Phát hiện bãi cọc cổ: Sáng tỏ hơn về trận thủy chiến Bạch Đằng 1000 năm trước

Nguyễn Hùng |

Hàng chục cọc gỗ, được tìm thấy ở xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng, theo xác định ban đầu có liên quan đến trận thủy chiến lừng danh thế giới trên sông Bạch Đằng năm 1288 của quân dân Đại Việt, tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược Mông – Nguyên.

Như Lao Động đưa tin, các nhà khảo cổ học, nhà khoa học của Viện Khảo cổ học và Bào tàng Hải Phòng vừa khai quật một bãi cọc gần nghìn năm tuổi tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên – nằm cạnh sông Đá Bạc, một nhánh của sông Bạch Đằng.

Qua giám định ban đầu, một số cọc có niên đại từ năm 1270-1430 AD và có thể là một phần của trận địa do Trần Hưng Đạo bố trí để dồn quân địch vào trận cọc chính trên sông Bạch Đằng, thuộc địa phận thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh ngày nay.

Các chuyên gia Nhật Bản và Viện khảo cổ học khai quật Bãi cọc Đồng Má Ngựa năm 2009. Ảnh: NGÔ ĐÌNH DŨNG
Các chuyên gia Nhật Bản và Viện khảo cổ học khai quật Bãi cọc Đồng Má Ngựa năm 2009. Ảnh: NGÔ ĐÌNH DŨNG

Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á - trong trận thủy chiến 1288, bước đầu cho thấy những cọc được phát hiện bên Hải Phòng có niên đại như cọc ở 3 bãi cọc bên Quảng Ninh, tuy nhiên, mật độ và cách bố trí khác nhau.

“Hiện nay công việc mới chỉ bắt đầu, chưa có kết luận chính thức. Nhưng tôi nghĩ đây có thể là bãi cọc phân bố khu vực phòng thủ của Chiến thắng Bạch Đằng 1288” – ông Việt cho biết.

Theo ông Lê Đồng Sơn – nguyên trưởng phòng Văn hóa – Thể thao thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh – người có mặt trong hầu hết các cuộc khai quật, khảo cổ học các bãi cọc cổ tại Quảng Yên – bãi cọc mới phát hiện bên Hải Phòng có thể là một phần của trận đánh chặn đường rút của quân địch vào ngày 7.3.1288 tại cửa sông Giá.

“7.3.1288, quân địch định đi vào sông Giá để tìm đường thoát nhưng bị quân ta đánh bật lại ở đầu sông Giá và địch quay lại, tìm lối thoát qua sông Bạch Đằng để rồi bị tiêu diệu hoàn toàn vào ngày 8.3.1288. Cái này sử sách cũng đã ghi. Có khả năng bãi cọc mới được tìm thấy này tham gia vào trận đánh đó” – ông Sơn chia sẻ.

Giới nghiên cứu cho rằng, việc các bãi cọc được bố trí ở nhiều nơi, trên các con sông cả ở Hải Phòng, Quảng Ninh…đã được làm rõ từ lâu, bởi Trần Hưng Đạo bày binh bố trận khắp nơi để chặn đường rút của quân xâm lược từ Thăng Long vào dồn vào trận địa cọc chính trên sông Bạch Đằng.

Sông Bạch Đằng bắt đầu từ sông Giá, sông Đá Bạc, Thủy Nguyên, Hải Phòng cho đến vị trí đổ ra cửa Nam Triệu là 20 km.

Về việc vì Trần Hưng Đạo sao lại chọn trận cọc Bạch Đằng để tiêu diệt toàn bộ quân địch, các nhà nghiên cứu cho rằng vị trí này có vị trí tối kỵ hiểm yếu do thủy triều tạo nên, với biên độ chênh nhau khi thủy triều lên xuống khoảng 4m, kết hợp với ghếch Cốc, ghềnh Chanh. Nhờ đó, khi nước thủy triều lên, có thể giấu được thế trận cọc, nhưng khi nước xuống cạn, cọc có thể nhô cao lên 2m, cản các chiến thuyền của đích thoát ra biển và quân Đại Việt dùng hỏa công tiêu diệt quân địch tại đây.

Những di tích của trận địa cọc quyết định trận đánh này đã được các nhà khảo cổ học, giới nghiên cứu trong và quốc tế tìm thấy trong các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học từ năm 1958, với 3 bãi cọc cổ: Yên Giang, Đồng Má Ngựa, Đồng Vạn Muối, thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với tổng cộng trên 800 cọc cổ nằm sâu dưới bùn.

Xác minh được bãi cọc mới tìm thấy bên Hải Phòng có liên quan đến Chiến thắng Bạch Đằng 1288 sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn không gian của trận thủy chiến lừng danh thế giới đó, đồng thời cho thấy sự nghệ thuật quân sự tài tình của Trần Hưng Đạo.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Lịch sử phải chính xác

NGUYỄN HÙNG |

Sau khi Hải Phòng xây dựng một khu di tích tại Tràng Kênh, huyện Thủy Nguyên, trong đó có dựng mô hình bãi cọc trận đánh Bạch Đằng năm 1288 và giới thiệu đây chính là nơi có trận địa cọc 1288 tiêu diệt quân Nguyên Mông thì dấy lên những cuộc tranh luận, phản biện về vấn đề này, bởi lâu nay chỉ có những bãi cọc cổ được tìm thấy bên Quảng Yên, Quảng Ninh.

Đến Quảng Yên chiêm ngưỡng cọc Bạch Đằng

NGUYỄN HÙNG |

Trận thủy chiến năm 1288 trên sông Bạch Đằng (thuộc địa bàn huyện Yên Hưng xưa, nay là thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) của quân dân Đại Việt, dưới sự chỉ huy của Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông không chỉ phá vỡ hoàn toàn âm mưu xâm lược Đại Việt, mà còn chặn đứng đường tiến công chinh phục Châu Á của đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Lịch sử phải chính xác

NGUYỄN HÙNG |

Sau khi Hải Phòng xây dựng một khu di tích tại Tràng Kênh, huyện Thủy Nguyên, trong đó có dựng mô hình bãi cọc trận đánh Bạch Đằng năm 1288 và giới thiệu đây chính là nơi có trận địa cọc 1288 tiêu diệt quân Nguyên Mông thì dấy lên những cuộc tranh luận, phản biện về vấn đề này, bởi lâu nay chỉ có những bãi cọc cổ được tìm thấy bên Quảng Yên, Quảng Ninh.

Đến Quảng Yên chiêm ngưỡng cọc Bạch Đằng

NGUYỄN HÙNG |

Trận thủy chiến năm 1288 trên sông Bạch Đằng (thuộc địa bàn huyện Yên Hưng xưa, nay là thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) của quân dân Đại Việt, dưới sự chỉ huy của Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông không chỉ phá vỡ hoàn toàn âm mưu xâm lược Đại Việt, mà còn chặn đứng đường tiến công chinh phục Châu Á của đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.