Nơi giáo viên chỉ dám gội đầu 1 tuần 1 lần vì thiếu nước sạch

HƯNG THƠ |

5 năm đảm nhận công tác dạy học ở tuyến vùng Lìa của huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), nữ giáo viên 29 tuổi và các đồng nghiệp chỉ dám gội đầu 1 tuần/lần khi ở lại nội trú tại trường.
Ăn uống thì cô giáo Sen mua nước bình, tắm giặt, vệ sinh thì chấp nhận dùng nước nhiễm vôi. Ảnh: Hưng Thơ.
Ăn uống thì cô giáo Sen mua nước bình, tắm giặt, vệ sinh thì chấp nhận dùng nước nhiễm vôi. Ảnh: Hưng Thơ.

Cô giáo Ngô Thị Sen (Sinh năm 1990, quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) có hơn 5 năm công tác ở Trường Tiểu học Xy (nay là Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Xy, xã Xy, huyện Hướng Hóa). Nhà của cô giáo cách nơi làm việc 120 cây số, nên phải ở lại nhà công vụ của trường.

Cô giáo Đăng Thị Yên – Phó Hiệu trưởng Trường TH và THCS Xy lau chùi máng xối tự chế để hứng nước mưa. Ảnh: Hưng Thơ.
Cô giáo Đăng Thị Yên – Phó Hiệu trưởng Trường TH và THCS Xy lau chùi máng xối tự chế để hứng nước mưa. Ảnh: Hưng Thơ.

Từ lúc cô Sen lên đây công tác, cơ sở hạ tầng đã dần được khắc phục, nhưng nước sinh hoạt thì không có chút tiến triển. Ngày mới vào trường sau mấy tháng nghỉ hè, cô giáo cùng các đồng nghiệp lấy khăn lau máng xối, đợi mưa xuống để mái tôn sạch bụi rồi hứng từng bình nước, nhưng bình chứa không lớn, nên chỉ dùng được dăm ba bữa.

Phòng vệ sinh được xây dựng khang trang, nhưng mỗi lúc sử dụng giáo viên phải xách từng xô nước ở xa về rất bất tiện. Ảnh: Hưng Thơ.
Phòng vệ sinh được xây dựng khang trang, nhưng mỗi lúc sử dụng giáo viên phải xách từng xô nước ở xa về rất bất tiện. Ảnh: Hưng Thơ.

Phần lớn, nước uống, nước nấu ăn thì cô Sen trích lương để mua nước bình loại 20 lít, còn nước tắm giặt và vệ sinh thì một là xuống suối, hai là đi xin nước giếng khoan rồi đổ vào xô xách về.

Hằng ngày, sau giờ dạy học, cô Sen cùng đồng nghiệp xách xô đến bể nước tự chảy và giếng khoan của thôn Xykreo ở gần khu tập thể để xin nước. Nước giếng khoan thì người dân không cho giáo viên dùng, vì sợ cạn giếng, mà chỉ cho lấy nước tự chảy ở bể. Nhưng nước tự chảy dẫn từ suối về bị nhiễm vôi, lắm lúc đục đỏ, và lúc có lúc không.

Ở Trường THPT A Túc thì có nước giếng khoan, nhưng nước nhiễm vôi rất nặng. Trong ảnh là một chiếc xô đựng nước bị vôi bám trắng. Ảnh: Hưng Thơ.
Ở Trường THPT A Túc thì có nước giếng khoan, nhưng nước nhiễm vôi rất nặng. Trong ảnh là một chiếc xô đựng nước bị vôi bám trắng. Ảnh: Hưng Thơ.

Để đảm bảo sinh hoạt, cô Sen và các giáo viên khác phải mua 1 lần 10 hoặc 20 bình nước lọc loại 20 lít. Ăn uống thì dùng nước bình, còn tắm giặt, vệ sinh thì dùng nước tự chảy. Nước tự chảy bị nhiễm vôi, mỗi lúc gội đầu xong là tóc cứng và rụng, nên các giáo viên nữ một tuần chỉ gội 1 lần. “Em gội đầu bằng nước có vôi, rồi lấy nước bình dội lại, 1 tuần gội đầu 1 lần thì khó chịu lắm, nhưng dần quen rồi” – cô giáo Sen, cho hay.

Chiếc bể trữ nước mưa của Trường THPT A Túc phục vụ cho 22 cán bộ giáo viên ở khu nội trú chỉ vài tháng sau mùa mưa là cạn nước. Ảnh: Hưng Thơ.
Chiếc bể trữ nước mưa của Trường THPT A Túc phục vụ cho 22 cán bộ giáo viên ở khu nội trú chỉ vài tháng sau mùa mưa là cạn nước. Ảnh: Hưng Thơ.

Cách trường của cô Sen không xa, cán bộ giáo viên Trường Trung học Phổ thông A Túc (huyện Hướng Hóa) cũng gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Ở trường này, có đến 22 cán bộ giáo viên ở nhà công vụ. Ở trường có nước giếng khoan, nhưng nước bơm một lúc là nổi váng trắng, nên không ai dám sử dụng. Các dụng cụ như xô chậu, nồi niêu tiếp xúc với nước giếng này chỉ sau vài lần là xuất hiện cả lớp dày vôi trắng.

Mỗi cán bộ, giáo viên công tác ở 8 xã của tuyến vùng Lìa ở huyện Hướng Hóa ở lại nội trú hầu hết đều phải trang bị cả chục bình nước lọc trong phòng như thế này. Ảnh: Hưng Thơ.
Mỗi cán bộ, giáo viên công tác ở 8 xã của tuyến vùng Lìa ở huyện Hướng Hóa ở lại nội trú hầu hết đều phải trang bị cả chục bình nước lọc trong phòng như thế này. Ảnh: Hưng Thơ.

Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, dùng ảnh hưởng đến sức khỏe, nên nhà trường đã vận dụng nhiều cách để có kinh phí xây dựng bể chứa nước mưa, còn giáo viên thì sắm thêm bình chứa cá nhân. Nhưng mùa khô ở đây kéo dài, giáo viên ở nội trú đông, nên chỉ một thời gian ngắn là các bể cạn nước. “Lúc đó cán bộ, giáo viên phải bỏ tiền mua nước bình để dùng. Chúng tôi mong muốn có nguồn kinh phí để xây dựng thêm bể chứa nước mưa” – ông Phạm Xuân Thảo – Hiệu trưởng Trường THPT A Túc, nói.

Nhiều cán bộ, giáo viên có con nhỏ ở nội trú, nên việc sử dụng nước sạch cho sinh hoạt nhiều. “Riêng tiền mua nước bình để ăn uống không thôi cũng tốn kém rồi” - thầy giáo Phạm Xuân Thảo – Hiệu trưởng Trường THPT A Túc, nói. Ảnh: Hưng Thơ.
Nhiều cán bộ, giáo viên có con nhỏ ở nội trú, nên việc sử dụng nước sạch cho sinh hoạt nhiều. “Riêng tiền mua nước bình để ăn uống không thôi cũng tốn kém rồi” - thầy giáo Phạm Xuân Thảo – Hiệu trưởng Trường THPT A Túc, nói. Ảnh: Hưng Thơ.

Theo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, NLĐ công tác ở các trường học vùng giáp biên giới tại huyện Hướng Hóa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng thiếu nước sạch. Việc thiếu nước sạch ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, nhưng do tiềm lực của địa phương có hạn, nên chưa khắc phục được.

Trong chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị, khi nghe đề cập đến việc người lao động của ngành giáo dục công tác ở vùng biên giới tỉnh Quảng Trị gặp nhiều khó khăn vì thiếu nước sinh hoạt, ông Nguyễn Ngọc Ân – Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị ngành giáo dục cần có kiến nghị với địa phương. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, giúp họ yên tâm công tác, ông Nguyễn Ngọc Ân hứa sẽ vận động kinh phí để hỗ trợ xây dựng các bể chứa nước mưa tại một số trường học khó khăn nhất.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng lại lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

THUỲ TRANG |

Nguồn nước thô tại Đà Nẵng bị nhiễm mặn nghiêm trọng, trong khi khô hạn kéo dài làm các hồ thuỷ điện cạn kiệt, khiến hàng nghìn người dân lao đao vì mất nước sinh hoạt tái diễn. UBND TP.Đà Nẵng đã phải họp khẩn để tìm các phương án có nước cho người dân từng ngày chứ chưa chắc tính được đến hết mùa khô này.

Hạn hán tại miền Trung, 138.800 hộ thiếu nước sinh hoạt

L.V |

Nắng nóng gay gắt và kéo dài gây hạn hán ảnh đã hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Dự báo khoảng 138.800 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Nắng nóng đỉnh điểm, người dân Hà Nội chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Phương Anh |

Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm nỗi khổ của hàng trăm người dân sống tại chung cư N03T8 khu Ngoại giao đoàn (Bắc Từ Liêm, HN) nhân thêm gấp bội bởi họ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Đà Nẵng lại lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

THUỲ TRANG |

Nguồn nước thô tại Đà Nẵng bị nhiễm mặn nghiêm trọng, trong khi khô hạn kéo dài làm các hồ thuỷ điện cạn kiệt, khiến hàng nghìn người dân lao đao vì mất nước sinh hoạt tái diễn. UBND TP.Đà Nẵng đã phải họp khẩn để tìm các phương án có nước cho người dân từng ngày chứ chưa chắc tính được đến hết mùa khô này.

Hạn hán tại miền Trung, 138.800 hộ thiếu nước sinh hoạt

L.V |

Nắng nóng gay gắt và kéo dài gây hạn hán ảnh đã hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Dự báo khoảng 138.800 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Nắng nóng đỉnh điểm, người dân Hà Nội chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Phương Anh |

Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm nỗi khổ của hàng trăm người dân sống tại chung cư N03T8 khu Ngoại giao đoàn (Bắc Từ Liêm, HN) nhân thêm gấp bội bởi họ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.