Ninh Thuận: “Nhà 134” xuống cấp, người Raglai đồng loạt bỏ lên rẫy ở

KHẢ NHƯ |

Hàng trăm nhà ở của đồng bào thiểu số Raglai, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) được hỗ trợ từ Quyết định 134 ngày 20.7.2004 của Thủ tướng Chính phủ đang xuống cấp, xuất hiện nhiều vết nứt trên tường. Nhiều gia đình vì thế đã bỏ nhà, lên sống trên rẫy hoặc tự dựng chòi bằng vách đất cạnh căn nhà cũ để ở.

Bỏ “nhà 134” lên rẫy sống

Hưởng lợi từ Quyết định 134, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc có 93 hộ đồng bào Raglai được hỗ trợ xây dựng nhà ở mới. Hiện 67 căn nhà bị xuống cấp nghiệm trọng. Nhiều căn nhà bị bỏ hoang do đồng bào không có kinh phí để tu sửa.

Từ nhiều năm nay, nhà 134 của Chamaléa Chém đã bị xuống cấp hoàn toàn, cả gia đình bỏ nhà hoang đi ngược lên rẫy trên triền núi cao để ở. Đưa bàn tay sờ vào những vết nứt kéo dài từ chân kiềng đến vách nhà, anh Chém nói: “Nhớ cuối năm 2017, trên địa bàn xuất hiện cơn bão lớn làm nhiều nhà hàng xóm bị sụp lún, nứt vách, hỏng cửa và nhiều người phải di tản đến những nhà khác để ở tạm. Sau bão, ngôi nhà của gia đình cũng bị hỏng nặng không thể ở được, nên mình quyết định đưa vợ con về lại nương rẫy cho an tâm”.

Gia đình ông Chamaléa Quynh là một trong số nhiều bà con ở đây được hỗ trợ nhà ở 134 từ năm 2004. Do nhà bị hư hỏng nặng và sợ bị sập bất ngờ nên gia đình phải đóng cửa và tự dựng tạm một căn nhà bằng vách đất để ở gần đó. Ông nói: “Thu nhập bấp bênh từ nương rẫy, gia đình mình làm tạm ngôi nhà vách đất để ở, nhưng chỉ vì sợ nhà cũ bị sập, đè lên nhà làm vách đất kế đó sập luôn, không bảo đảm an toàn và về lâu dài thì cũng không ổn định lắm, nên cả gia đình kéo nhau lên rẫy sống. Đôi khi vài ba tháng mới về thăm nhà một lần”.

Anh PaTâu AXá Ngoan - Phó Chủ tịch UBND xã Phước Chiến - cho biết: Nhà 134 được triển khai xây dựng từ 2004, qua 14 năm, nhiều nhà bị xuống cấp nghiêm trọng. Do kinh tế khó khăn, bà con không có tiền để sửa chữa. UBND xã cũng đã tổng hợp số nhà bị hư hỏng và kiến nghị lên huyện, tỉnh sớm xem xét hỗ trợ sửa chữa cho đồng bào, để bảo đảm tính mạng và tài sản trong mùa mưa bão sắp tới, nhưng chưa nhận được phản hồi. Xã không có kinh phí, nên đành chấp nhận cảnh để cho bà con bỏ nhà đi lên rẫy vừa ở, vừa sản xuất như những năm trước.

Ở các xã Phước Chiến, Công Hải, Lợi Hải cũng có nhiều căn nhà 134 bị bà con bỏ hoang, không còn ở nữa, chuyển lên nơi khác sống.

Sớm hỗ trợ để đồng bào ổn định

Theo ông Trần Quốc Sanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, toàn huyện có 778 hộ/5 xã được hỗ trợ xây mới nhà 134 từ năm 2005 - 2008. Nhưng đến nay đã có 322 căn nhà xuống cấp và đã hư hỏng nặng không thể ở được.

Nguyên nhân do thời gian xây dựng lâu; vốn đầu tư xây dựng cho 1 căn nhà thấp với 8 triệu đồng/hộ; cũng như số nhà xuống cấp và hư hỏng tập trung tại các hộ nghèo có đời sống đặc biệt khó khăn, không có vốn sửa chữa hằng năm và ý thức bảo quản, sửa sang của một số hộ chưa cao. “Trong tháng 4.2017, UBND huyện đã báo cáo với UBND tỉnh và mong muốn sớm xem xét hỗ trợ kinh phí, để UBND huyện kịp thời tu sửa nhà ở 134 cho bà con đồng bào Raglai nghèo. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa thấy phản hồi” - ông Trần Quốc Sanh cho hay.

KHẢ NHƯ
TIN LIÊN QUAN

Một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ Ninh Thuận phát triển KTXH

H.C.K |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023.

Ninh Thuận: Xót xa nhìn hàng trăm hecta ngô của đồng bào Raglai chết khô không thể cứu vãn

Hữu Văn |

Vụ hè thu 2018, đồng bào Raglai ở xã Phước Hòa, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận xuống giống trồng 227 hecta ngô lai và ngô nếp. Do thiếu nước tưới, hơn 80% diện tích cây trồng bị chết khô, buộc bà con phải chặt cho gia súc ăn, mất trắng vốn đầu tư, công chăm sóc.

Đi giữa những vùng phát triển du lịch vườn ở Ninh Thuận

Khả Như |

Hơn chục năm đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, các loại cây ăn quả như nho, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt... đã mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và vườn tạp trước đây. Với lợi thế sẵn có, nhiều vùng đất hoang hoá ở Ninh Thuận, nông dân đã phát triển mô hình du lịch vườn và tìm được hướng đi tốt để vươn lên thoát nghèo bền vững và xây dựng quê hương ngày trù phú hơn.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ Ninh Thuận phát triển KTXH

H.C.K |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023.

Ninh Thuận: Xót xa nhìn hàng trăm hecta ngô của đồng bào Raglai chết khô không thể cứu vãn

Hữu Văn |

Vụ hè thu 2018, đồng bào Raglai ở xã Phước Hòa, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận xuống giống trồng 227 hecta ngô lai và ngô nếp. Do thiếu nước tưới, hơn 80% diện tích cây trồng bị chết khô, buộc bà con phải chặt cho gia súc ăn, mất trắng vốn đầu tư, công chăm sóc.

Đi giữa những vùng phát triển du lịch vườn ở Ninh Thuận

Khả Như |

Hơn chục năm đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, các loại cây ăn quả như nho, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt... đã mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và vườn tạp trước đây. Với lợi thế sẵn có, nhiều vùng đất hoang hoá ở Ninh Thuận, nông dân đã phát triển mô hình du lịch vườn và tìm được hướng đi tốt để vươn lên thoát nghèo bền vững và xây dựng quê hương ngày trù phú hơn.