Nông nghiệp công nghệ cao: "Vắc-xin" đặc trị giải cứu nông sản

N.V |

Nông nghiệp được xác định là một trong những trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tình trạng “giải cứu” nông sản triền miên.
Trong nhiều biện pháp tháo gỡ thì việc đưa công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp được xem là "vắc-xin" đặc trị giải cứu nông sản.
Làm nông nghiệp như là một hoạt động kinh doanh
Điểm các mặt hàng phải giải cứu trong thời gian qua, chúng ta thấy hầu hết đều do nuôi trồng tự phát. Sản phẩm không qua sơ chế, chế biến, không có tiêu chuẩn chất lượng. Lấy ví dụ về cây chuối, trong khi doanh nghiệp không có chuối để xuất khẩu thì nông dân vẫn không bán được. Lý do là nông dân trồng chuối tự phát không có tiêu chuẩn. Những buồng chuối này đơn vị xuất khẩu không thể thu mua vì mẫu mã không đạt. Nếu như nông dân liên kết với doanh nghiệp để trồng chuối theo tiêu chuẩn xuất khẩu và nếu như doanh nghiệp có đủ năng lực xây dựng chuỗi liên kết, chuyển giao kỹ thuật tới bà con nông dân, xây dựng hạ tầng sau thu hoạch phục vụ cho việc thu gom thì đã không có chuyện chúng ta phải đi giải cứu chuối, dưa hấu hay bí ngô.
Vấn đề đặt ra là người nông dân còn chưa biết cách tổ chức quy trình sản xuất và làm thị trường cho nông sản. Khoảng tháng 5/2016 trên các phương tiện truyền thông có loạt bài với thông điệp “Thủ tướng mong muốn người nông dân cũng trở thành doanh nghiệp”. “Tôi rất đồng tình với quan điểm này và muốn bổ sung thêm: Những nông dân không muốn trở thành doanh nghiệp thì cũng cần phải vận hành công việc nhà nông của mình như là một hoạt động kinh doanh”- ông Đinh Hải Lâm Tổng GĐ Cty Công ty Cacao International Corporation - CIC nói. Tức là trước khi quyết định trồng cây gì, nuôi con gì thì cần phải biết thị trường ở đâu, tiêu chuẩn chất lượng nào, biết được năng lực của mình có thể sản xuất ra được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường với giá thành cạnh tranh hay không?
CNC - hướng đi tất yếu cho nông sản Việt
Quay lại với mô hình trồng ca cao xen chuối tại Khu KTQP Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk). Ngay từ khi bắt đầu thành lập năm 2015, CIC đã xác định rõ: “Ứng dụng CNC là hướng đi tất yếu cho thương hiệu toàn cầu nông sản Việt”. Đối với kỹ thuật canh tác áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Israel để mở khóa giá trị vùng đất khắc nghiệt nhưng tiềm năng lớn và chưa được khai thác như Ea Súp.

Ông Đinh Hải Lâm, Tổng GĐ của CIC phân tích: “Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động. Do đó việc chúng tôi đầu tư vốn đưa công nghệ cao vào vận hành nông trại CIC không chỉ là thiết lập hệ thống tưới tiêu, mà còn phải đầu tư đồng bộ toàn bộ hệ thống máy móc công cụ nông học công nghệ cao cho toàn bộ chuỗi giá trị của cây cacao, từ khâu giống, khâu trồng và chăm sóc cây, cho đến công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch. Với trang trại quy mô lớn, CIC cũng đã triển khai các phần mềm để quản lý nghiệp vụ nông nghiệp tên thực địa nông trường, và phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning-hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp).

Trong năm 2016, CIC đã triển khai trồng 50 ha ca cao xen chuối. Hiện nay cây chuối đang cho thu hoạch và ca cao sinh trưởng tốt. Nối tiếp những thành quả ban đầu này, năm 2017, đơn vị mở rộng diện tích trồng thêm 200 ha. Có thể khẳng định rằng, đây là một trong số rất ít nông trại quy mô lớn ở Việt Nam và trong ngành ca cao thế giới được áp dụng 100% công nghệ, thiết bị tưới nhỏ giọt của Israel ngay từ giai đoạn kiến thiết cơ bản. Đối với cây chuối, CIC đã có hệ thống sơ chế, đóng gói xuất khẩu và đã đang tiến hành xây dựng thương hiệu chuối gắn với biểu tượng hình con voi của Tây Nguyên. Đối với ca cao, những năm đầu đơn vị sẽ xuất khẩu hạt khô. Trong một vài năm tới khi sản lượng đủ lớn, CIC sẽ xây dựng nhà máy chế biến sâu tại địa phương.
Với quy mô đầu tư chiều sâu, khoa học, có tính toán kỹ lưỡng từ quy trình sản xuất đến thị trường tiêu thụ sản phẩm cho cả ông Lâm hóm hỉnh nói: “Nông trại CIC với quy mô lớn 2.000 ha đã được tiêm vắc-xin đặc trị nông sản giải cứu”.

Chia sẻ với trăn trở làm thế nào để các nông hộ tham gia vào “cách mạng công nghiệp 4.0” một cách hiểu khác đó chính là áp dụng NN- CNC vào trong hoạt động nông nghiệp, chuyên gia đầu ngành ca cao VN, TS Phạm Hồng Đức Phước phân tích: Luôn có những công nghệ cao phù hợp với quy mô và trình độ của cả doanh nghiệp lớn tới nông hộ nhỏ. Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp thì có tiềm lực tài chính, tri thức để mua sắm và tiếp nhận công nghệ trong khi các nông hộ bị hạn chế cả hai vấn đề này, nếu không có phương thức để hỗ trợ người nông dân thì khoảng trống này sẽ ngày càng lớn và nông dân sẽ ngày càng bị tụt hậu trong nền nông nghiệp hiện đại.

Giám đốc điều hành CIC - bà Đặng Kim Yến xác định: Các nông hộ là trọng tâm trong chiến lược phát triển của đơn vị. Theo đó nông trường CIC được quy hoạch làm trung tâm phát triển, từ đó mở rộng sản xuất thông qua việc liên kết với các nông hộ nhỏ. Các nông hộ tham gia vào liên kết sẽ được chuyển giao kỹ thuật để có thể sản xuất ra sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia. Khi họ đã làm ra được sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì chắc chắn là bán được vì nó là hàng hóa. Thậm chí CIC sẽ phải duy trì mức giá rất cạnh tranh để nông dân không bán sản phẩm cho các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên nguồn lực của doanh nghiệp có hạn, để có nhiều mô hình tốt và nhiều nông dân tham gia thì cần sự hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt trong việc hỗ trợ nguồn vốn, trang bị kiến thức cho nông dân. Tất cả những việc này nhà nước có thể thông qua hoặc phối hợp với doanh nghiệp để thực hiện.
N.V
TIN LIÊN QUAN

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.