Những thành tựu khoa học đáng kinh ngạc, tự hào của Việt Nam

Anh Vân- Kim Đồng |

Năm 2018 đánh dấu nhiều thành tựu khoa học khiến thế giới nể phục tài trí người Việt Nam.

Không gian: 40 năm giấc mơ chinh phục vũ trụ

Vệ tinh MicroDragon “Made by Vietnam” do 36 thạc sĩ công nghệ vệ tinh của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chế tạo dưới sự hướng dẫn của phía Nhật Bản được hoàn thiện, từng bước hiện thực hoá giấc mơ làm chủ công nghệ vệ tinh, tự sản xuất vệ tinh nhỏ của riêng mình và chinh phục vũ trụ của người Việt.

Trước hết, cũng cần nhắc lại, kể từ năm 1980 - khi Anh hùng Phạm Tuân - phi công vũ trụ Châu Á đầu tiên bay vào không gian, ngành công nghiệp vũ trụ của Việt Nam đã có những  bước phát triển lớn.

Năm 2018, vệ tinh Macro Dragon nặng 50kg do các thạc sĩ công nghệ vệ tinh Việt Nam chế tạo ở Nhật Bản, được phía Nhật Bản hỗ trợ phóng lên không gian bằng tên lửa Epsilon.

Theo lộ trình, vào đầu năm 2019 hai vệ tinh tiếp theo do Việt Nam chế tạo  là LOTUSat-1 và LOTUSat-2 sẽ được phóng lên vũ trụ. Hai vệ tinh này có khối lượng gấp 12 lần Micro Dragon (gần 600kg), với kích thước là 1,5 x 1,5 x 3m. Đây là hai vệ tinh theo công nghệ radar tiên tiến, có thể tồn tại trên vũ trụ 5 năm.

Trung tâm Vệ tinh quốc gia cho biết: Vệ tinh LOTUSat-1 có thể chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết với độ phân giải cao. LOTUSat-2 có thể phát hiện các vật thể từ 1m trở lên.

Việc thiết kế, chế tạo LOTUSat-2  diễn ra ở Việt Nam, do đội ngũ người Việt thực hiện. Cùng với vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh LOTUSat-2 sẽ tham gia vào quá trình cung cấp dữ liệu để xử lý, đưa ra các tính toán, góp phần giảm nhẹ thiệt hại thiên tai của Việt Nam, tương đương với 150 triệu USD/ năm.

 

Sinh học:  Hai nữ sinh và 14 chất dẫn kháng ung thư

Hai nữ sinh Đan Khuê và Nam Anh (THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội) đã gây ngạc nhiên khi nghiên cứu ra một số giải pháp để điều trị căn bệnh nan y ung thư.

Dự án “tổng hợp được 14 dẫn chất kháng ung thư” của Vũ Thị Nam Anh và Trần Đan Khuê xuất sắc giành giải Nhất toàn cuộc Hội thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia khu vực phía Bắc vừa diễn ra mới đây.

Đan Khuê và Nam Anh đã tổng hợp được 14 dẫn chất có tác dụng ức chế HDAC-2 và có hoạt tính ức chế mạnh trên các dòng tế bào ung thư (đại tràng, tiền liệt tuyến và tuyến tụy). Không những vậy, qua sàng lọc, Nam Anh và Đan Khuê phát hiện chất 5e có tác dụng ức chế mạnh nhất trên các dòng tế bào thử nghiệm, mạnh hơn các loại thuốc trị ung thư trên thị trường từ 5-8 lần và chưa có công bố nào ở Việt Nam cũng như thế giới.

Hai bạn trẻ đã đại diện Việt Nam sang Mỹ tham dự giải Hội thi Khoa học và kỹ thuật Quốc tế (Intel ISEF).

 

Cơ học tính toán: Người Việt đầu tiên nhận giải thưởng của Nhật Bản

Năm 2018 đánh dấu lần đầu tiên một nhà khoa học Việt nhận giải JACM 2018 của Nhật Bản. Đây là  Giải thưởng về cơ học tính toán vinh danh những nhà khoa học tuổi không quá 40 có thành tích nghiên cứu xuất sắc.

Hằng năm Hiệp hội Cơ học Tính toán Nhật Bản (JACM) sẽ thành lập hội đồng để xét và trao giải thưởng “The 2018 JACM Young Investigator Award” cho nhà khoa học có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Cơ học tính toán và thành tích nghiên cứu xuất sắc. Chủ tịch Hội đồng xét duyệt là Chủ tịch Hiệp hội Cơ học Tính toán Nhật Bản.

Người được vinh danh năm 2018 là PGS Bùi Quốc Tính, công tác tại khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường, Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản. PGS Bùi Quốc Tính là tác giả và đồng tác giả của 117 công trình khoa học đăng trên tạp chí uy tín quốc tế thuộc hệ thống ISI. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ kỹ thuật tại Đại học Công nghệ Vienna (Áo) năm 2009, từng nhiều năm công tác tại Bỉ, Áo, Pháp, Đức. Anh đến giảng dạy tại Nhật Bản từ năm 2014 và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Giải thưởng cũng đã được trao trong Hội nghị Cơ học tính toán Thế giới tổ chức tại New York (Mỹ) hồi tháng 7 vừa qua.

 

Y học: Công trình Keo chống chảy máu

Nhắc đến nữ tiến sĩ (TS) Nguyễn Thị Hiệp (Trường Đại học Quốc Tế, Đại học Quốc Gia TP.HCM), nhiều người ngưỡng mộ. Bởi, TS Hiệp đang nghiên cứu một bộ dụng cụ sơ cứu có thể ngăn chặn những tình huống vết thương chảy máu hoặc bị nhiễm trùng mà không cần khâu. Đặc biệt, TS Hiệp còn có nhiều nghiên cứu khoa học được vinh danh tầm cỡ quốc tế.

Về dự án, TS Nguyễn Thị Hiệp chia sẻ, đó là một loại keo sinh học được làm từ axit hyaluronic, một loại protein tự nhiên và chitosan, một chất được tìm thấy trong bộ xương của động vật có vỏ… “Với loại keo này thì có thể được sử dụng để hàn kín vết thương, có thể được nạp với các tế bào hoặc các thành phần cụ thể để điều trị. Chúng tôi đang nghiên cứu khả năng cầm máu để cầm máu khi có vết thương….”.

Công trình Nghiên cứu keo chống chảy máu dùng để sơ cứu cho người sống ở nơi hẻo lánh, xa bệnh viện của chị đã nhận giải thưởng “Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học của Quỹ L’Oréal và UNESCO” tháng 3.2018.

TS Hiệp là người thứ hai của Việt Nam nhận giải khoa học trẻ tài năng thế giới này. Trước đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài - Trưởng khoa Dược, Trường Đại học Y dược (Đại học Huế) đã được trao giải thưởng: Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học của Quỹ L’Oréal và UNESCO 2017 vì tìm ra những sản phẩm ứng dụng làm thuốc từ nguồn dược liệu y học dân tộc cổ truyền và nghiên cứu phát triển tìm kiếm thuốc mới trong định hướng phát triển sản phẩm giảm cân, sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, suy giảm trí nhớ ở người già.

Anh Vân- Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Vệ tinh "made by Việt Nam" gửi về những bức ảnh thử nghiệm đầu tiên

Tô Thế |

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã lần đầu tiên chụp ảnh thử nghiệm khu vực nước Mỹ bằng máy ảnh trung tâm của hệ máy ảnh phân cực TPI (Triple Polarization Imager) ở các dải phổ và điều kiện chụp khác nhau để thực hiện quá trình hiệu chỉnh.

Sau MicroDragon, Việt Nam sẽ chế tạo vệ tinh Lotusat-1 và Lotusa

Minh Hạnh |

Trong khuôn khổ “Chương trình trình diễn công nghệ vệ tinh tiên tiến 1 – Innovative Satellite Technology Demonstration-1” của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), cùng với MicroDragon, đã có 6 vệ tinh khác của Nhật Bản cùng trong lần phóng này, đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy.

Ngoài vệ tinh "made by Việt Nam", ta còn cần thêm vệ tinh nào?

Thành Trung |

Thời gian vì xin, mua ảnh vệ tinh của nước ngoài mất khoảng 2 ngày, nhưng nếu Việt Nam có vệ tinh của mình, sẽ chỉ mất khoảng 6 tới 12 tiếng để có ảnh vệ tinh.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Vệ tinh "made by Việt Nam" gửi về những bức ảnh thử nghiệm đầu tiên

Tô Thế |

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã lần đầu tiên chụp ảnh thử nghiệm khu vực nước Mỹ bằng máy ảnh trung tâm của hệ máy ảnh phân cực TPI (Triple Polarization Imager) ở các dải phổ và điều kiện chụp khác nhau để thực hiện quá trình hiệu chỉnh.

Sau MicroDragon, Việt Nam sẽ chế tạo vệ tinh Lotusat-1 và Lotusa

Minh Hạnh |

Trong khuôn khổ “Chương trình trình diễn công nghệ vệ tinh tiên tiến 1 – Innovative Satellite Technology Demonstration-1” của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), cùng với MicroDragon, đã có 6 vệ tinh khác của Nhật Bản cùng trong lần phóng này, đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy.

Ngoài vệ tinh "made by Việt Nam", ta còn cần thêm vệ tinh nào?

Thành Trung |

Thời gian vì xin, mua ảnh vệ tinh của nước ngoài mất khoảng 2 ngày, nhưng nếu Việt Nam có vệ tinh của mình, sẽ chỉ mất khoảng 6 tới 12 tiếng để có ảnh vệ tinh.