Những trận “siêu động đất” tàn khốc nhất lịch sử nhân loại thế kỷ 20

Vũ Long (t/h) |

Trong thế kỷ 20, trên thế giới đã xảy ra những trận động đất kinh hoàng khiến hàng chục nghìn người bị chết, gây ám ảnh cho toàn nhân loại. Lao Động xin điểm lại những vụ tàn khốc nhất.

Động đất tại Đường Sơn (Trung Quốc) năm 1976

Đây là trận động đất khủng khiếp nhất thế kỷ 20, được coi là trận động đất gây thương vong nhiều nhất thế kỷ XX xếp trên cả động đất Ấn Độ Dương 2004. Trận động đất  này đã hủy diệt gần như toàn bộ thành phố công nghiệp Đường Sơn, nơi sinh sống của khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc.

Theo thống kê, có khoảng từ 240.000-255.000 người đã bị thiệt mạng trong trận động đất này. Ngoài ra, ước tính khoảng 164.000 người khác cũng bị thương nặng.

Lịch sử sau này vẫn nhắc lại sự kiện đau thương này như một nỗi ám ảnh về thảm họa mà thiên tai có thể mang lại cho nhân loại. Năm 2010, sự kiện này đã được dựng thành phim với tên gọi “Đường Sơn đại địa chấn”. Ngay sau khi ra mắt, bộ phim đã gây chấn động tâm lý sâu sắc cho khán giả về thảm họa thiên tai tàn khốc.

Động đất và sóng thần tại Indonesia năm 2004

Trận động đất và sóng thần năm 2004 tại Indonesia được coi là thảm họa thiên tai tồi tệ nhất lịch sử, cường độ 9,3 độ richter kéo theo sóng thần ở ngoài khơi đảo Sumatra, Tây Indonesia. Trận động đất kiêm sóng thần này đã cướp đi sinh mạng của 220.000 người ở các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương, trong đó có 168.000 người Indonesia.

Đây là một trong những thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất lịch sử nhân loại.

Động đất tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2008 

Ngày 12.5.2008 khi một trận động đất mạnh 7,8 độ richter tại Tứ Xuyên đã cướp đi sinh mạng của 87.000 người, làm 370.00 người bị thương và khiến cho gần 5 triệu người mất nhà cửa.

Ngày 13.5, cậu bé Liêu Ba bị vùi trong đống đổ nát tại trung tâm khu vực động đất và bị thương nghiêm trọng. Bạn thân của cậu, Lý Dương, vẫn luôn đứng cầm bình truyền dịch thay cậu. Sau vụ động đất, Liêu Ba được cứu sống. Ảnh: Theo Reuters
Ngày 13.5, cậu bé Liêu Ba bị vùi trong đống đổ nát tại trung tâm khu vực động đất và bị thương nghiêm trọng. Bạn thân của cậu, Lý Dương, vẫn luôn đứng cầm bình truyền dịch cho cậu. Sau vụ động đất, Liêu Ba được cứu sống. Ảnh: Theo Reuters

Đại thảm họa động đất Valdivia 1960 

Còn gọi là trận động đất lớn Chile (Gran terremoto de Chile) ngày 22.5.1960, là động đất mạnh nhất từng được ghi nhận. Các nghiên cứu khác nhau đã đặt nó ở mức 9,4–9,6 trên thang độ lớn, kéo dài khoảng 10 phút. Động đất gây sóng thần ảnh hưởng đến miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, miền đông New Zealand, đông nam Australia và quần đảo Aleutian.

Tổng số người thiệt mạng từ trận động đất và sóng thần được công bố khoảng từ 1.000-7.000 người.

Động đất tại Alaska năm 1964

Xảy ra vào ngày 27.3.1964, được coi là trận động đất lớn thứ 2 của thế kỷ 20, với nguồn năng lượng được giải phóng mạnh bằng 50% của trận động đất Chi Lê năm 1960. Trận động đất diễn ra trong gần 3 phút, là trận động đất mạnh nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, và mạnh thứ hai trong số các trận động đất từng đo bằng địa chấn kế (9,2 độ richter) và là trận mạnh thứ hai trong lịch sử địa chấn học mà con người đo được.

Động đất tại Nhật Bản năm 2011

Vào hồi 14h46 ngày 11.3.2011, Nhật Bản phải hứng chịu một trong những trận động đất lớn nhất trong lịch sử nhân loại với 9,0 độ richter.

Trong vòng 1 giờ xảy ra động đất, các đợt sóng thần đã phá hủy gần như hoàn toàn thị trấn dọc bờ biển, cướp đi sinh mạng của khoảng 20.000 người, làm bị thương gần 2.400 người và số người bị nhiễm phóng xạ là 190 người.

Động đất tại Philippines năm 1976

Đêm 17.8.1976, một trận động đất 7,9 độ richter xảy ra gần các đảo Mindanao và Sulu của Philippines, gây sóng thần cao đến 5m (ở điểm cao nhất), khiến khoảng 5.000-8.000 người thiệt mạng.

Động đất tại Papua New Guinea năm 1998

Hai trận động đất dưới đáy biển với cường độ 7 độ richter đã tạo ra 3 đợt sóng thần, làm chết ít nhất 2.100 người ở gần thị trấn Aitape trên bờ biển phía Bắc của Papua New Guinea.

Vũ Long (t/h)
TIN LIÊN QUAN

“Bí kíp” để giảm thiểu nguy hiểm khi đối mặt với động đất

Vũ Long (t/h) |

Theo Trung tâm Ứng phó sự cố an toàn môi trường, khi có động đất xảy ra, cần thực hiện các giải pháp sau để giảm thiểu nguy hiểm đến tính mạng.

Liên tiếp xảy ra động đất có phải bất thường?

Vũ Long |

Khu vực phía Bắc của Việt Nam có nguy cơ xảy ra địa chấn từ mức thấp đến mức vừa phải, khu vực nguy cơ có động đất tập trung xung quanh khu vực sông Hồng, sông Mã và khu vực Lai Châu - Điện Biên.

Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả động đất

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện chỉ đạo hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả động đất.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

“Bí kíp” để giảm thiểu nguy hiểm khi đối mặt với động đất

Vũ Long (t/h) |

Theo Trung tâm Ứng phó sự cố an toàn môi trường, khi có động đất xảy ra, cần thực hiện các giải pháp sau để giảm thiểu nguy hiểm đến tính mạng.

Liên tiếp xảy ra động đất có phải bất thường?

Vũ Long |

Khu vực phía Bắc của Việt Nam có nguy cơ xảy ra địa chấn từ mức thấp đến mức vừa phải, khu vực nguy cơ có động đất tập trung xung quanh khu vực sông Hồng, sông Mã và khu vực Lai Châu - Điện Biên.

Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả động đất

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện chỉ đạo hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả động đất.