Nông dân trắng tay trên những cánh đồng không mạ

NGUYÊN ANH |

Hơn 360ha lúa hè thu của nông dân huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang đã bị thiệt hại trong những ngày nắng nóng gần đây. Nhiều hộ vay vốn ngân hàng đầu tư cho ruộng đồng đang trong tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn vì gieo sạ đến lần thứ 3 vẫn không lên mạ.

Vốn liếng đổ sông đổ biển

Đi cùng một cán bộ ấp Tân Điền, xã Hòa Điền (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) đến tận những đồng ruộng của các hộ bị thiệt hại, chúng tôi thật sự bất ngờ vì nhìn thấy những cánh đồng “đen”.

Anh Trương Văn Lai, ngụ huyện Hòn Đất sang huyện Kiên Lương thuê đất trồng lúa từ năm 2014. Chưa kịp vui mừng vì năm đầu tiên trúng mùa, bước sang năm 2015 bị ảnh hưởng nước mặn lúa của anh bị chết hàng loạt. Mấy năm trở lại đây, thiên tai dịch bệnh tiếp tục gây khó cho người nông dân. Trong vụ này, 25ha lúa của anh đã sạ đến lần thứ 3 nhưng kết quả vẫn như 2 đợt sạ đầu đều chết hết.

Anh Lai buồn bã tâm sự: “Tiền nợ ngân hàng gần 1 tỉ đồng giờ lại thất thu nên không biết tính sao. Thiệt hại về giống khoảng 10 tấn, cộng phân thuốc, thuê người làm thì vụ này tổn thất khoảng 300 triệu, chưa kể tiền thuê đất.

Anh Trương Văn Lai (áo xanh) chia sẻ với anh Lưu Ngọc Thành, phó ấp Tân Điền về 3 lần gieo sạ gặp nắng nóng bị xì phèn. Ảnh: Nguyên Anh
Anh Nguyễn Hữu Ái (áo xanh) từ Đồng Tháp sang Kiên Giang thuê đất trồng lúa, nhưng thiệt hại trắng vì thời tiết. Ảnh: Nguyên Anh

Cùng tình cảnh như anh Lai, anh Nguyễn Hữu Ái, quê Đồng Tháp đã sang Kiên Giang thuê đất làm mười mấy năm nay. 3 năm gần đây, anh Ái mất trắng do thời tiết, dịch bệnh.

Anh Ái chia sẻ: “Sạ xuống 2 lần rồi, nắng nóng nó bốc phèn lên, chưa kịp thấy mạ thì lúa chết hết. Mình cũng nóng lòng đổ phân đổ vốn vào sạ lại nhưng rồi cũng đổ sông đổ biển hết”.

Anh Ái đã tìm nhiều cách khắc phục, cải tạo phân thuốc nhưng không hiệu quả, mỗi công anh tổn thất khoảng 800 ngàn đồng. Dù thiệt hại nhưng anh vẫn phải tiếp tục gieo sạ nên hiện giờ nợ chồng nợ gần 1 tỉ đồng.

Cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Theo ông Trần Bình Trọng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Kiên Lương cho biết, toàn huyện gieo sạ 23.000ha, trong đó có 20.850ha đã xuống giống phía Bắc Quốc lộ 80.

Do đất này là vùng lung trũng, đất than bùn, mực nước thấp, sâu bệnh nhiều, nặng nhất là tình trạng ngộ độc phèn khiến cho bà con gieo sạ bị chết. “Nắng nóng kéo dài trên 37 độ, nông dân cày sạ lại 3 lần vẫn bị ảnh hưởng tiếp. một phần do sạ sớm chưa đúng lịch thời vụ, một phần do biến đổi khí hậu”, ông Trọng chia sẻ.

Cánh đồng 45ha của anh Ái giờ chỉ toàn là nước, vài đám mạ nhỏ cũng không sống được bao lâu. Ảnh: Nguyên Anh
Cận cảnh những hạt giống gieo xuống đến lần thứ 3 vẫn không sống nổi. Ảnh: Nguyên Anh

Với tình trạng gặp khó của các hộ nông dân, huyện khuyến cáo những nơi chưa xuống giống nên làm đúng lịch thời vụ. Phía Nam Quốc lộ 80, gần những hộ nuôi thủy sản cần kiểm tra độ mặn trước khi bơm nước. Thường xuyên thăm đồng theo dõi sâu bệnh, mực nước để xử lý kịp thời. Ủy ban huyện sẽ chỉ đạo các trạm chuyên môn tập huấn hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, hướng dẫn sạ lại các chỗ bị ngộ độc phèn. Phối hợp Chi cục Thủy lợi tỉnh vận hành các hệ thống cống, điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Kiểm tra gia cố bờ bao, ô bao ở khu vực lung trũng để có phương án ứng phó lũ đổ về cuối vụ sản xuất.

Ông Trọng cho biết thêm: “Bà con nên từng bước chuyển đổi cây con cho phù hợp với những khu vực lung trũng, than bùn. Xen canh khoai môn, lúa trồng cây cam, mãng cầu, mít cũng hiệu quả cao”.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Đồng Tháp Mười bước vào thu hoạch rộ vụ hè thu

Kỳ Quan |

Vùng Đồng Tháp Mười (thuộc 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp) với gần 600.000ha đất nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa chuẩn bị bước vào thu hoạch rộ vụ lúa hè thu dự báo đạt năng suất cao.

ĐBSCL: Năng suất và giá bán lúa hè thu tăng cao chưa từng có

TRẦN LƯU - NGUYỄN TRI |

Những ngày này, nông dân ở ĐBSCL đang bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu với năng suất tăng và giá bán cũng ở mức cao chưa từng có.

ĐBSCL: Lúa hè thu trúng mùa, nông dân phấn khởi

Phấn Đấu |

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nước ta tạm dừng xuất khẩu gạo vào cuối tháng 3 và xuất khẩu cầm chừng lại vào tháng 4.2020. Nhận định vụ hè thu sẽ cho sản lượng cao, Chính phủ đã cho xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ tháng 5. Vụ hè thu đang bắt đầu thu hoạch, đúng như tính toán.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Trách nhiệm cá nhân trong vụ Chủ tịch Vimedimex thâu tóm "đất vàng" ra sao?

Việt Dũng |

Hà Nội - Ngoài bị can Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch Vimedimex và 8 người trong vụ dìm giá, thâu tóm 49.000 m2 đất, công an còn nêu trách nhiệm của nhiều cá nhân.

Đồng Tháp Mười bước vào thu hoạch rộ vụ hè thu

Kỳ Quan |

Vùng Đồng Tháp Mười (thuộc 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp) với gần 600.000ha đất nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa chuẩn bị bước vào thu hoạch rộ vụ lúa hè thu dự báo đạt năng suất cao.

ĐBSCL: Năng suất và giá bán lúa hè thu tăng cao chưa từng có

TRẦN LƯU - NGUYỄN TRI |

Những ngày này, nông dân ở ĐBSCL đang bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu với năng suất tăng và giá bán cũng ở mức cao chưa từng có.

ĐBSCL: Lúa hè thu trúng mùa, nông dân phấn khởi

Phấn Đấu |

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nước ta tạm dừng xuất khẩu gạo vào cuối tháng 3 và xuất khẩu cầm chừng lại vào tháng 4.2020. Nhận định vụ hè thu sẽ cho sản lượng cao, Chính phủ đã cho xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ tháng 5. Vụ hè thu đang bắt đầu thu hoạch, đúng như tính toán.