Phải trị bệnh "ngông" của những cua rơ phóng trên làn đường 80km/h dành cho ôtô

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Chỉ có sự nghiêm khắc của Cảnh sát giao thông và mức xử phạt đủ sức răn đe mới có thể khiến cho các cua rơ đi vào làn đường 80km/h dành cho ôtô "hiểu rõ vấn đề".

Như Lao Động thông tin, thời gian qua vào những lúc sáng sớm, một số tuyến đường lớn ở Hà Nội như Võ Nguyên Giáp, Đại lộ Thăng Long... thường xuất hiện nhiều nhóm đi xe đạp thể thao "xịn sò", trang phục nổi bật... không khác gì các cua rơ chuyên nghiệp.

Điều đáng nói, nhóm người này vô tư chạy xe đạp vào làn ôtô, lạng lách, dàn hàng ngang trong làn 80 - 90km/h của ôtô bất chấp luật giao thông, gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông cùng chiều.

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với Lao Động, luật sư Quách Thành Lực, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, trong bối cảnh Việt Nam chưa có làn đường dành riêng cho xe đạp, giải pháp đạp xe vào làn đường dành riêng cho ôtô thường được nhiều cua rơ ưu tiên lựa chọn.

"Những tuyến đường này đều rộng, có nhiều làn xe, vào sáng sớm thường ít các phương tiện qua lại, không ùn tắc" - luật sư Lực nói.

Theo luật sư, việc rèn luyện sức khỏe là nhu cầu chính đáng của mỗi người, nhưng không thể xem đó là cái cớ xem thường và vi phạm luật giao thông. Trong khi đường Võ Nguyên Giáp (hướng sân bay Nội Bài) có 6 làn dành riêng cho ôtô với tốc độ tối đa 80 - 90km/h.

Do đó, việc cua rơ cố tình đạp xe dàn hàng, chiếm làn đường của các xe cùng chiều, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

 
Đoàn xe thường di chuyển với vận tốc 35-40 km/h. Ảnh: Hữu Chánh

Theo luật sư Lực, đối với hành vi trên, tùy theo tính chất, mức độ, người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính những cá nhân sử dụng xe đạp đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển (trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định) sẽ bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

Nếu người vi phạm không xuất trình được giấy tờ liên quan vào thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng sẽ tạm giữ phương tiện.

Trong trường hợp có căn cứ chứng minh rằng người thực hiện hành vi này gây ra thiệt hại nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về giao thông đường bộ" tại Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và phải bồi thường thiệt hại nếu có.

"Mức xử phạt hành chính hiện còn nhẹ, chưa thể trị được bệnh "ngông" của nhiều cua rơ khiến tình trạng này tiếp diễn nhiều năm qua. Cơ quan chức năng cần có giải pháp căn cơ cũng như tăng nặng mức xử phạt để họ nghiêm túc hơn trong quá trình luyện tập thể thao bằng xe đạp" - luật sư Lực nói.

 
Ôtô được di chuyển với tốc độ tối đa 80 - 90km/h. Ảnh: Hữu Chánh

Cùng trao đổi, chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cho biết, chỉ có sự nghiêm khắc của Cảnh sát giao thông cùng với mức xử phạt đủ sức nặng mới giúp các cua rơ này "hiểu rõ vấn đề".

"Mức phạt hiện nay còn quá nhẹ, cần điều chỉnh cho phù hợp với kinh tế người đi xe đạp. Ngày trước đi xe đạp do kinh tế không có điều kiện, ngày nay đi xe đạp còn đắt tiền hơn xe máy thì phải có chế tài mới nghiêm khắc hơn" - ông Tạo nói.

Vị chuyên gia giao thông cũng nhận định, Việt Nam hiện chưa có làn đường dành riêng cho xe đạp như các quốc gia khác trên thế giới, trong khi đó mật độ xe máy rất lớn.

Đường sá và kết cấu hạ tầng Việt Nam hiện nay chưa thực sự tạo thuận lợi cho người dân đạp xe. Mặt cắt đường còn hẹp, chỉ từ 7 - 11 m khiến xe đạp lẫn lộn với các phương tiện, đe dọa an toàn giao thông.

Hơn nữa, mạng lưới xe đạp công cộng tại các thành phố lớn như Hà Nội chưa thực sự phát triển; ứng dụng giao thông thông minh phục vụ gọi xe, trông giữ xe đạp chưa có.

Ông Khương Kim Tạo khuyến nghị, trong tương lai nếu mở rộng mặt đường lên 20 - 30 m, có thể xây dựng làn đường riêng với giải phân cách cứng dành riêng cho xe đạp.

"Cơ quan chức năng cũng cần xem xét, nâng cao cơ sở hạ tầng, tạo "sân chơi" cho những người yêu đạp xe hoạt động" - ông Tạo nói.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Cua rơ biến đường 80km/h dành cho ôtô thành đường tập

HỮU CHÁNH |

Các cua rơ vô tư biến làn đường 80km/h dành cho ôtô trên đường Võ Nguyên Giáp thành "đường tập" khiến nhiều tài xế bất an.

Hà Nội: Dịch vụ cho thuê xe đạp ở Hồ Tây luôn "cháy xe" vào cuối tuần

Thu Hiền |

Dù chưa bước vào mùa hè nhưng số lượng người dân sử dụng dịch vụ đạp xe ở hồ Tây tăng cao, cũng nhờ thế mà nhiều tiểu thương cho thuê xe đạp trên phố Trích Sài (Tây Hồ, Hà Nội) kiếm 5-7 triệu đồng/ngày.

Người dân TP Hồ Chí Minh thích xe đạp công cộng nhưng mong sẽ cải thiện hơn

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TP Hồ Chí Minh hiện là địa phương thí điểm mô hình xe đạp công cộng thành công được nhiều người dân sử dụng. Với đề xuất mở rộng mô hình này ở Quận 1, nhiều người dân bày tỏ những góp ý để cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng của xe đạp công cộng hơn.

Đi xe đạp, đi bộ vẫn có thể bị phạt vì vi phạm luật giao thông

Quý An |

Một bộ phận người dân vẫn mang ý nghĩ rằng đi bộ hoặc đi xe đạp tham gia giao thông sẽ không bị phạt.

Tai nạn liên hoàn trên cầu La Ngà làm 1 người tử vong, 5 người bị thương

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 27.4, trên quốc lộ 20 (đoạn qua xã La Ngà, huyện Định Quán) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ôtô 7 chỗ, xe tải và xe máy khiến 6 người bị thương vong và gây ùn tắc cục bộ khu vực cầu La Ngà.

Phú Quốc thông tin vụ gần 300 người phản ứng, xô xát với bảo vệ cảng An Thới

NHÓM PV |

Vụ phản ứng dẫn đến xô xát giữa người dân và lực lượng bảo vệ tại cảng An Thới (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) đã làm nhiều người bị thương, cơ quan chức năng cũng đã tạm giữ nhiều đối tượng liên quan đến vụ việc.

Đại học Hàng hải lên tiếng về việc tăng học phí gần 500.000 đồng/tín chỉ

Mai Dung |

Báo Lao Động nhận được phản ánh của nhiều sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế - Trường đại học Hàng Hải Việt Nam bức xúc trước thông tin về phương án thu học phí năm học 2023 - 2024 khi có những học phần, sinh viên sẽ phải đóng chênh đến gần 500.000 đồng/tín chỉ so với năm học trước.

Tai nạn lao động là điều không ai muốn

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Có mặt tại buổi Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2023 diễn ra vào chiều 27.4, ông Đào Văn Chi (SN 1974, trú tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) - công nhân Công ty TNHH cơ khí đúc Toàn Thắng - không khỏi vui mừng khi ông là 1 trong 8 người lao động bị tai nạn lao động sẽ được nhận quà từ lãnh đạo Đảng, Chính phủ.

Hà Nội: Cua rơ biến đường 80km/h dành cho ôtô thành đường tập

HỮU CHÁNH |

Các cua rơ vô tư biến làn đường 80km/h dành cho ôtô trên đường Võ Nguyên Giáp thành "đường tập" khiến nhiều tài xế bất an.

Hà Nội: Dịch vụ cho thuê xe đạp ở Hồ Tây luôn "cháy xe" vào cuối tuần

Thu Hiền |

Dù chưa bước vào mùa hè nhưng số lượng người dân sử dụng dịch vụ đạp xe ở hồ Tây tăng cao, cũng nhờ thế mà nhiều tiểu thương cho thuê xe đạp trên phố Trích Sài (Tây Hồ, Hà Nội) kiếm 5-7 triệu đồng/ngày.

Người dân TP Hồ Chí Minh thích xe đạp công cộng nhưng mong sẽ cải thiện hơn

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TP Hồ Chí Minh hiện là địa phương thí điểm mô hình xe đạp công cộng thành công được nhiều người dân sử dụng. Với đề xuất mở rộng mô hình này ở Quận 1, nhiều người dân bày tỏ những góp ý để cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng của xe đạp công cộng hơn.

Đi xe đạp, đi bộ vẫn có thể bị phạt vì vi phạm luật giao thông

Quý An |

Một bộ phận người dân vẫn mang ý nghĩ rằng đi bộ hoặc đi xe đạp tham gia giao thông sẽ không bị phạt.