Ông chủ "siêu bơm" phản biện khi bị chê “ngu dốt về thủy động lực học”

Trường Sơn |

Trước một số ý kiến cho rằng công nghệ chống ngập bằng bơm thông minh cho đường Nguyễn Hữu Cảnh là "phản khoa học", “ngu dốt về thủy động lực học”, “chống ngập bằng “siêu” máy bơm là bánh vẽ”, ông Nguyễn Tăng Cường – TGĐ Cty CP Tập đoàn công nghiệp Quang Trung đã lên tiếng phản biện bằng một công văn gửi đến các cơ quan báo chí.


Ông Nguyễn Tăng Cường - TGĐ Cty CP Tập đoàn công nghiệp Quang Trung.
Ông Nguyễn Tăng Cường - TGĐ Cty CP Tập đoàn công nghiệp Quang Trung.
Phản biện ý kiến, nhận định của hàng loạt chuyên gia

Cụ thể, trong một bài báo, chuyên gia TS. Nguyễn Thành Sơn có cho rằng, “dùng bơm chống ngập cho thành phố là phản khoa học, trên thế giới không có nơi nào dùng bơm để chống ngập cho thành phố”, ông Cường giải thích rằng, “các vị cứ vào mạng kiểm tra, có rất nhiều các nước văn minh đã và đang dùng bơm khủng để chống ngập cho thành phố như Malaysia, Singapore, Hà Lan…”.

Trước nhận định rằng Cty Quang Trung “ngu dốt không hiểu biết về môn thủy động lực học”, “các bơm thông thường đường kính ống hút phải kín, nếu hở thì sinh ra “quả đấm thủy lực”, “nên dùng nhiều bơm nhỏ có công suất 500m3/h, để khi nước ít thì dùng một bơm, khi nước về nhiều thì dùng nhiều bơm” của vị chuyên gia này, phía Cty Quang Trung giải thích rằng, TPHCM đã mua nhiều loại bơm công suất từ 1.000-2.700m3/h sử dụng nhưng vẫn không hiệu quả.

“Chúng tôi đã nghiên cứu loại bơm đặc biệt có thể hoạt động tốt ở điều kiện đường ống hút bị hở và trong cống có độ nhớt đậm đặc và có nhiều tạp chất, và có giải công suất mềm từ 27.000m3/h đến 96.000m3/h, dưới 27.000m3 vẫn hoạt động được. Loại bơm này dùng để chống ngập nước lúc cực đại, khi vận hành thì trong vòng 15 – 20 phút là giải quyết hết ngập, sau đó bơm duy trì vì nước các nơi vẫn đổ về.

Cty Quang Trung cho rằng không tự nhiên mà miếng ván này lại chắn ngang miệng thu nước của máy bơm trong trận mưa ngày 1.6 vừa qua. Ảnh: T.S
Cty Quang Trung cho rằng không tự nhiên mà miếng ván này lại chắn ngang miệng thu nước của máy bơm trong trận mưa ngày 1.6 vừa qua. Ảnh: T.S

Nếu lắp bơm nhỏ khoảng 500m3/h với vũ lượng mưa 100mm để bơm ở khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh như vị chuyên gia TS. Nguyễn Thành Sơn và TS. Hồ Long Phi phản biện thì phải bơm mất 200 giờ mới bơm hết nước, còn nếu dùng 3 bơm thì hết 66 giờ. Toàn bộ lưu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh là 123ha, trong đó có 49ha cốt nền thấp dưới 1,5m, có gần 70ha có cốt nền cao hơn đều đổ dồn nước trên bề mặt và trong các cống nhỏ về đường Nguyễn Hữu Cảnh và có một tuyến đường ống cống duy nhất đổ ra sông Sài Gòn.

“Công thức của chuyên gia TS. Nguyễn Thành Sơn và TS. Hồ Long Phi, TS. Phạm Sanh đưa ra, ai cũng được học và được coi như trình độ công nghệ 1.0, còn loại bơm của chúng tôi đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đang sử dụng có hiệu quả là công nghệ 4.0” – công văn của Cty Quang Trung viết.

Về nhận định của TS. Phạm Sanh - chuyên gia giao thông và TS. Vũ Hải, người có 50 năm kinh nghiệm thoát nước - rằng máy bơm của Cty Quang Trung hút mạnh sẽ gây ra vỡ ống cống và tạo ra các hố tử thần, thiết kế công trình không đúng tiêu chuẩn..., ông Nguyễn Tăng Cường giải thích, Cty Quang Trung không thiết kế công trình mà chỉ tận dụng hệ thống cống có sẵn của thành phố để đặt hệ thống bơm và đã hoạt động được 21 lần thành công, có hiệu quả tốt, chưa bị chỗ nào vỡ cống và chưa có chỗ nào phát sinh ra hố tử thần.

“Chúng ta phải nhìn vào thực tế, hố tử thần thì chưa thấy, chỉ thấy người dân bị tai nạn do ngập không nhìn thấy đường, một số trường hợp đã bị tử vong do chui xuống ống cống” – Cty Quang Trung nêu quan điểm.

Đặt “bài toán” cho các chuyên gia

Dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới, Cty Quang Trung cho rằng, cốt nền của TPHCM lún từ 1cm - 3cm/năm, trong khi nước biển dâng cao từ 1cm -3cm/năm do nhiệt độ trái đất nóng lên, khoảng trên 60% diện tích đất của TPHCM bị ảnh hưởng do triều cường khiến TPHCM có gần 100 điểm ngập do mưa và triều cường, trải đều các quận, huyện. Các khu vực này cốt nền đều dưới 1,5m, trong khi mực nước đỉnh triều từ 1,65m đến 1,68m.

Để có hệ thống thoát nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng thì phải có độ dốc thủy lực 0,1% ÷ 0,3%, có nghĩa là cứ 1.000m cống thì độ dốc thủy lực tối thiểu là 1m, tối đa là 3m và trung bình là 2m. Hiện nay, 1 số chuyên gia đang cố tình tư vấn cho thành phố nên nâng đường và thay cống lớn tại các điểm ngập trũng…, như thế sẽ không hiệu quả và gây lãng phí tiền của nhân dân.

Công trình máy bơm chống ngập đường Nguyến Hữu Cảnh. Ảnh: T.S
Công trình máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: T.S

Ví dụ, giải pháp nâng đường từ cốt nền 1,5m lên cốt nền 2m hệ quả sau nâng đường là nhà của dân sẽ thấp hơn mặt đường từ 50cm đến 80cm, sẽ thành “ao”, gây bức xúc cho người dân do đảo lộn cuộc sống, sản xuất kinh doanh. Nếu thay cống 2mx2m thì độ dốc thủy lực chỉ đạt 0,3m - 0.4m, đạt 1/3 độ dốc thủy lực tối thiểu so với tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

Với độ dốc này, khi có triều cường lên, kết hợp với mưa to thì dù có nâng cao đường lên và thay cống lớn vẫn bị ngập nặng. Ví dụ như đường Kinh Dương Vương, đường Nguyễn Văn Quá, đường Lê Văn Lương và kể cả đường Huỳnh Tấn Phát tới đây cũng sẽ bị ngập nặng tương tự. Còn nếu để cốt nền như cũ mà thay cống lớn lên 2mx2m thì nước không thoát ra sông, mà ngoài sông lại chảy vào nơi bị úng ngập, thậm chí còn bị ngập nặng hơn.

“Vậy các chuyên gia có cao kiến nào để có giải pháp tốt hơn giúp cho thành phố chống ngập tại gần 100 điểm ngập nói trên? Còn nếu không có giải pháp nào tốt hơn thì mong các chuyên gia ủng hộ chúng tôi đặt bơm để chống ngập cho thành phố như Hà Lan đang làm. Nếu vị chuyên gia nào chưa hiểu về công nghệ bơm của chúng tôi thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi” – ông Nguyễn Tăng Cường nêu quan điểm.


Trường Sơn
TIN LIÊN QUAN

TPHCM nghiên cứu đề xuất chống ngập khu Tân Sơn Nhất bằng bơm "siêu khủng"

Trường Sơn |

Mới đây, sau khi nhận được đề xuất chống ngập cho 2 tuyến đường Phan Huy Ích và Nguyễn Văn Quá cùng một phần sân bay Tân Sơn Nhất từ đối tác, UBND TPHCM đã chỉ đạo Sở GTVT nghiên cứu, tham mưu Thường trực UBND xem xét.

Rác nghẹt cống, Sài Gòn ngập nước!

Đông Anh |

Mới đây, UBND TPHCM đã buộc phải có quy định… bảo vệ khu vực máy bơm “khủng” chuyên dùng bơm nước chống ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh. Trong đó, xuất phát từ lý do có quá nhiều rác trôi về, gây nghẹt các họng cống dẫn nước, gây ra tình trạng nước không đổ về máy bơm… Thực trạng quá nhiều rác, dẫn đến việc nước không thoát, gây ngập nước trên rất nhiều tuyến đường đang là vấn nạn của TPHCM.

Không muốn vô cảm với dân, chủ “siêu máy bơm” tình nguyện chống ngập thêm 1 tháng

T.S |

Hôm nay (6.6), chủ đầu tư hệ thống bơm thông minh chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh cho biết đã gửi thông báo cho Trung tâm chống ngập TPHCM với nội dung: Dù đã quá hạn 45 ngày, đơn vị này vẫn chưa cung cấp đơn giá thuê dịch vụ như hợp đồng đã qui định nhưng phía chủ đầu tư vẫn tình nguyện vận hành máy bơm thêm 1 tháng nữa.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

TPHCM nghiên cứu đề xuất chống ngập khu Tân Sơn Nhất bằng bơm "siêu khủng"

Trường Sơn |

Mới đây, sau khi nhận được đề xuất chống ngập cho 2 tuyến đường Phan Huy Ích và Nguyễn Văn Quá cùng một phần sân bay Tân Sơn Nhất từ đối tác, UBND TPHCM đã chỉ đạo Sở GTVT nghiên cứu, tham mưu Thường trực UBND xem xét.

Rác nghẹt cống, Sài Gòn ngập nước!

Đông Anh |

Mới đây, UBND TPHCM đã buộc phải có quy định… bảo vệ khu vực máy bơm “khủng” chuyên dùng bơm nước chống ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh. Trong đó, xuất phát từ lý do có quá nhiều rác trôi về, gây nghẹt các họng cống dẫn nước, gây ra tình trạng nước không đổ về máy bơm… Thực trạng quá nhiều rác, dẫn đến việc nước không thoát, gây ngập nước trên rất nhiều tuyến đường đang là vấn nạn của TPHCM.

Không muốn vô cảm với dân, chủ “siêu máy bơm” tình nguyện chống ngập thêm 1 tháng

T.S |

Hôm nay (6.6), chủ đầu tư hệ thống bơm thông minh chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh cho biết đã gửi thông báo cho Trung tâm chống ngập TPHCM với nội dung: Dù đã quá hạn 45 ngày, đơn vị này vẫn chưa cung cấp đơn giá thuê dịch vụ như hợp đồng đã qui định nhưng phía chủ đầu tư vẫn tình nguyện vận hành máy bơm thêm 1 tháng nữa.