Ông Tây trực chốt "pháo đài" phòng, chống COVID-19 phường Ngọc Thuỵ

PHẠM ĐÔNG |

Từ đầu tháng 8 đến nay, người dân ra vào ngõ 424 Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) đều bày tỏ ngạc nhiên với hình ảnh một người nước ngoài cao ráo, gầy gò làm nhiệm vụ tại chốt kiếm soát dịch COVID-19 trên địa bàn. Anh tên là Benjamin Meyer - quốc tịch Pháp, người dân xung quanh thường gọi anh với cái tên trìu mến "Ông Tây trực chốt".

Anh Benjamin Meyer (sinh năm 1984, trú tại phường Ngọc Thuỵ, Long Biên) là một người Pháp hiện đang làm việc cho một công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm có trụ sở tại Hà Nội. Dù đã sinh sống và làm việc ở Việt Nam từ năm 2013 nhưng anh vẫn gặp khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng Việt. Để giao tiếp được với mọi người anh phải nhờ sự trợ giúp của chị Hằng - vợ của anh.

Mặc dù gặp trở ngại về ngôn ngữ nhưng khi nhận được lời vận động từ địa phương - các hộ gia đình tham gia lập chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19, anh không ngần ngại tình nguyện tham gia.

 
Anh Benjamin Meyer và vợ. Ảnh: V.Đ

Theo anh Benjamin Meyer, anh tích cực tham gia phòng, chống dịch bởi tình yêu với đất nước, con người Việt Nam. Bởi anh đã coi nơi đây là nhà và những người Việt Nam là người thân, bạn bè của mình.

Chính vì vậy, trong giai đoạn chống lại dịch bệnh hết sức khó khăn hiện nay, anh cũng mong muốn được tham gia đóng góp cùng với các hoạt động phòng chống dịch của địa phương.

"Là một người lao động, có sức khỏe nay phải ở yên một chỗ nhìn những người đáng tuổi cha, chú mình tham gia chốt trực chống dịch, chúng tôi rất áy náy. Do đó, khi UBND phường Ngọc Thuỵ kêu gọi, tôi đã hăng hái nhận nhiệm vụ" - anh chia sẻ.

 
Tấm băng "Tổ COVID-19 cộng đồng" được anh đeo lên tay một cách đầy tự hào.

Đối với anh, đây là một trong những hoạt động rất tốt đẹp cho cộng đồng. Chính vì vậy, anh rất vui khi được đóng góp công sức của mình trong công tác phòng chống dịch bệnh. Anh Benjamin cũng mong rằng chút công sức nhỏ của anh sẽ góp phần vào việc giúp Việt Nam sớm vượt qua đại dịch.

 
Nhiều chốt mềm phòng chống dịch COVID-19 có lực lượng thường trực được dựng lên ở phường Ngọc Thụy.

Tại đây, các chốt mềm được lập lên tại các tổ dân phố với mục đích kiểm soát toàn bộ người và phương tiện ra vào. Tất cả những người muốn ra vào đều phải có giấy đi đường hợp lệ và giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong thời gian được quy định. 

Do không giao tiếp được bằng tiếng Việt nên công việc tại chốt của cũng gặp đôi chút khó khăn và chủ yếu anh hỗ trợ mọi người tại chốt trực.

Dù không giao tiếp tốt
Anh Benjamin Meyer đang làm nhiệm vụ tại ngõ 424 Ngọc Thụy.

Đeo băng "Tổ COVID-19 cộng đồng" lên cánh tay chuẩn bị làm nhiệm vụ, người đàn ông quốc tịch Pháp này cho hay, khó khăn duy nhất của anh khi thực hiện nhiệm vụ tại chốt là không giao tiếp được bằng tiếng Việt. Vì vậy, nhiệm vụ của anh tại chốt chủ yếu là hỗ trợ như kéo barie hay vận chuyển nước uống,... để mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ.

"Tôi cảm thấy may mắn khi ở nơi tôi làm nhiệm vụ, mọi người ra vào đều tuân thủ đúng quy định và họ cũng hiểu công việc chúng tôi đang làm là bảo đảm an toàn cho người dân trước đại dịch nên công việc rất thuận lợi" - anh tâm sự.

 
Anh Benjamin Meyer rất tích cực hỗ trợ mọi người trong ca trực.

Ông Trịnh Thanh Hà - Tổ trưởng tổ dân phố 18 - phường Ngọc Thụy cho biết, dù anh Benjamin Meyer không giao tiếp tốt bằng tiếng Việt nhưng bù lại anh có sự nhiệt tình và trách nhiệm. Kể từ thời điểm bắt đầu được phân công làm nhiệm vụ, Benjamin luôn có mặt đầy đủ và đúng giờ. Anh rất cởi mở, luôn vui vẻ khiến người dân có nhiều thiện cảm.

“Ông tây trực chốt” - là cái tên trìu mếm mà người dân xung quanh đặt cho anh Benjamin.
“Ông tây trực chốt” - là cái tên trìu mến mà người dân xung quanh đặt cho anh Benjamin.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Viết Tấn - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy phường Ngọc Thụy cho biết: "Hiện nay tại phường Ngọc Thụy đang thực hiện 26 chốt mềm và 50 chốt cứng tại các tổ dân phố duy trì các chốt trực 24/24 để kiểm soát người đi ra đi vào tổ dân phố.

Để cùng chung tay đẩy lùi đại dịch phường rất chào đón và hoan nghênh tất cả người dân đang sinh sống trên địa bàn  không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài tham gia công tác phòng chống dịch".

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội liệu có thể giãn cách xã hội toàn thành phố thêm lần thứ 4?

Hà Phương |

GS Nguyễn Anh Trí - Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương nhận định, thực tiễn tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội đòi hỏi cần giãn cách xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả của việc giãn cách phụ vào ý thức chấp hành quy định phòng dịch phòng, chống dịch.

Lập tổ công tác đặc biệt kiểm soát dịch COVID-19 và tiêu thụ sầu riêng

Phan Tuấn |

Huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk được xem là “thủ phủ” của cây sầu riêng với sản lượng ước tính 50.000 tấn. Nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh huyện Krông Pắk đã lập Tổ công tác giám sát việc khai báo y tế, yêu cầu thương lái thu mua sầu riêng 3 ngày phải test COVID-19 một lần.

Hà Nội: Họp chợ "chui" ngay gần ổ dịch COVID-19 ở quận Thanh Xuân

Tô Thế |

Hoạt động họp chợ diễn ra vào khoảng 3h30 sáng tại khu vực trước cổng đình Giáp Nhất (Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội). Đáng nói, thời điểm này quận Thanh Xuân đang là địa bàn có nguy cơ cao nhất về lây nhiễm COVID-19 ở Hà Nội.


Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Hà Nội liệu có thể giãn cách xã hội toàn thành phố thêm lần thứ 4?

Hà Phương |

GS Nguyễn Anh Trí - Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương nhận định, thực tiễn tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội đòi hỏi cần giãn cách xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả của việc giãn cách phụ vào ý thức chấp hành quy định phòng dịch phòng, chống dịch.

Lập tổ công tác đặc biệt kiểm soát dịch COVID-19 và tiêu thụ sầu riêng

Phan Tuấn |

Huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk được xem là “thủ phủ” của cây sầu riêng với sản lượng ước tính 50.000 tấn. Nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh huyện Krông Pắk đã lập Tổ công tác giám sát việc khai báo y tế, yêu cầu thương lái thu mua sầu riêng 3 ngày phải test COVID-19 một lần.

Hà Nội: Họp chợ "chui" ngay gần ổ dịch COVID-19 ở quận Thanh Xuân

Tô Thế |

Hoạt động họp chợ diễn ra vào khoảng 3h30 sáng tại khu vực trước cổng đình Giáp Nhất (Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội). Đáng nói, thời điểm này quận Thanh Xuân đang là địa bàn có nguy cơ cao nhất về lây nhiễm COVID-19 ở Hà Nội.