tính và di chuyển chúng đến cùng một địa điểm để tiến hành ghép đôi.

Cụ Rùa Hồ Gươm qua đời vào ngày 19/1/2016, nguyên nhân được cho là do già yếu. Ngay sau đó, xác cụ Rùa được cơ quan chức năng đưa về Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam để bảo quản bằng phương pháp hiện đại.

Theo Dân trí
TIN LIÊN QUAN

Có nên thả rùa Đồng Mô xuống Hồ Gươm như GS Nguyễn Lân Dũng đề xuất?

Cường Ngô |

GS.TS Nguyễn Lân Dũng (Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam) cho rằng, Hồ Gươm có tháp rùa, nay không còn rùa thì rất buồn. Vì vậy, ông kiến nghị thả rùa Đồng Mô xuống Hồ Gươm.

Bạn đọc tiếc nuối khi Hồ Gươm vắng bóng "cụ rùa"

Cường Ngô |

Việc Hồ Gươm không còn "cụ rùa" khiến nhiều người không khỏi "sốc", bởi bấy lâu nay, hình ảnh "cụ rùa" được coi là biểu tượng thiêng liêng gắn liền với lịch sử Thủ đô Hà Nội.

PGS-TS Hà Đình Đức nói gì về thông tin không còn "cụ rùa" nào ở Hồ Gươm?

Cường Ngô |

Trong cuộc họp giao ban Thành ủy Hà Nội chiều 28.11, ông  Võ Tiến Hùng - Giám đốc Cty TNHH MTV Thoát  nước Hà Nội cho biết, không còn “cụ rùa” nào ở Hồ Gươm.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Có nên thả rùa Đồng Mô xuống Hồ Gươm như GS Nguyễn Lân Dũng đề xuất?

Cường Ngô |

GS.TS Nguyễn Lân Dũng (Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam) cho rằng, Hồ Gươm có tháp rùa, nay không còn rùa thì rất buồn. Vì vậy, ông kiến nghị thả rùa Đồng Mô xuống Hồ Gươm.

Bạn đọc tiếc nuối khi Hồ Gươm vắng bóng "cụ rùa"

Cường Ngô |

Việc Hồ Gươm không còn "cụ rùa" khiến nhiều người không khỏi "sốc", bởi bấy lâu nay, hình ảnh "cụ rùa" được coi là biểu tượng thiêng liêng gắn liền với lịch sử Thủ đô Hà Nội.

PGS-TS Hà Đình Đức nói gì về thông tin không còn "cụ rùa" nào ở Hồ Gươm?

Cường Ngô |

Trong cuộc họp giao ban Thành ủy Hà Nội chiều 28.11, ông  Võ Tiến Hùng - Giám đốc Cty TNHH MTV Thoát  nước Hà Nội cho biết, không còn “cụ rùa” nào ở Hồ Gươm.