"Ông chủ" khuyết tật và hành trình tạo việc làm cho người đồng cảnh ngộ

Kim Anh - Phạm Đông |

Bằng nghị lực, tinh thần vươn lên trước số phận khi bị khuyết tật, ông Phạm Việt Hoài (47 tuổi, Vạn Phúc, Hà Đông, TP Hà Nội) đã tạo việc làm cho những người đồng cảnh ngộ.

Những ngày giữa tháng 11, trong căn nhà nhỏ ở số 123 Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội), âm thanh của tiếng kéo cắt vải, tiếng máy may làm rộn ràng lên không khí làm việc của xưởng may K.M. Đây là nơi làm việc của những người khuyết tật, họ làm việc với nhau bằng ánh mắt, bằng những cử chỉ để làm ra những con thú nhồi bông vô cùng bắt mắt.

Ông Phạm Việt Hoài (47 tuổi), một trong những người sáng lập xưởng may K.V. chia sẻ, bản thân là người khuyết tật, chính vì vậy ông hiểu hơn ai hết về những khó khăn của họ trong cuộc sống. Với những người khuyết tật, để có một công việc ổn định, phát triển được lâu dài và thu nhập tốt là điều không hề dễ.

Xưởng may thú nhồi bông tạo việc làm cho hàng chục người khuyết tật. Ảnh: Kim Anh
Xưởng may thú nhồi bông tạo việc làm cho hàng chục người khuyết tật. Ảnh: Kim Anh

Ông Hoài cho biết, cuối năm 2013, ông cùng 2 người bạn khuyết tật đã cùng góp vốn sáng lập xưởng sản xuất thú nhồi bông. Giai đoạn đầu khởi nghiệp đầy khó khăn về vốn, địa điểm, giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

“Khó khăn lớn nhất với chúng tôi đó là lòng tin. Lòng tin từ phía khách hàng, xã hội bởi không ai có thể nghĩ rằng những người khuyết tật như tôi là chủ doanh nghiệp cũng như những công nhân của tôi có thể mang đến cho họ những sản phẩm tốt nhất”, ông Hoài trăn trở.

Những con thú nhồi bông được làm ra từ chính đôi tay người khuyết tật. Ảnh: Kim Anh
Những con thú nhồi bông được làm ra từ chính đôi tay người khuyết tật. Ảnh: Kim Anh

Thế rồi, ở mỗi sản phẩm do chính những người khuyết tật làm ra, khách hàng đều bị ấn tượng bởi “cái hồn” ở trong đó. Từng đường kim, mũi chỉ đều được chăm chút tỉ mỉ bằng khối óc và cái tâm của những người khuyết tật.

Tính trung bình một tháng cả xưởng sẽ sản xuất ra khoảng 2.500 - 3.000 sản phẩm, tùy vào từng mẫu mã. Trong đó, mỗi sản phẩm sẽ có giá từ 200 - 300.000 đồng.

Sản phẩm được làm tỉ mỉ từ đường kim, mũi chỉ. Ảnh: Kim Anh
Sản phẩm được làm tỉ mỉ từ đường kim, mũi chỉ. Ảnh: Kim Anh

Theo ông Hoài, mục đích chính của xưởng là tạo việc làm, thu nhập cho người khuyết tật. Ngoài ra, xưởng may cũng là điểm kết nối để trải nghiệm của học sinh - sinh viên đến giao lưu với người khuyết tật, học ngôn ngữ kí hiệu, chơi trò chơi. Điều này để mỗi người trong chúng ta có thể hiểu thêm hơn về cuộc sống của những người khuyết tật.

Gắn bó với nghề tại xưởng may gần 7 năm, chị Lê Thị Vân (27 tuổi, quê ở Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: “Vì có chung hoàn cảnh, cảnh ngộ nên chúng tôi coi nhau như gia đình. Ở đây chúng tôi học được nhiều điều, dần tự tin hơn trong cuộc sống, vui nhất là tạo ra được những sản phẩm thủ công đẹp, bắt mắt, được khách hàng ủng hộ”.

Xưởng may tất bật với âm thanh của tiếng kéo cắt vải, tiếng máy may. Ảnh: Kim Anh
Xưởng may tất bật với âm thanh của tiếng kéo cắt vải, tiếng máy may. Ảnh: Kim Anh

Đến nay, dưới sự dẫn dắt của ông Phạm Việt Hoài, xưởng may của ông có đến 20 lao động, chủ yếu là người khiếm thính. Thu nhập trung bình của họ từ 4,5 - 5 triệu đồng. Với những người ở xa, xưởng may cũng hỗ trợ chỗ ăn ở, tiền xăng xe được hưởng các chế độ về bảo hiểm.

“Mục tiêu đơn giản của tôi là làm sao giúp được cho nhiều người khuyết tật hơn nữa. Tôi chỉ mong muốn có thể giúp những người khuyết tật, khiếm thính bớt khó khăn, có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống”, ông Hoài nói.

Kim Anh - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Thầy giáo khuyết tật truyền “ngọn lửa” đam mê môn Toán cho học sinh

Phạm Đông - Lan Nhi |

Sinh ra với đôi chân bị khuyết tật, thầy giáo Nguyễn Đức Trường vẫn hằng ngày đến lớp, truyền “ngọn lửa” đam mê học môn Toán cho nhiều thế hệ học sinh.

Bà giáo suốt 22 năm dạy chữ miễn phí cho người khuyết tật

Trang Hoài |

Nhắc đến cụ Hồ Hương Nam, không ai ở phố An Dương, phường Yên Phụ (quận Tây Hồ - Hà Nội) là không biết. Suốt 22 năm qua, cụ Nam cần mẫn dạy học miễn phí cho nhiều học sinh khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

Tạo cơ hội thay đổi cuộc đời cho người khuyết tật

Bảo Hân |

Từ khi thành lập, Công ty TNHH Thiết bị và Sản phẩm an toàn Việt Nam (chuyên sản xuất mũ bảo hiểm tại KCN Bá Thiện II, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã có chủ trương tuyển người khuyết tật vào làm việc. Công việc ổn định đã giúp thay đổi cuộc đời của nhiều người khuyết tật.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Hà Nội: Thầy giáo khuyết tật truyền “ngọn lửa” đam mê môn Toán cho học sinh

Phạm Đông - Lan Nhi |

Sinh ra với đôi chân bị khuyết tật, thầy giáo Nguyễn Đức Trường vẫn hằng ngày đến lớp, truyền “ngọn lửa” đam mê học môn Toán cho nhiều thế hệ học sinh.

Bà giáo suốt 22 năm dạy chữ miễn phí cho người khuyết tật

Trang Hoài |

Nhắc đến cụ Hồ Hương Nam, không ai ở phố An Dương, phường Yên Phụ (quận Tây Hồ - Hà Nội) là không biết. Suốt 22 năm qua, cụ Nam cần mẫn dạy học miễn phí cho nhiều học sinh khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

Tạo cơ hội thay đổi cuộc đời cho người khuyết tật

Bảo Hân |

Từ khi thành lập, Công ty TNHH Thiết bị và Sản phẩm an toàn Việt Nam (chuyên sản xuất mũ bảo hiểm tại KCN Bá Thiện II, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã có chủ trương tuyển người khuyết tật vào làm việc. Công việc ổn định đã giúp thay đổi cuộc đời của nhiều người khuyết tật.