Những "thiên thần đầu trọc" và nỗi ám ảnh về một Trung thu cổ tích

L.N - Trần Hiền |

Khi tiếng trống múa lân, tiếng nhạc thiếu nhi ngày càng dồn dập thì tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Thanh Trì - Hà Nội), những em bé “đầu trọc” vẫn đang từng giây, từng phút giành lại sự sống trong nỗi lo quặn thắt của người thân.

Những ngày này, Khoa Nhi, Bệnh viện K Tân Triều đông vui hơn bình thường. Men qua dãy hành lang sâu hút, 2 dãy tường ốp gạch trắng xóa, sặc mùi thuốc gây nồng, chúng tôi bước vào căn phòng rộng tầm 20m2 - nơi điều trị của các bệnh nhi.

Có khoảng 20 em bé đang được điều trị tại đây. Tất thảy đều còn nhỏ quá, có bé còn đang ẵm ngửa, nhưng chung một đặc điểm – trọc lốc. Đó là hệ quả dễ nhận biết nhất của quá trình xạ trị, truyền hóa chất hòng chống chọi lại căn bệnh quái ác mang tên ung thư (K).

Ngoài kia, khi không khí mừng Trung thu rộn ràng thì trong này như tách bạch hẳn, chỉ một mùi thuốc ngột ngạt pha trộn với tiếng khóc ngằn ngặt, tiếng cười ngây ngô đầy ám ảnh. 

Khoa Nhi tại Bệnh viện K Tân Triều có khoảng 6 phòng, mỗi phòng kê 8 chiếc giường đơn san sát. 2 - 3 em chung một chiếc.

Khoa Nhi bệnh viện K Tân Triều (Thanh Trì Hà Nội) mỗi năm tiếp nhận hơn 200 bệnh nhi mắc bệnh ung thư.
Khoa Nhi bệnh viện K Tân Triều mỗi năm tiếp nhận hơn 200 bệnh nhi mắc bệnh ung thư.

Hôm chúng tôi có mặt, tại bệnh viện cũng tổ chức Trung thu cho các em. Sẩm tối, các bé được người nhà diện cho những bộ đẹp nhất để đi xem văn nghệ.

Những "đầu trọc" nhỏ xíu xanh xao vì bệnh tật nhưng đôi mắt chúng đều ánh lên sự háo hức. Có những em tay vẫn truyền hóa chất nhưng vẫn nằng nặc đòi mẹ đưa đi xem. Lại có những bé vừa xong điều trị vẫn còn mệt, không thể xuống giường, ánh mắt chúng ánh lên sự thất vọng, buồn phiền.

Mái tóc bị rụng trụi lủi để lộ gương mặt thông minh, bé Nguyễn Văn Tiến (13 tuổi, Sóc Sơn) ngồi lủi thủi một góc giường, mân mê nghịch chiếc đèn lồng một cách đầy thích thú.

Khi tôi hỏi: "Con có biết sắp đến ngày gì không?", Tiến nghẹn ngào: "Con biết chứ, sắp Trung thu rồi. Mọi năm con thường cùng bạn rước đèn ông sao vui lắm. Nhưng năm nay chân con đau, chẳng về được với các bạn. Không biết lúc con về còn Trung thu không?".

Tiến ngồi nghịch những món đồ chơi. Dù chân đau nhưng em vẫn muốn được đi chơi Trung thu với các bạn của mình.
 Dù chân đau nhưng Tiến vẫn muốn được đi chơi Trung thu với các bạn của mình.

Bé Nguyễn Hải Anh (11 tuổi, quê Bắc Ninh) nhập viện từ tháng 4 năm nay, được bác sĩ chẩn đoán bị ung thư xương. Căn bệnh ác tính này đã cướp đi một bên chân của Hải An. Đây là năm đầu tiên cậu bé này đón Trung thu ở một nơi đặc biệt.

Khi được hỏi về ước mơ, Anh nhanh nhảu trả lời: "Nếu được gặp chị Hằng con sẽ xin chiếc chân giả ạ. Còn một chân con tự ti không muốn về trường…". Nghe con nói, bố của Hải Anh quay mặt vào tường để giấu đi giọt nước mắt xót xa. 

Hải Anh phải đưa chân phải vì sợ di căn lên các bộ phận khác trên cơ thể.
Hải Anh phải cưa chân phải vì sợ di căn lên các bộ phận khác trên cơ thể.

Nằm trong buồng bệnh, lắng nghe các bạn biểu diễn ca nhạc, bé Nam (8 tuổi, Nghệ An) vẫn rất háo hức. Nam kể: "Đây là năm thứ 2 con đón Trung thu ở đây. Những ngày này vui lắm, ai đến cũng cho quà, các bạn nhỏ ở các trường cũng đến đây với tụi con. Ngày bình thường thì chỉ có con với các bạn trong phòng bệnh chơi với nhau. Con chỉ thích ngày nào cũng có Trung thu thôi cô ạ".

Ở góc giường khác, một cậu bé tay đang vướng dây truyền, khuôn mặt buồn, em thở dài rồi nằm xuống, đưa ánh mắt buồn bã nhìn mọi người. Đó là Nguyễn Đức Nhân (10 tuổi) quê ở Ba Vì, Hà Nội.

Bà ngoại Nhân tâm sự: "Cháu mới vào lớp 5 thì phải nghỉ cô ạ. Đến giờ, mới hơn 4 tháng điều trị mà tóc đã rụng hết. Mấy nay mẹ đẻ em bé còn bố em phải đi làm nên tôi lên trông thay".

Nghỉ học giữa chừng, Nhân luôn mong mỏi được trở lại trường học. "Cháu vẫn còn vô tư và trong sáng. Tôi hỏi thế Trung thu con thích ăn gì, mua gì bà mua cho. Cháu chỉ đòi về trường" – bà ngoại Nhân thở dài.

Gương mặt ngây thơ, bé Thảo (5 tuổi, Hòa Bình) vui vẻ cất tiếng hát líu lo vang khắp phòng. Căn bệnh ung thư võng mạc đã cướp đi đôi mắt phải của em nhưng Thảo vẫn còn quá non nớt để ý thức được sự thiệt thòi mình đang phải chịu.

Em còn hồn nhiên đặt lên điều ước: "Nếu gặp chị Hằng con sẽ xin chị cho mọi người được khỏe mạnh, không phải bị bệnh như con ạ". Nụ cười trong sáng của Thảo như xoáy vào lòng của những người lớn như tôi.

Một số hình ảnh xúc động được ghi lại ở nơi đây:

Nam (áo và bạn của mình cùng ước mong sau này có thể trở thành những họa sĩ tài ba.
Nam (áo xanh) và bạn của mình cùng ước mong sau này có thể trở thành những họa sĩ tài ba.
Bé Bảo Trâm cặm cụi hoàn thành tác phẩm của mình. Dù mới 6 tuổi nhưng em đã phải trải qua hàng chục lượt hóa trị vì khối U trong não.
Dù mới 6 tuổi nhưng Bảo Trâm đã phải trải qua hàng chục lượt hóa trị vì khối u trong não.
Những thiên thần “đầu trọc” khác ở bệnh viện K Tân Triều
Những thiên thần “đầu trọc” khác ở bệnh viện K Tân Triều
Những thiên thần “đầu trọc” khác ở bệnh viện K Tân Triều.
 
 
 
 
Dù vẫn đang truyền hóa trị  nhưng cậu bé này vẫn đòi mẹ cho ra xem văn nghệ mừng Trung thu. 
L.N - Trần Hiền
TIN LIÊN QUAN

Tết trung thu cho hàng trăm trẻ em mồ côi, khuyết tật

HÀ ANH CHIẾN |

Sáng 23.9, CĐCS TCty Tín Nghĩa (Đồng Nai) đã tổ chức chương trình “Cùng các cháu vui Tết Trung Thu” với nhiều hoạt động như tặng học bổng, tặng quà, vui chơi, giải trí đầy ý nghĩa dành cho các cháu thiếu nhi mồ côi, khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hàng trăm thiếu nhi khuyết tật, mồ côi tham dự chương trình.

Hà Nội: Trung thu sớm ở vùng “rốn lũ” Chương Mỹ

PV |

Tối 19.9, Thành đoàn, Hội Chữ Thập đỏ Hà Nội và UBND huyện Chương Mỹ phối hợp tổ chức chương trình Đêm hội trăng rằm tại trường Tiểu học Nam Phương Tiến A, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Tết trung thu cho hàng trăm trẻ em mồ côi, khuyết tật

HÀ ANH CHIẾN |

Sáng 23.9, CĐCS TCty Tín Nghĩa (Đồng Nai) đã tổ chức chương trình “Cùng các cháu vui Tết Trung Thu” với nhiều hoạt động như tặng học bổng, tặng quà, vui chơi, giải trí đầy ý nghĩa dành cho các cháu thiếu nhi mồ côi, khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hàng trăm thiếu nhi khuyết tật, mồ côi tham dự chương trình.

Hà Nội: Trung thu sớm ở vùng “rốn lũ” Chương Mỹ

PV |

Tối 19.9, Thành đoàn, Hội Chữ Thập đỏ Hà Nội và UBND huyện Chương Mỹ phối hợp tổ chức chương trình Đêm hội trăng rằm tại trường Tiểu học Nam Phương Tiến A, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.