Phá rừng quy mô "khủng" ở Kon Tum: Từ dự đoán thiệt hại 10m3, đã lên 147m3

THANH TUẤN |

Kon Tum – Vụ phá rừng quy mô lớn ở xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đang được cơ quan chức năng điều tra, làm sáng tỏ. Từ những thông tin đã có, có thể thấy trong vụ phá rừng này lại có nhiều điểm khá “kỳ lạ” so với các vụ án phá rừng thường thấy.

“Con voi chui lọt lỗ kim” 

Như Báo Lao Động đưa tin, tại xã biên giới Mo Rai, huyện Sa Thầy, lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy quản lý lại phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn. Tại hiện trường, có hàng chục cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ với tổng thiệt hại lên đến 147m3 gỗ. Các cây gỗ có giá trị như bằng lăng, sơn huyết, dổi… bị cưa hạ, dấu vết còn mới.

Theo ghi nhận của PV tại hiện trường thì vị trí phá rừng tại nhiều địa điểm khác nhau trong vùng rừng mênh mông, rộng lớn, giáp với Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Từ trung tâm xã Mo Rai, muốn vào tận nơi phải đi bộ hơn 3 tiếng đồng hồ luồn rừng.

Thân gỗ còn nằm lại tại hiện trường. Ảnh T.T
Thân gỗ còn nằm lại tại hiện trường. Ảnh T.T

Với các vụ phá rừng thường thấy, khi cưa hạ cây gỗ nào thì lâm tặc lập tức cưa xẻ thành phách, hộp gỗ rồi “tời” ra khỏi rừng, đốt gốc, bìa nhánh phi tang, xoá dấu vết.

Với hiện trường bị xoá dấu vết thì việc kiểm đếm, xác định thời gian chặt hạ, khối lượng gỗ thiệt hại… của cơ quan điều tra sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Khi khối lượng gỗ thiệt hại bị giảm xuống thì sẽ có lợi cho nhóm lâm tặc khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự và “sa lưới” pháp luật.

Nhưng ở vụ án phá rừng tại xã Mo Rai, các đối tượng cưa hạ cây gỗ hàng loạt, số lượng lớn cây gỗ còn nằm tại hiện trường. Có thể địa hình núi sâu, hiểm trở lâm tặc chưa thể vận chuyển gỗ ra ngay được.

Vị trí phá rừng không nằm ở thượng nguồn con sông nào chảy qua, lâm tặc không thể đưa gỗ xuôi theo dòng sông, suối về hạ nguồn. Muốn đưa gỗ ra khỏi rừng chỉ duy nhất một con đường độc đạo nối với xã Mo Rai. Trên con đường này lại có đến 2-3 chốt bảo vệ rừng của đoàn liên ngành bao gồm: UBND xã – Kiểm lâm địa bàn – Bộ đội Biên phòng tỉnh – Bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy.

Nếu các chốt bảo vệ rừng này làm đúng chức năng, nhiệm vụ thì “con voi không thể chui lọt lỗ kim”. Lâm tặc không thể bước chân vào rừng chứ đừng nói việc xách cưa, dựng lán trại ăn ở dài ngày trong rừng được.

Rừng mất, lực lượng bảo vệ rừng ở đâu ?

Thêm một điều bất thường trong vụ phá rừng này nữa, đó là việc đoàn liên ngành tại xã Mo Rai lại làm khó dễ, ngăn cản báo chí tác nghiệp khi tìm cách tiếp cận hiện trường, chụp hình, quay phim khu vực rừng và nơi phủ bạt che dấu gỗ.

Số gỗ khu vực bìa rừng phát hiện được chỉ là số lượng rất nhỏ, khai thác bất hợp pháp trong rừng, chưa kịp tẩu tán. Tuy nhiên điều này lại nói lên rằng, rừng ở Mo Rai bị …chảy máu từng ngày dù có sự xuất hiện thường trực của đoàn liên ngành và cách chốt bảo vệ rừng chưa đầy 50m. 

Lâm tặc chọn gốc cây lớn, có giá trị. Ảnh T.T
Lâm tặc chọn gốc cây lớn, có giá trị. Ảnh T.T

Ngay sau khi phát hiện vụ việc phá rừng thì số liệu gỗ thiệt hại lại bất nhất, không rõ ràng. Ông Nguyễn Văn Tuyên – Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy cho biết: “Ban đầu vụ khai thác gỗ có thể thiệt hại trên 10m3 gỗ, đủ để khởi tố vụ án hình sự, tuy nhiên cần mở rộng hiện trường thêm”. Ông Võ Sỹ Chung – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum thì cho biết, thông tin ban đầu có khoảng 40m3 gỗ bị thiệt hại.  Tuy nhiên, thống kê chính xác nhất tổng số gỗ thiệt hại là 147m3 - con số lớn so với nhiều vụ phá rừng khác ở Tây Nguyên hiện nay.

Gỗ tang vật thu về trong một vụ phá rừng trước đó. Ảnh T.T
Gỗ tang vật thu về trong một vụ phá rừng trước đó. Ảnh T.T

Trước vụ việc phá rừng nghiêm trọng này, ông Lê Ngọc Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo cơ quan Công an khẩn trương, điều tra xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật. Tất nhiên, vừa truy bắt các đối tượng phá rừng, cũng cần điều tra làm rõ thêm trách nhiệm của chủ rừng, kiểm lâm địa bàn tại huyện Sa Thầy.

Bởi nhiều lực lượng liên ngành cùng chốt chặn, canh giữ kiểm soát rừng, chỉ cần người lạ vào khu vực biên giới thì từ… đầu làng ai cũng biết. Vì sao cả nhóm lâm tặc ngang nhiên hoạt động giữa rừng dài ngày thì cơ quan bảo vệ rừng lại không hề hay biết.

Để làm rõ câu hỏi này cũng là phần trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện Sa Thầy, Công an tỉnh Kon Tum.  

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Rừng biên giới Kon Tum lại… "chảy máu"

THANH TUẤN |

Kon Tum - Tại xã biên giới Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy quản lý lại phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn. Tại hiện trường, có hàng chục cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ với tổng thiệt hại ước tính lên đến 150m3 gỗ. 

Lại phá rừng dữ dội ở biên giới Kon Tum

Thanh Tuấn |

Kon Tum - Khu vực biên giới ở huyện Sa Thầy, những cánh rừng tự nhiên liên tục bị “chảy máu”. Tại xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy quản lý, có hàng chục cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ. Tình trạng phá rừng nơi đây thường diễn ra trên diện tích lớn.

Từ vụ bắt giữ gỗ lậu, phát hiện việc phá rừng tự nhiên ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Cơ quan chức năng huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) liên tiếp phát hiện các vụ vận chuyển, tàng trữ gỗ trái phép, từ đó kiểm tra mới "lòi" ra việc phá rừng tự nhiên.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Rừng biên giới Kon Tum lại… "chảy máu"

THANH TUẤN |

Kon Tum - Tại xã biên giới Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy quản lý lại phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn. Tại hiện trường, có hàng chục cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ với tổng thiệt hại ước tính lên đến 150m3 gỗ. 

Lại phá rừng dữ dội ở biên giới Kon Tum

Thanh Tuấn |

Kon Tum - Khu vực biên giới ở huyện Sa Thầy, những cánh rừng tự nhiên liên tục bị “chảy máu”. Tại xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy quản lý, có hàng chục cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ. Tình trạng phá rừng nơi đây thường diễn ra trên diện tích lớn.

Từ vụ bắt giữ gỗ lậu, phát hiện việc phá rừng tự nhiên ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Cơ quan chức năng huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) liên tiếp phát hiện các vụ vận chuyển, tàng trữ gỗ trái phép, từ đó kiểm tra mới "lòi" ra việc phá rừng tự nhiên.