Nông sản Việt thêm áp lực từ bên ngoài

LỤC TÙNG |

Không chỉ bị ảnh hưởng ở đầu xuất khẩu, nông sản Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn ngay trên sân nhà.

“Tự bơi” giữa bão... biến động

Hiện nhiều mặt hàng nông sản quốc nội đang rơi vào cảnh giá rẻ - khó bán. Nổi bật là mặt hàng xoài. Hiện giá các loại xoài đồng loạt sụt giảm bình quân 10.000 - 15.000 đồng/kg so tháng trước. Tại Đồng Tháp, hai giống xoài đặc sản đang giá rẻ đến mức khó tin. Giá bán tại chợ Cao Lãnh chỉ ở mức 4.000 đồng/kg đối với xoài Cát Chu và 15.000 đồng/kg với xoài Cát Hòa Lộc.

Đặc biệt là mặt hàng sầu riêng - “vua cây ăn trái” khi giá thường xuyên đứng ở mức cao, dao động 100.000 đồng/kg, giờ cũng lâm cảnh rớt giá - khó bán. Do bị nghẽn đầu ra đối với các mối tiêu thụ số lượng lớn, các chủ nhà vườn đã chấp nhận bán cho các thương lái với số lượng nhỏ để bủa nhau đi khắp nơi bán lẻ.

Tại các tỉnh miền Tây như An Giang, Đồng Tháp... sầu riêng được các tiểu thương bày dọc theo các tuyến lộ, vỉa hè... rao bán với giá rẻ bất ngờ: 30.000 -50.000 đồng/kg.

Theo các chuyên gia, đây là hệ lụy từ việc Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu lớn nhiều mặt hàng nông sản, áp dụng triệt để chính sách zero COVID. Và cũng như Việt Nam, các quốc gia có thế mạnh về trái cây nhiệt đới như Thái Lan, Campuchia...  đều lâm cảnh khó tương tự.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, giữa lúc trái cây Việt Nam gặp khó, thì nhiều quốc gia bạn đã lập tức tăng cường các biện pháp hỗ trợ thiết thực để tăng cường đầu ra cả đường xuất khẩu lẫn tiêu thị nội địa.

Th.S Nguyễn Phước Tuyên, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và thông tin (Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp) chia sẻ: “Bên cạnh việc áp dụng chính sách đặc biệt khẩn cấp để nối lại và mở rộng đường đưa trái cây sang Trung Quốc,  Thái Lan còn áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn trong điều hành để tạo niềm tin cho nhà nhập khẩu”.

Theo đó, bên cạnh việc  Thai Airways Cargo hỗ trợ nông dân Thái Lan 126 chuyến bay (từ tháng 3 - 4.2022) để vận chuyển sầu riêng sang Trung Quốc và Ấn Độ, Chính phủ Thái Lan còn chỉ đạo tăng cường đường tàu hỏa để đưa trái cây sang Việt Nam và Lào. Song song đó, các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra các cơ sở đóng gói thực hiện đúng quy trình không để nhiễm COVID-19. Nếu vi phạm, ngoài cấm giao dịch 1 năm, chủ vườn còn đối mặt với án tù 3 năm và phạt tiền 6.000-100.000 baht (4.096.341- 68.272.360 đồng).

Đồng thời, Thái Lan cũng bắt đầu triển khai hệ thống chứng nhận kiểm dịch thực vật điện tử (Phytosanitary Electronic Certification System) để xuất khẩu trái cây qua Trung Quốc. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ tạo thuận lợi hơn cho xuất khẩu nông sản và thực phẩm và kích thích xuất khẩu trái cây của Thái Lan. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng tăng cường mở đường tiêu thụ nội địa.

Theo Th.S Tuyên, Tổng cục Nội thương tổ chức chiến dịch hỗ trợ nông dân tiêu thụ gần 15.000 tấn xoài bằng cách mở các điểm bán lẻ ở các trạm bán xăng, điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn. Nhờ đó mà giá bán lẻ ở đây cao hơn thị trường 2-3 bath/kg.

Cụ thể, xoài Nam Dok Mai bán giá 25 baht/kg (17.072 đồng/kg), so với giá thị trường 20-22 baht/kg (13.657 - 15.023 đồng/kg).

Sẽ tiếp tục khó... hơn

Các chuyên gia nông nghiệp cho hay - tới đây, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn do nhiều quốc gia “đối thủ” trong xuất khẩu đã áp dụng nhiều cách làm sáng tạo.

Trước hết là sự linh động về tư duy: “Bán cái người tiêu dùng cần”. Dự báo Trung Quốc sẽ ưa chuộng các giống xoài Úc R2E2, Jinhuang (Gold Brilliance - Ánh Kim), Yuwen (Tây An) và Aiwen (Ái Vân), Thái Lan và Campuchia đã trực tiếp hoặc liên kết với Trung Quốc tổ chức trồng với quy mô lớn trên nền tảng công nghệ cao.

Th.S Tuyên cho biết: Chỉ tính riêng Campuchia, các nhà đầu tư Trung Quốc đã thuê 20.000ha trồng các giống xoài ngon nổi tiếng này để dễ xuất qua Trung Quốc. Do bán được giá cao (40 tệ/kg, tương đương 6,3 USD/kg, 143.645 đồng/kg) nên họ mạnh dạn thuê máy bay chở qua Trung Quốc. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ nghiên cứu ảnh hưởng của màu sắc của bao trái đến chất lượng trái.

“Trong khi đó, gần như 40 năm ĐBSCL vẫn cứ trồng Cát Chu và Hoà Lộc dù thực tế đã chứng minh thời gian bảo quản sau thu hoạch của giống xoài này rất ngắn, chỉ 5-7 ngày” - ông Tuyên phân tích.

Tình hình càng khó khăn hơn cho nông sản Việt khi Nhà nước nhiều quốc gia “đối thủ” đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trước cơn bão giá phân bón.

Ông Tuyên cho biết, Ấn Độ dành trên 1 nghìn tỉ rupee (14 tỉ đô la) hỗ trợ giá phân bón cho tài khoá năm 2022-2023. Hiện giá bán lẻ phân urê tại Ấn Độ duy trì ở mức 1.631 đồng/kg so với giá trên thế giới ở mức 23.364 đồng/kg. Tương tự, giá DAP của thế giới ở mức 23.616đ/kg, còn ở Ấn Độ chỉ 7.610 đồng/kg. Trong khi đó, giá ở Việt Nam lần lượt là hơn 19.000 và 28.000 đồng/kg.

Không thực hiện hỗ trợ qua giá phân bón, nhưng Thái Lan cũng có cách làm khiến nhà nông rất an tâm giữa bão giá nhiều mặt hàng đầu vào. Nông dân Thái Lan nhận được 2 gói hỗ trợ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã, gồm: Hỗ trợ giá lúa và hỗ trợ thu nhập cho người trồng lúa.

Theo đó hỗ trợ giá lúa bình quân tương đương trên 1.000 đồng/kg. Cụ thể với giống lúa thơm Jasmine giá thu mua là 8.156 đồng/kg, nhà nước hỗ trợ thêm 1.364 đồng/kg. Tương tự lúa thường là 5.722 đồng/kg và hỗ trợ 1.078 đồng/kg... Tiền sẽ được nhận sau 3 ngày công bố giá chuẩn.

Tất cả cho thấy, nông sản Việt đang rất cần tiếp sức để mạnh ngay trên ao làng trước khi vươn ra biển lớn.

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Căng thẳng Nga - Ukraina tác động đến xuất khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam

Phong Nguyễn |

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Nga đang bị tác động bởi xung đột chính trị giữa Nga và Ukraina. Trong đó, Nga nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng năm 2022.

Cảnh báo bất ổn Nga-Ukraine tác động đến xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo bất ổn Nga-Ukraine tác động đến xuất nhập khẩu nông sản, cần các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại.

Nông sản Việt - bao giờ hết điệp khúc “giải cứu”?

AN LONG |

Long An - Từ việc mang lại giá trị cao, diện tích thanh long ở Long An tăng rất nhanh và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Tuy nhiên, thời gian qua, nhất là thời điểm nông sản bị ùn ứ ở cửa khẩu, trái thanh long đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Tuy nhiên, hỗ trợ tiêu thụ (giải cứu) chỉ là giải pháp tạm thời...

Để người Việt tự hào, chứ không phải “ưu tiên” dùng nông sản Việt Nam

Vũ Long |

Nhiều kiều bào, doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến cho tiêu thụ nông sản tại Diễn đàn Kết nối doanh nhân kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành nông nghiệp tối 14.2.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Căng thẳng Nga - Ukraina tác động đến xuất khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam

Phong Nguyễn |

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Nga đang bị tác động bởi xung đột chính trị giữa Nga và Ukraina. Trong đó, Nga nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng năm 2022.

Cảnh báo bất ổn Nga-Ukraine tác động đến xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo bất ổn Nga-Ukraine tác động đến xuất nhập khẩu nông sản, cần các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại.

Nông sản Việt - bao giờ hết điệp khúc “giải cứu”?

AN LONG |

Long An - Từ việc mang lại giá trị cao, diện tích thanh long ở Long An tăng rất nhanh và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Tuy nhiên, thời gian qua, nhất là thời điểm nông sản bị ùn ứ ở cửa khẩu, trái thanh long đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Tuy nhiên, hỗ trợ tiêu thụ (giải cứu) chỉ là giải pháp tạm thời...

Để người Việt tự hào, chứ không phải “ưu tiên” dùng nông sản Việt Nam

Vũ Long |

Nhiều kiều bào, doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến cho tiêu thụ nông sản tại Diễn đàn Kết nối doanh nhân kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành nông nghiệp tối 14.2.