Nỗi lòng những người con ngày Tết không thể về quê vì cách ly COVID-19

Minh Ánh - Đức Mạnh |

Những ngày cuối cùng của năm cũ, trong khi người người đang tất bật chuẩn bị bữa cơm tất niên cùng gia đình thì ở đâu đó, vẫn còn những người lao động vì nhiều lý do không thể đón Tết nơi quê hương.

Quê tại Quảng Ninh, địa phương đang gắt gao kiểm soát dịch COVID-19, chị Triệu Thị Lan quyết định Tết năm nay ở lại Thủ đô.

"Giờ về quê là điều rất khó khăn mà không biết về rồi thì bao giờ mới lên lại Hà Nội làm việc được", chị cho hay.

Những ngày Tết này, chị Lan hầu như kín lịch với công việc dọn nhà thuê. Con trai làm bộ đội không về, con gái thì ở lại công tác trên Hà Nội cùng mẹ, Tết năm nay lần đầu nhà neo người đến thế.

Không về quê được nên chị Lan tranh thủ Tết này đi làm kín lịch để thêm thu nhập. Ảnh: Minh Ánh

Khi được phóng viên hỏi dự định Tết này làm gì, chị Lan gạt những giọt nước mắt mà phấn khởi chia sẻ:

"May mắn cho tôi là con gái cũng ở lại Hà Nội, dù giao thừa này chỉ có hai mẹ con quây quần bên nhau. Tết xa nhà nhưng bù đắp lại là có con cái bên cạnh và tình làng xóm nơi trọ nên cũng đỡ chạnh lòng".

Đồng cảnh ngộ với chị Triệu Thị Lan, Duy Kha quê tại Bình Định cũng quyết định năm nay đón Tết xa nhà vì dịch bệnh. Khi trò chuyện cùng chúng tôi, Kha không giấu nổi sự hụt hẫng bởi một năm chỉ về quê có 2 lần mà dịp quan trọng nhất là Tết lại lỡ hẹn.

"Bố mẹ tôi lúc đầu cũng hơi nghẹn khi nghe năm nay con trai không về. Nhưng rồi sau cũng đành chấp nhận vì tình hình dịch chung, ở lại cũng khó mà về lại càng khó hơn", Kha bộc bạch.

Ảnh: Đức Mạnh
Duy Kha chọn làm việc như bình thường vào ngày Tết để quên đi nỗi nhớ nhà. Ảnh: Đức Mạnh

"Tôi cũng chẳng có nhiều, quà biếu thì đã nhờ người mang về từ trước, cũng tặng bố mẹ ít lì xì để yên tâm con trai thu nhập vẫn ổn định. Em gái thì ngày nào cũng hỏi sao anh chưa về. Tôi cũng chạnh lòng lắm nhưng mong quà gửi về sẽ làm nó đỡ nhớ anh phần nào", Kha bùi ngùi chia sẻ.

Là một Youtuber, những ngày Tết này Kha xác định vẫn sẽ làm việc như thường để mong quên đi nỗi nhớ nhà. Ước muốn lớn nhất nơi anh bây giờ là chờ ngày đỡ dịch để gia đình được đoàn viên.

Không chỉ những người lao động, các bạn sinh viên cũng chịu hoàn cảnh tương tự. Học tập xa nhà hơn 1.000 km, bạn Vũ Thị Diễm Quỳnh (Đại học Sư phạm Hà Nội) đã đi cách ly tập trung ngay khi vừa đặt chân về quê hương Kon Tum.

Vào khu cách ly 21 ngày, Quỳnh xác định Tết năm nay không được đoàn viên. Do nơi cách ly rất neo người nên nỗi chán chường là không thể tránh khỏi.

Ảnh: NVCC
Liên lạc với gia đình giờ đây chỉ qua những cuộc điện thoại và vài lần gặp mặt giãn cách ngắn ngủi. Ảnh: NVCC

"Xa xôi, đi lại đắt đỏ nên một năm tôi chỉ có thể về quê 2 lần. Ở đây những ngày Tết buồn lắm, chỉ gọi điện cho bố mẹ mỗi tối để vơi nỗi nhớ nhà thôi", Quỳnh chia sẻ với phóng viên qua điện thoại.

Để quên đi nỗi buồn, Quỳnh coi năm nay như một cái Tết độc, lạ nhất từng có. Do còn đi học, chưa tự chủ về kinh tế nên bạn chỉ có thể gửi gắm cho gia đình những lời chúc tốt đẹp nhất. Những mong ngóng đó càng thôi thúc Quỳnh sớm kết thúc chuỗi ngày cách ly để gặp lại gia đình trước ngày quay lại trường học tập.

Ba nhân vật trên chỉ là phần nhỏ trong số hàng ngàn người không được về quê đón Tết. Nhưng trên tất cả, ai cũng đều chấp nhận lỡ một cái Tết do COVID-19 để cả nước được an toàn.

Ngày hôm nay, niềm hụt hẫng xa nhà là khó tránh khỏi nhưng tất cả đều chung một ước muốn: chờ ngày chống dịch thành công để mọi gia đình lại được đoàn tụ.

Minh Ánh - Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

15 năm đón Tết Nguyên đán ở Đức: Nhớ quê hương da diết!

Phương Linh |

Sinh sống và làm việc ở Đức đã 15 năm, mỗi dịp Tết đến, chị Nguyễn Diệu Linh lại cảm thấy nhớ quê hương Việt Nam da diết.

Du học sinh tâm sự nỗi nhớ Tết ở quê nhà

Thanh Ngọc |

Tết Nguyên đán Tân sửu 2021, du học sinh đón Tết xa nhà da diết nhớ về gia đình, nhớ không khí sum vầy, nhớ mùi vị bánh quê hương.

Người Việt trẻ ở nước ngoài: Luôn dành tình cảm đặc biệt hướng về quê hương

Kim Anh - Ái Vân |

Dù ở xa quê hương và không có điều kiện về Việt Nam, nhưng mỗi dịp Tết đến, Xuân về, những người Việt trẻ, tri thức trẻ vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt hướng về quê hương đất nước.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

15 năm đón Tết Nguyên đán ở Đức: Nhớ quê hương da diết!

Phương Linh |

Sinh sống và làm việc ở Đức đã 15 năm, mỗi dịp Tết đến, chị Nguyễn Diệu Linh lại cảm thấy nhớ quê hương Việt Nam da diết.

Du học sinh tâm sự nỗi nhớ Tết ở quê nhà

Thanh Ngọc |

Tết Nguyên đán Tân sửu 2021, du học sinh đón Tết xa nhà da diết nhớ về gia đình, nhớ không khí sum vầy, nhớ mùi vị bánh quê hương.

Người Việt trẻ ở nước ngoài: Luôn dành tình cảm đặc biệt hướng về quê hương

Kim Anh - Ái Vân |

Dù ở xa quê hương và không có điều kiện về Việt Nam, nhưng mỗi dịp Tết đến, Xuân về, những người Việt trẻ, tri thức trẻ vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt hướng về quê hương đất nước.