HÀ NỘI SAU 10 NĂM MỞ RỘNG:

Nội đô cao ốc phá vỡ quy hoạch, tắc đường triền miên

VƯƠNG NGUYÊN CHÍ |

Sau 10 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, nhiều khu vực nội đô thành phố chen chúc nhà cao tầng. Việc nhà cao tầng mọc lên làm thay đổi diện mạo thành phố, tuy nhiên kéo theo là hàng loạt hệ luỵ mà Hà Nội đang phải đối mặt như vấn đề tắc đường liên tục, đặc biệt là việc quá tải học sinh tập trung ở những khu vực đô thị mới.

Nhà cao tầng “bóp nghẹt” nội đô

Ghi nhận của nhóm PV tại khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) cho thấy được sự đông đúc, nhộn nhịp thế nào. Với diện tích khá khiêm tốn nhưng là điểm tọa lạc của 12 tòa nhà cao lớn HH1A, HH1B, HH1C, HH2A, HH2B, HH2C, HH3A, HH3B, HH3C, HH4A, HH4B, HH4C. Lọt thỏm giữa 12 tòa nhà này vẻn vẹn một không gian khá hẹp chỉ rộng khoảng nghìn mét vuông cho số lượng dân cư hàng chục nghìn người. Mật độ dân số quá đông khiến khu vực này trở thành một trong những nỗi ngao ngán với nhiều người vì tắc nghẽn giao thông ở những đường phố xung quanh.

Hay tại khu chung cư Kim Văn - Kim Lũ, với diện tích đất khá eo hẹp, 4 khối nhà gồm CT11, CT12A, CT12B, CT12C. Riêng tòa CT11 cao 40 tầng, còn lại mỗi tòa cao 45 tầng, mỗi tầng có đến 24 căn hộ. Nếu trung bình mỗi nhà có 3 người thì một tòa tương đương với 3.000 người. Ngoài ra, với số lượng căn nhiều như vậy nhưng chỉ duy nhất có một hầm gửi xe. Trung bình, mỗi tòa có khoảng 1.000 căn hộ, mỗi căn hộ có 2 xe máy; thì chỉ tính riêng hầm gửi xe của 3 tòa CT12 A, B, C (thông nhau) phải chứa đến hơn 6.400 xe máy. Đây là một con số rất lớn, vượt quá sức chứa của hầm là khoảng 4.000 xe. Việc quá tải trầm trọng chỗ gửi xe là khó tránh khỏi.

Cũng theo khảo sát, chỉ trên một đoạn khoảng 6km từ đầu đường Tố Hữu nối với đường Lê Văn Lương ra Khuất Duy Tiến đã có khoảng 30 khu đô thị, tòa nhà cao tầng án ngữ ngay mặt đường. Trong đó, nhiều khu đô thị có quy mô từ 2-3 vạn dân như khu đô thị Trung Văn, khu đô thị La Khê - Văn Khê, khu đô thị Dương Nội. Nhiều cao ốc đã hoàn thiện và có khá đông dân cư đến sinh sống. Phần lớn các tòa nhà này đều theo mô hình trung tâm thương mại ở dưới và khu nhà ở trên cao. Các hướng cửa đều quay ra mặt đường. Hệ quả của việc này là trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu thường xuyên xảy ra ùn tắc kéo dài cả cây số vào những giờ cao điểm buổi sáng và chiều.

Tắc đường triền miên, thiếu trường trầm trọng

Sống tại khu vực có mật độ dân số thuộc loại cao nhất Hà Nội, chị Lưu Kiều Anh (chung cư Rice City, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cảm thấy bất an khi không biết xin cho con gái học trường nào. Hiện tại trên địa bàn phường Hoàng Liệt chỉ có Trường Tiểu học Chu Văn An là trường công. Để cho con nhập học, chị Anh đăng ký trực tuyến từ đầu tháng 7, khi xác nhận thành công phải mang hồ sơ thực để trường xác nhận lại. Theo giáo viên trường Chu Văn An, năm nay lớp 1 trường này tuyển sinh hơn 900 học sinh, nhưng số học sinh đăng ký đã lên tới hơn 1.300 cháu. “Nhiều gia đình không có hộ khẩu, sổ tạm trú thì sẽ không nhận. Bởi năm nay quá đông rồi”, giáo viên tiếp nhận hồ sơ đăng ký học nói với 
chị Anh.

Theo lãnh đạo phường Hoàng Liệt, từ 3 năm trở lại đây, việc quá tải của trường học mẫu giáo, trường tiểu học luôn là vấn đề làm đau đầu chính quyền quận, phường mỗi mùa tuyển sinh. “Riêng 12 toà chung cư thì số dân đã tương đương gần một phường, chưa kể khu đô thị tây nam Linh Đàm dân đã vào ở. Áp lực ngày càng gia tăng” - vị lãnh đạo này than thở.

Trong khi đó, chỉ trong 3 ngày đầu tháng 7, kết thúc 3 ngày đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 công lập của Hà Nội, có hơn 132.000 hồ sơ được đăng ký thành công. Năm học 2018-2019, Hà Nội dự kiến có trên 130.000 trẻ vào học lớp 1, tăng 30.000 em so với năm trước. Phó GĐ Sở GDĐT Lê Ngọc Quang trong buổi thông tin tuyển sinh đầu cấp dự tính, các năm sau lượng học sinh vào đầu các cấp tiếp tục tăng. “Đây là áp lực rất lớn lên hạ tầng trường lớp vốn đang thiếu của thủ đô” - ông Quang nói.

Trường học là vậy, còn giao thông, sau 10 năm mở rộng, Hà Nội đã có tuyến đường trên cao, nhiều tuyến đường được xây mới, có tuyến buýt nhanh, tuy nhiên tắc đường vẫn là vấn nạn mà Hà Nội chưa có lời giải. Theo ghi nhận thực tế của nhóm PV Báo Lao Động, tuyến đường Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ dành riêng 1/3 dành riêng để ưu tiên cho xe buýt nhanh tuyến BX Yên Nghĩa - BX Kim Mã nhưng nhiều phương tiện đã phải tràn vào tranh làn của xe buýt nhanh, thậm chí lao cả lên vỉa hè để có thể lưu thông. Vào giờ cao điểm, các xe taxi còn bị cấm hoạt động trên tuyến Tố Hữu - Lê Văn Lương, do đó các phương tiện này phải tìm đến những lối thoát khác cho lộ trình của mình. Tuyến đường song song bên cạnh đó là đường Nguyễn Trãi - Tây Sơn và Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh vốn đã đông đúc nay lại đón thêm một lượng lớn phương tiện nên cũng trong tình trạng đông nghẹt không kém.

Hiện, theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, Hà Nội còn gần 40 điểm tắc nghẽn giao thông mà một trong nguyên nhân chính được chỉ ra phát triển quá nhiều nhà cao tầng, khu đô thị trong nội đô.

Phát biểu tại giao ban báo chí Thành ủy mới đây về việc 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, 10 năm qua, bộ mặt thành phố đã có nhiều đổi thay, hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội đã được xây dựng nhằm xây dựng đô thị văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, ông Quý cũng thừa nhận thời gian qua, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị của thành phố còn bất cập.

VƯƠNG NGUYÊN CHÍ
TIN LIÊN QUAN

10 năm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội: Bộ mặt nông thôn “thay da, đổi thịt”

V.TRẦN - C.NGUYÊN |

Cách đây 10 năm, Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính. Theo đó, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. 

Hà Nội kỷ niệm 10 năm mở rộng địa giới hành chính

PV |

Sau khi thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính của Thủ đô, bấy giờ, nhiều cán bộ, công chức vừa mừng, vừa lo trước những nhiệm vụ mới đang đặt ra.

Hà Nội “thay da, đổi thịt” thế nào sau 10 mở rộng địa giới hành chính?

VƯƠNG TRẦN |

Chiều 24.7, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy thường kỳ, UBND thành phố Hà Nội đã có báo cáo về kết quả thực hiện 10 năm mở rộng địa giới hành chính.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

10 năm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội: Bộ mặt nông thôn “thay da, đổi thịt”

V.TRẦN - C.NGUYÊN |

Cách đây 10 năm, Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính. Theo đó, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. 

Hà Nội kỷ niệm 10 năm mở rộng địa giới hành chính

PV |

Sau khi thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính của Thủ đô, bấy giờ, nhiều cán bộ, công chức vừa mừng, vừa lo trước những nhiệm vụ mới đang đặt ra.

Hà Nội “thay da, đổi thịt” thế nào sau 10 mở rộng địa giới hành chính?

VƯƠNG TRẦN |

Chiều 24.7, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy thường kỳ, UBND thành phố Hà Nội đã có báo cáo về kết quả thực hiện 10 năm mở rộng địa giới hành chính.