HÀ NỘI: CHỈ MỘT CƠN MƯA VỪA, GIAO THÔNG ĐÃ “THẤT THỦ”

Phải ưu tiên phát triển giao thông công cộng

Quang Hiệu |

30 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đều đã phủ sóng xe buýt có trợ giá. Để hoàn thành chỉ tiêu tỉ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020, UBND TP.Hà Nội vừa có kế hoạch tập trung ưu tiên phát triển xe buýt. Dự kiến số lượng tuyến buýt mở mới đến năm 2020 từ 46-51 tuyến, trong đó năm 2019 mở mới 21 tuyến, năm 2020 mở từ 25-30 tuyến.

Sẽ mở thêm từ 25 - 30 tuyến xe buýt

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Kế hoạch số 201/KH-UBND về việc thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỉ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020.

Theo đó, để hoàn thành chỉ tiêu tỉ lệ vận chuyển hành khách công cộng đạt 20 - 25% (trong đó đường sắt đô thị đạt từ 1-3%) vào năm 2020, thành phố sẽ tập trung triển khai xây dựng, rà soát bổ sung các kế hoạch, đề án như: Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào; xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2020; nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng… Đồng thời tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và cơ chế chính sách liên quan.

Đáng chú ý, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổ chức kết nối các tuyến buýt thường với tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông, tuyến buýt nhanh BRT tại điểm đầu, cuối và dọc hành lang đường sắt 2A và BRT; tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà ga, nhà chờ tạo thuận lợi cho hành khách gửi xe cá nhân để chuyển sang phương tiện công cộng; nghiên cứu tổ chức các tuyến buýt có sức chứa nhỏ để phù hợp với những đường phố nhỏ hẹp; triển khai đề án phát triển xe đạp công cộng…

Với đường sắt đô thị, ngoài tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2019, tuyến Nhổn - ga Hà Nội sẽ vận hành đoạn trên cao vào tháng 4.2021 và khai thác toàn tuyến vào tháng 12.2022.

Về xe buýt, sẽ tiếp tục mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới tuyến tới các khu vực ngoại thành, các trung tâm phát sinh nhu cầu (đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí…). Dự kiến số lượng tuyến buýt mở mới đến năm 2020 từ 46-51 tuyến, trong đó năm 2019 mở mới 21 tuyến, năm 2020 mở từ 25- 30 tuyến.

Sở GTVT Hà Nội cho biết thêm, thời gian tới, trên cơ sở quy hoạch hạ tầng giao thông, Hà Nội sẽ mở tiếp các tuyến buýt kết nối ngang, buýt mini… để mục tiêu đến năm 2020, hành khách chỉ phải di chuyển tối thiểu 500m là có thể tiếp cận được phương tiện giao thông công cộng.

“Chúng tôi đang cân đối để có phương án tốt nhất bù đắp cho các tuyến đường sắt trên cao chưa đưa vào hoạt động bằng cách sẽ tăng cường các tuyến buýt”- lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội khẳng định.

Với taxi sẽ phát triển số lượng một cách hợp lý, bảo đảm đúng quy định và nhu cầu sử dụng. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chặt đối với loại hình xe taxi công nghệ.

Đặc biệt, tới đây, UBND TP.Hà Nội sẽ nghiên cứu và tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến trục chính đủ điều kiện như: Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) đoạn từ Ngã tư Sở đến Cầu Trắng (Hà Đông) dài 5km; Tuyến đường Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7km; Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9km; Tuyến đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6 km... Bên cạnh đó, TP.Hà Nội sẽ rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ôtô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn.

Cần ủng hộ chuyển đổi xe cá nhân sang xe buýt

Mới đây, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải và Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội phối hợp với Công an thành phố Hà Nội thực hiện điều tra khảo sát phỏng vấn hộ gia đình trên 30 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

Kết quả 73,38% số người được lấy ý kiến cho biết sẽ chuyển đổi sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) để đi lại khi VTHKCC hoàn thiện và đáp ứng về giá vé, cự ly tiếp cận, thời gian ngắn, đúng lịch trình và có tiện nghi; 84% người dân toàn thành phố và 85,13% người dân Vành đai 3 ủng hộ các chính sách về tăng cường quản lý, hạn chế hoạt động của phương tiện cá nhân vì những lý do chính là tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Quang Hiệu
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh dân công sở Hà Nội tắc cả tiếng do mưa ngập vào giờ đi làm

Linh Chi |

Khu vực cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương, Cầu Tó.... đều có hiện tượng kẹt cứng, các phương tiện giao thông khó di chuyển trong sáng 10.9.

Mưa ngập phố, người Hà Nội "chôn chân" trong nước trên đường đi làm

Hà vi |

Trận mưa lớn đầu giờ sáng nay (10.9) đã khiến nhiều tuyến phố tại Hà Nội ngập úng cục bộ. Nhiều người và xe gần như nhích từng đoạn, không thể di chuyển vì vừa tắc vừa ngập.

Hà Nội đặt mục tiêu đạt 25% vận chuyển khách công cộng vào năm 2020

Minh Hạnh |

Nhằm đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cụ thể về vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020. Ngày 9.9, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội - Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Kế hoạch số 201/KH-UBND với các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Cận cảnh dân công sở Hà Nội tắc cả tiếng do mưa ngập vào giờ đi làm

Linh Chi |

Khu vực cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương, Cầu Tó.... đều có hiện tượng kẹt cứng, các phương tiện giao thông khó di chuyển trong sáng 10.9.

Mưa ngập phố, người Hà Nội "chôn chân" trong nước trên đường đi làm

Hà vi |

Trận mưa lớn đầu giờ sáng nay (10.9) đã khiến nhiều tuyến phố tại Hà Nội ngập úng cục bộ. Nhiều người và xe gần như nhích từng đoạn, không thể di chuyển vì vừa tắc vừa ngập.

Hà Nội đặt mục tiêu đạt 25% vận chuyển khách công cộng vào năm 2020

Minh Hạnh |

Nhằm đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cụ thể về vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020. Ngày 9.9, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội - Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Kế hoạch số 201/KH-UBND với các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu đề ra.