Nông dân vùng cao bỏ ruộng đi làm thuê vì giá phân bón quá cao

Văn Đức |

Lào Cai - Người dân vùng cao đang gặp khó khăn do giá phân bón, giống và các mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng cao.

Bỏ ruộng đi làm thuê để lấy tiền mua thóc

Hơn 1 năm qua, giá vật tư nông nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ nông sản gặp khó, giá các mặt hàng thiết yếu đều tăng khiến nông dân gặp nhiêu khó khăn.

Trao đổi với PV, bà Đinh Thị Hòa, thôn Hùng Xuân, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng cho biết: “Nhà có 5 sào ruộng, vụ này lăn tăn mãi mới cấy, vì nhà không có người, tính ra công làm đất, cấy, gặt đều phải đi thuê nên không có lãi nữa. Nhiều nhà bỏ ruộng đi làm thuê rồi lấy tiền về mua thóc còn đỡ vất vả hơn cấy lúa”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, giá các loại vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao và tiếp tục có xu hướng tăng. Giá lúa giống năm trước chỉ dao động ở mức 40.000 đồng/kg thì nay ở mức 55.000 đồng/kg.

Cùng với đó, giá phân bón NPK rơi vào khoảng 1 triệu đồng/bao, còn Urê và Kali có giá hơn 950 nghìn đồng/bao (loại 50 kg), tăng từ 2 đến 2,5 lần so với đầu năm 2021. Không chỉ phân bón, giá thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng từ 50 đến 80% so với mùa trước.

Giá vật tư nông nghiệp tăng cao khiến nhiều hộ dân gặp khó khăn.
Giá vật tư nông nghiệp tăng cao khiến nhiều hộ dân gặp khó khăn trong việc lựa chọn giống.

Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ một cửa hàng vật tư nông nghiệp tại huyện Bảo Thắng chia sẻ, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bán ra thị trường 3 vụ gần đây giảm, chỉ bằng 1/2 so với đầu năm 2021.

Không chỉ giảm mức đầu tư, có những hộ thậm chí đã tạm dừng sản xuất hoặc giảm diện tích gieo trồng.

Anh Vàng A Lai, thôn Van Hồ, xã Phìn Ngan (Bát Xát) cho biết: "Năm ngoái, gia đình làm 2 vụ nhưng giá phân lân cao quá, năm nay không cấy nữa, đi tìm việc làm thuê để kiếm thêm thu nhập”.

Không chỉ trên cây lúa, các loại cây trồng khác cũng chịu chung số phận khi giá phân bón quá cao khiến chi phí đầu tư “đội” lên nhiều lần, đặc biệt là đối với các vùng sản xuất hàng hóa, do lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng mỗi mùa vụ là rất lớn.

Những hộ gia đình trồng dứa phải giảm số lượng phân bón để tránh thua lỗ.
Những hộ gia đình trồng dứa phải giảm số lượng phân bón để tránh thua lỗ.

Anh Nông Văn Vinh, thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương cho biết: "Những năm trước, bón đủ phân thì cây dứa to, quả cũng sẽ to, năng suất cao hơn. Nhưng giờ chỉ bón giảm nửa quả dứa nhỏ hơn, năng suất cũng từ đó giảm theo".

Lý giải về điều này, anh Vinh cho hay, giờ giá phân bón cao, trong khi giá dứa thì giảm nên không thể mạo hiểm đầu tư như trước.

Chuyển đổi để tồn tại

Ở vùng nông thôn, nhất là các xã vùng cao, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Giá vật tư nông nghiệp cao đặt sức ép lên người dân do chi phí đầu vào trong sản xuất tăng theo.

Trong khi đó, giá các loại nông sản vẫn giữ, thậm chí có những mặt hàng giảm mạnh do thị trường chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến hiệu quả sản xuất không cao hoặc bị lỗ.

Nhiều hộ gia đình bỏ làm ruộng, đi làm thuê để lấy tiền mua thóc vì giá phân bón và các loại vật tư nông nghiệp quá cao.
Nhiều hộ gia đình bỏ làm ruộng, đi làm thuê để lấy tiền mua thóc vì giá phân bón và các loại vật tư nông nghiệp quá cao.

Do đó, trong khi chờ giá phân bón hạ nhiệt, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân tận dụng những nguồn phân hữu cơ sẵn có để sản xuất, vừa bảo vệ môi trường, vừa giảm chi phí đầu tư.

Anh Trần Tuấn Nghĩa, đại diện hợp tác xã (HTX) rau, quả Thắng Lợi, thị xã Sa Pa chia sẻ, hiện HTX đang sử dụng 60% phân bón hữu cơ, 40% phân bón vô cơ cho việc trồng dâu tây và rau các loại. Ngoài ra, HTX còn sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường làm giá để trồng cây, sử dụng chế phẩm sinh học, enzim hữu cơ để bổ sung dưỡng chất, diệt sâu bệnh cho cây trồng.

Theo vị đại diện này, việc sử dụng kết hợp phân bón hữu cơ và vô cơ giúp HTX giảm gần một nửa chi phí sử dụng phân bón. Với hơn 2,5 ha dâu tây và 2.500 m2 trồng cà chua, nếu dùng phân bón vô cơ, mỗi năm HTX tiêu tốn khoảng 400 triệu đồng. Tuy nhiên, khi dùng kết hợp với tỷ lệ 60/40 phân bón hữu cơ và vô cơ, HTX chỉ phải chi phí khoảng 250 triệu đồng.

Anh Nguyễn Mạnh Quảng, Giám đốc HTX rau Y Tý chia sẻ, nhờ sử dụng phân bón hữu cơ, hoạt động sản xuất của HTX vẫn ổn định. Bên cạnh đó, sản phẩm rau sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn cũng dễ tiêu thụ nhờ người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.

Nhiều mô hình dùng phân bón hữu cơ tại các HTX mang lại giá trị kinh tế cao.
Nhiều mô hình dùng phân bón hữu cơ tại các HTX mang lại giá trị kinh tế cao.

Trao đổi với PV, ông Vương Tiến Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản tỉnh Lào Cai cho rằng, đa số cơ sở sản xuất hữu cơ hoạt động có hiệu quả. Trong khi giá phân bón vô cơ tăng, nhiều địa phương đã khuyến khích người dân ủ phân xanh, phân chuồng phục vụ sản xuất.

Dần dần, người dân sẽ thấy lợi ích và hiệu quả của sản xuất theo hướng hữu cơ. Đó là cơ hội thúc đẩy nông nghiệp xanh phát triển, tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ với số lượng lớn phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu.

Văn Đức
TIN LIÊN QUAN

Lào Cai: 2 ôtô con bốc cháy dữ dội lúc rạng sáng

Văn Đức |

Lào Cai - Cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân khiến 2 ôtô con bốc cháy lúc rạng sáng.

Nông dân vùng cao điêu đứng vì trâu, bò càng nuôi càng lỗ

Văn Đức |

Lào Cai - Người chăn nuôi tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do giá cả trâu, bò giảm mạnh.

Giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh: Nguy cơ người trồng lúa “thất bát”

Phong Nguyễn |

Giá vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đang tăng “nóng” từng ngày, “ăn mòn” lợi nhuận của nông dân. Nguy cơ vụ đông xuân 2021-2022, người trồng lúa sẽ không có lãi.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Lào Cai: 2 ôtô con bốc cháy dữ dội lúc rạng sáng

Văn Đức |

Lào Cai - Cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân khiến 2 ôtô con bốc cháy lúc rạng sáng.

Nông dân vùng cao điêu đứng vì trâu, bò càng nuôi càng lỗ

Văn Đức |

Lào Cai - Người chăn nuôi tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do giá cả trâu, bò giảm mạnh.

Giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh: Nguy cơ người trồng lúa “thất bát”

Phong Nguyễn |

Giá vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đang tăng “nóng” từng ngày, “ăn mòn” lợi nhuận của nông dân. Nguy cơ vụ đông xuân 2021-2022, người trồng lúa sẽ không có lãi.