Các địa phương miền Trung sau lũ lụt:

Phải tuyệt đối an toàn mới cho học sinh đi học lại

NHÓM PV |

Mưa lũ diễn biến phức tạp tại các tỉnh thành miền Trung đã khiến hàng nghìn trường học tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… bị ngập, thiệt hại phải nghỉ học. Để học sinh sớm trở lại trường, chính quyền địa phương và cán bộ giáo viên đang khẩn trương khắc phục, nhưng không thể hoàn thành trong ngày một, ngày hai do thiệt hại quá lớn. Nhiều địa phương có quan điểm phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho học sinh; nếu trường lớp chưa an toàn, đường đến trường chưa an toàn thì chưa cho học sinh đi học trở lại.

Nước rút đến đâu, khắc phục đến đấy

Trong các ngày 29 đến 31.10, mưa lớn cộng với thủy điện xả lũ đã gây ngập lụt nặng nề tại nhiều địa phương thuộc tỉnh Nghệ An, gây thiệt hại nặng nề đến ngành giáo dục. Toàn tỉnh có 13/21 huyện, thành thị cho học sinh nghỉ học toàn bộ hoặc từng phần, hàng trăm trường học bị thiệt hại. Nhiều trường bị ngập sâu, hư hỏng trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đổ tường rào.

Đến ngày 1.11, nước lũ trên nhiều địa bàn thuộc tỉnh Nghệ An đã rút dần. Các địa phương đang tích cực hỗ trợ nhà trường, giáo viên dọn vệ sinh, sắp xếp đồ đạc, khắc phục hậu quả để có thể đón học sinh trở lại trường vào ngày hôm nay (2.11).

Sáng 1.1, tại trường Tiểu học Nghi Phương (huyện Nghi Lộc), khoảng gần 100 người gồm công an huyện, bộ chỉ huy quân sự huyện, cán bộ địa phương chung tay cùng các thầy cô giáo dọn dẹp bùn đất, sắp xếp đồ đạc. Theo Hiệu trưởng nhà trường, trong đợt lũ vừa qua, nhà trường bị ngập sâu hơn 1m, tường rào bị đổ, nhiều đồ đạc hư hỏng; lũ rút, để lại lớp bùn non trên sân trường và trong các phòng học. Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc cho biết: “Các lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương được huy động để giúp đỡ các trường vừa bị ngập dọn vệ sinh, sửa sang lại các công trình hư hỏng, để sớm mở cửa trở lại”. Được biết, tại huyện Nghi Lộc, hầu hết các trường sẽ mở cửa trở lại vào ngày 2.11.

Huyện Thanh Chương, địa phương bị thiệt hại rất lớn trong đợt lũ vừa qua cũng đang hối hả chuẩn bị để các trường đón học sinh trở lại vào sáng 2.11. “Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều trường trên địa bàn bị ngập sâu, thiệt hại nặng nề. Hiện, các trường đang tích cực khắc phục hậu quả để đón học sinh trở lại trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên quan điểm của chúng tôi là phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho học sinh; nếu trường chưa an toàn, đường đến trường chưa an toàn thì chưa học lại” - thầy Trần Xuân Hà - Trưởng Phòng GDĐT huyện Thanh Chương nói.

Theo ông Nguyễn Hữu Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên, đến chiều 1.11, huyện vẫn còn nhiều xã bị ngập như Hưng Trung, Châu Nhân, Hưng Yên Nam… nên không thể cho học sinh đi học lại vào ngày 2.11. “Chúng tôi đang tập trung vào công tác cứu trợ cho người dân, để dân không bị đói. Việc học hành cho các em chỉ có thể tiến hành sau khi nước rút, vệ sinh trường lớp khang trang, sạch sẽ” - ông Hà nói. Bên cạnh Hưng Nguyên, một số địa phương khác như Đô Lương, Yên Thành…vẫn còn một số trường chưa thể mở cửa trở lại vào ngày 2.11.

GS.TS Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An cho biết: “Chúng tôi chỉ đạo các Hiệu trưởng nhà trường, tùy tình hình diễn biến thời tiết có thể chủ động cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn; đồng thời các trường chủ động hỗ trợ lẫn nhau để khắc phục hậu quả thiên tai. Khi mở cửa trở lại cũng vậy, các trường cần đặt sự an toàn của học sinh lên trên hết”.

Tại Hà Tĩnh, cũng bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ với tỉnh Nghệ An, nhiều ngôi trường bị ngập nước. Với tinh thần nước rút đến đâu dọn dẹp đến đó, ngày 1.11, nhiều trường học ở huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Hương Sơn, Đức Thọ với sự hỗ trợ của công an, bộ đội, các bậc phụ huynh cùng các thầy cô giáo đã lau dọn trường lớp để chuẩn bị cho đón học sinh trở lại lớp.

Không thể khắc phục trong ngày một ngày hai

Đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 6.10 đến nay khiến tỉnh Quảng Trị bị ảnh hưởng nặng nề. Riêng về ngành giáo dục, thiệt hại lên đến con số khoảng 100 tỉ đồng. Mưa lũ đã khiến nhiều dãy phòng học, hàng rào, cây xanh bị gãy đổ; các thiết bị dạy học như đồ chơi học sinh, bàn ghế, sách giáo khoa, máy vi tính, âm thanh loa máy bị hư hỏng hoặc cuốn trôi. Theo thống kê sơ bộ, hiện tỉnh Quảng Trị còn thiếu khoảng 14.000 bộ sách giáo khoa của các cấp học do mưa lũ làm hư hại hoặc cuốn trôi, tập trung các huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Triệu Phong, Hải Lăng, thành phố Đông Hà...

Đặc biệt, riêng tại huyện miền núi Hướng Hóa, hiện vẫn còn nhiều trường học ở các xã Hướng Việt, Hướng Sơn, xã Húc… chưa biết lúc nào mới mở cửa trở lại. Như tại xã Hướng Việt, sau những ngày mưa lũ kinh hoàng, ở xã Hướng Việt đã có nắng đã le lói trở lại. Tuy nhiên, việc khắc phục hậu quả chưa thể tiến hành được, vì một khối lượng bùn đất quá lớn bao trùm. Trước mắt, chính quyền và lực lượng biên phòng dồn lực cào bùn cho các trường học, trạm y tế. Lớp bùn non dày cả mét vẫn còn ướt nhão, cào bên này xong bên kia lại tràn sang khiến các lực lượng rất vất vả. Do bị cô lập, các phương tiện cơ giới chưa tiếp cận được, nên lực lượng biên phòng, cán bộ xã, giáo viên, và người dân chỉ sử dụng sức người để dọn dẹp. Tuy nhiên, lớp bùn quá cao, trên nhìn thì khô ráo nhưng ở dưới nước vẫn còn xâm xấp, hễ cứ đặt cào cuốc vào là nhão ra, nên đến thời điểm này vẫn chưa khắc phục hết được, đồng nghĩa với việc học sinh chưa thể đến trường.

Bà Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, ngay sau lũ, đơn vị đã tập trung chỉ đạo các trường phối hợp chính quyền địa phương triển khai công tác dọn dẹp vệ sinh, sớm đón học sinh đi học trở lại; đồng thời, yêu cầu các trường xây dựng kế hoạch dạy bù. Bên cạnh đó, Sở rà soát lại điều kiện cơ sở vật chất các trường học, trang thiết bị cũng như thiệt hại của tất cả các đơn vị, cơ sở giáo dục, để đề xuất trình UBND tỉnh Quảng Trị hỗ trợ kinh phí khắc phục nhưng hiện tại tỉnh cũng đang rất khó khăn.

“Dù mưa lũ đã qua, nhưng nhiều trường học chưa thể hoạt động trở lại vì thiệt hại quá nghiêm trọng” - bà Lê Thị Hương, cho biết.

Chung tay hỗ trợ học sinh vùng lũ

Cùng với việc hỗ trợ tiền mặt, quần áo, nhu yếu phẩm cho người dân vùng lũ, chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm trên cả nước đặc biệt quan tâm hỗ trợ học sinh, các trường học vùng lũ. Ngay khi lũ vừa rút, các xe chở quần áo, sách giáo khoa, vở viết, bút, cặp sách đã kịp thời đến với các nhà trường và các em học sinh. Nhiều học sinh sách vở, cặp, bút… đã bị lũ cuốn trôi, nay kịp thời được hỗ trợ để sớm trở lại trường. Thầy Đặng Văn Hải - Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục Nghệ An cho biết: “Đợt lũ vừa qua, hàng trăm trường học tại Nghệ An đã phát động phong trào quyên góp quần áo, sách, vở cho học sinh vùng lũ miền Trung, với sự tham gia rộng rãi và hưởng ứng tích cực của các cơ sở giáo dục. Hiện, nhiều kiện hàng hóa đã được tạp kết tại Văn phòng Sở GDĐT, chúng tôi sẽ sớm chuyển đến tận tay các em học sinh vùng lũ”. HẢI ĐĂNG

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Công nhân chung tay mang nhu yếu phẩm tới nhân dân miền Trung

Phương Quỳnh |

Nhiều công nhân đã cùng chung tay để mang những nhu yếu phẩm cần thiết đến giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở miền Trung.

Tai họa ở miền Trung đã được cảnh báo trước

Thùy Linh (thực hiện) |

Về tình hình mưa lũ gây ra sạt lở nặng nề đang diễn ra tại miền Trung, trao đổi với phóng viên Lao Động, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng: Đã có tình trạng chủ quan trong vấn đề phòng chống thiên tai.

Miền Trung tiếp tục mưa như trút nước, nguy cơ lũ quét, sạt lở vẫn chực chờ

THẢO ANH |

Trong 6 giờ qua (từ 1h-7h.30.10), các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình đã có mưa to, có nơi mưa rất to. Dự báo một số khu vực vùng núi ở các tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Công nhân chung tay mang nhu yếu phẩm tới nhân dân miền Trung

Phương Quỳnh |

Nhiều công nhân đã cùng chung tay để mang những nhu yếu phẩm cần thiết đến giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở miền Trung.

Tai họa ở miền Trung đã được cảnh báo trước

Thùy Linh (thực hiện) |

Về tình hình mưa lũ gây ra sạt lở nặng nề đang diễn ra tại miền Trung, trao đổi với phóng viên Lao Động, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng: Đã có tình trạng chủ quan trong vấn đề phòng chống thiên tai.

Miền Trung tiếp tục mưa như trút nước, nguy cơ lũ quét, sạt lở vẫn chực chờ

THẢO ANH |

Trong 6 giờ qua (từ 1h-7h.30.10), các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình đã có mưa to, có nơi mưa rất to. Dự báo một số khu vực vùng núi ở các tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.