Phải làm gì khi dịch bệnh COVID-19 đã lây lan trong cộng đồng

Thùy Linh |

Hiện Việt Nam đã xuất hiện những trường hợp mắc bệnh COVID-19 không tìm được ca đầu tiên như tại ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai, ca bệnh 237 người Thụy Điển, ca bệnh 243 ở Mê Linh, Hà Nội hay ca bệnh 251 tại Hà Nam. Thực tế này chứng tỏ dịch bệnh đã lây lan ra cộng đồng.

Không phải nguồn lây bệnh nào cũng tìm ra

Đánh giá về các ca bệnh không rõ nguồn lây, chuyên gia truyền nhiễm, GS.TS Nguyễn Văn Kính- nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho rằng: "Trong tất cả các bệnh truyền nhiễm, nhiều loại bệnh có thể có tới 10- 15% không rõ nguồn lây. Kinh nghiệm tổng kết của thế giới cũng cho thấy không phải nguồn lây bệnh nào cũng tìm ra, bệnh COVID-19 cũng vậy. Trong khi đó, các bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng, không làm xét nghiệm, họ vẫn sống bình thường nên không sao tìm ra nguồn lây được"

GS.TS Nguyễn Văn Kính- nguyên Giám đốc BV Nhiệt đới TƯ. Ảnh: NV
GS.TS Nguyễn Văn Kính- nguyên Giám đốc BV Nhiệt đới TƯ. Ảnh: NV

Trước câu hỏi dịch bệnh đã lây lan trong cộng đồng, chúng ta có thể xét nghiệm toàn dân để tìm ra những bệnh nhân mắc COVID-19 hay không? Theo Giáo sư Kính, nếu chúng ta làm chiến dịch xét nghiệm ngẫu nhiên thì có thể tìm ra bệnh nhân COVID-19. Giống như Hàn Quốc làm xét nghiệm kháng thể cho toàn dân, khối lượng xét nghiệm rất lớn đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn để làm.

"Tôi cho rằng cách này không phù hợp với điều kiện ở nước ta. Chưa kể, đáp ứng dịch của mỗi người là khác nhau, nhiều người không có đáp ứng với dịch nên virus mới có thể tồn tại lâu trong cơ thể họ, có người thì không có triệu chứng... Vậy thì không thể nào làm xét nghiệm toàn dân được"- Giáo sư Nguyễn Văn Kính nói. 

Vị chuyên gia bệnh truyền nhiễm này cũng nhận định, hiện bệnh COVID-19 do SARS-CoV-2 chưa có vắc xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy chúng ta chỉ có thể khoanh vùng, dập dịch khi phát hiện ra các ca bệnh ngoài cộng đồng.

Cần quyết liệt giãn cách xã hội

Đồng quan điểm này, PGS.TS Trần Đắc Phu- Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam cho rằng thực tế hiện nay Việt Nam đã có những trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng nhưng rất khó phát hiện nguồn lây, tốn nhiều công sức, chỉ những trường hợp nào cần thiết mới xét nghiệm để khẳng định nguồn lây.

“Tìm nguồn lây nhiễm quan trọng nhưng trong trường hợp đã có lây nhiễm trong cộng đồng, ưu tiên hàng đầu là triển khai ngay các giải pháp cách ly, khoanh vùng, dập dịch, không để dịch lan rộng. Vì vậy, các địa phương khi gặp các ca nhiễm tương tự, không được mất cảnh giác, chủ quan, nghĩ ngay rằng các ca nhiễm mới có liên quan để ổ dịch cũ” PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

 
PGS.TS Trần Đắc Phu. Ảnh: VGP

Nói thêm về giải pháp ở thời điểm hiện nay, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam đề nghị cùng với công tác ngăn chặn, phải triệt để phát hiện các ca nhiễm, tiến hành cách ly, xét nghiệm những người tiếp xúc, có liên quan để tiến hành khoanh vùng, dập dịch ngay.

Chúng ta cũng cần quyết liệt thực hiện giãn cách xã hội, không để người nhiễm tiếp xúc với người lành, phát hiện sớm trong cộng đồng các ổ dịch nhỏ, khoanh vùng, cách ly sớm nhất.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, vì có lây trong cộng đồng, chúng ta không biết ai là người đang nhiễm, chúng ta cũng không biết đâu là nguồn bệnh. Có thể lúc này chưa thấy nhiều ca lây trong cộng đồng nhưng có thể có ca mắc mà không biết.

Việc giãn cách xã hội là làm sao để người bệnh không tiếp xúc với người lành, người lành không tiếp xúc với người bệnh như vậy mới không bị lây. Trong thời gian nhất định 14 ngày, mầm bệnh trong đối tượng mắc bệnh không còn khả năng lan truyền nữa.

“Việc giãn cách xã hội là vô cùng quan trọng. Việt Nam làm rất quyết liệt, làm sớm trong thời điểm khi số ca bệnh trong cộng đồng chưa phải là cao. Tuy nhiên việc giãn cách phải làm quyết liệt triệt để tất cả các nơi, chứ không thể nơi này làm, nơi kia không quyết liệt. Chúng ta không biết đâu là ổ dịch, không biết ai là người mang mầm bệnh”- PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bệnh nhân 251 chưa rõ nguồn lây: Nằm viện dài ngày, tiếp xúc nhiều người

Thùy Linh |

Bệnh nhân mắc COVID-19 số 251 nằm viện dài ngày, tiếp xúc với nhiều người, vì thế nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người khác rất lớn. Hiện vẫn chưa xác định được trường hợp F0 trong tình huống này.

Chuyên gia y tế: Đề xuất kéo dài thời gian giãn cách xã hội là phù hợp

Thùy Linh |

Mới đây, tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời gian áp dụng giãn cách xã hộinếu thấy cần thiết.

Cả nước có thêm 27 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh

Thùy Linh |

Thông tin từ Tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết: Hôm nay (7.4), cả nước có 27 bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 được công bố khỏi bệnh.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Bệnh nhân 251 chưa rõ nguồn lây: Nằm viện dài ngày, tiếp xúc nhiều người

Thùy Linh |

Bệnh nhân mắc COVID-19 số 251 nằm viện dài ngày, tiếp xúc với nhiều người, vì thế nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người khác rất lớn. Hiện vẫn chưa xác định được trường hợp F0 trong tình huống này.

Chuyên gia y tế: Đề xuất kéo dài thời gian giãn cách xã hội là phù hợp

Thùy Linh |

Mới đây, tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời gian áp dụng giãn cách xã hộinếu thấy cần thiết.

Cả nước có thêm 27 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh

Thùy Linh |

Thông tin từ Tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết: Hôm nay (7.4), cả nước có 27 bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 được công bố khỏi bệnh.