Những sai lầm cần tránh khi thực hiện cúng ông Công, ông Táo

Bích Hà |

Cúng ông Công, ông Táo là truyền thống tốt đẹp có từ ngàn năm nay của người dân Việt Nam. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình lại làm mâm cỗ cúng tiễn ông Táo về trời.

Việc thờ cúng ông Táo thể hiện sự mong muốn Táo quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn no ấm, hạnh phúc.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, Táo quân quanh năm ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để “Vua bếp” phù trợ cho mình được nhiều may mắn trong năm mới, người dân thường làm lễ tiễn ông Táo về trời rất trọng thể. Đến trưa 30 Tết, ông Táo lại có mặt ở hạ dưới để tiếp tục công việc.

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã khẳng định Tết ông Công, ông Táo là một nét văn hóa đặc sắc, một phong tục của dân tộc Việt Nam đã được lưu truyền và gìn giữ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của tập tục này và có những ứng xử phù hợp với văn hóa tâm linh. Dưới đây là một số sai lầm cần tránh nghi thực hiện nghi thức cúng ông Công, ông Táo:

Cúng Táo quân dưới bếp được không?

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Nên vào ngày này, một số người chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng, 1 đặt trên ban thờ gia tiên và 1 đặt ở dưới bếp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng. Ngày 23 tháng Chạp là cúng chung ba vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi chung là Thần linh, Thổ địa, được thờ trên ban thờ. Vì vậy, việc hành lễ phải được tiến hành tại ban thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong nhà chứ không nên thực hiện ở bếp.

Hơn nữa, bếp là nơi nấu nướng, chế biến thực phẩm nên thường bị coi là nhếch nhác, nếu hành lễ ở đây sẽ thiếu trang trọng. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được đặt ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

 
Vào ngày 23 tháng Chạp người dân thường tiến hành việc phóng sinh cá chép. Ảnh: LDO

Lễ vật càng nhiều càng tốt

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện sự thành tâm của gia chủ với các vị thần cai quản đất đai và thần cai quản nhà bếp.

Lễ vật chuẩn bị gồm: Cá chép, gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, bát canh, đĩa xào, đĩa hoa quả, tiền vàng, trầu cau, nước, rượu, trà.

Nhưng lễ vật chỉ là một phần, quan trọng là sự thành tâm kính cẩn khi hành lễ. Hiện có gia đình đốt nhiều vàng mã, có cả điện thoại iPhone giấy, xe ôtô giấy, sắm cá chép quý, đắt tiền với hy vọng lễ vật càng nhiều thì càng thiêng.

Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền cho rằng việc làm này không chỉ tốn kém tiền của, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.

Sai lầm cần tránh khi thả cá chép

Trong nghi lễ cúng ông Công, ông Táo, người dân có thể dùng cá chép giấy (để hóa cùng mũ áo tiền vàng), hoặc cá chép thật (sau đó phóng sinh ra ao, hồ).

Tuy nhiên, các chuyên gia văn hóa lưu ý, khi tiến hành nghi thức thả cá, người dân cần làm đúng cách, bằng cả cái tâm chứ không nên theo phong trào.

Khi thả cá cần thao tác nhanh gọn trong thời gian ngắn – tính từ khi mua cá về để tránh việc cá bị chết trước khi được phóng sinh, không cần chọn ngày giờ tốt, xấu mới thả cá bởi đó là mê tín.

Khi thả cá, người dân không nên cầm cả xô cá đổ xuống ao hồ; không nên để cá nguyên trong túi nilon rồi ném xuống nước… vì như thế cá dễ chết, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Thêm một lưu ý, các gia đình không nên thả cá chép theo phong trào, việc cúng lễ trước hết phải thành tâm. Nếu gia đình nào ở gần nơi có thể thả cá chép thì mới làm thủ tục phóng sinh cá xuống nước. Còn nếu không, thì nên cúng tượng trưng, tránh việc thả cá ở những nơi nguy hiểm, dẫn đến trượt chân, té ngã như từng xảy ra những năm trước.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Trắng đêm "đột nhập" chợ cá lớn nhất Yên Sở trước lễ ông Công, ông Táo

Phương Anh |

Đêm ngày 22 tháng Chạp, để phục vụ cho ngày ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp (âm lịch), chợ cá Sở Thượng (Yên Sở, Hà Nội) trở nên vô cùng tấp nập, người buôn kẻ bán thức trắng đêm.

Dân Hà Thành tranh thủ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời sớm

Phương Thảo |

Dù ngày mai mới chính lễ 23 tháng Chạp nhưng hôm nay, người dân Hà Nội ùn ùn mang cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời sớm.

"Trang phục" ông Công ông Táo đính kim sa, mạ vàng hút khách

Bích Hà |

Thị trường vàng mã phục vụ lễ ông Công ông Táo năm nay xuất hiện những bộ mũ áo được thiết kế cầu kỳ, từ giấy màu nhập ngoại, đính đính kim sa, kim tuyến. Dù những mặt hàng này có giá từ 200.000 - 500.000 đồng/bộ, vẫn đông người mua.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Trắng đêm "đột nhập" chợ cá lớn nhất Yên Sở trước lễ ông Công, ông Táo

Phương Anh |

Đêm ngày 22 tháng Chạp, để phục vụ cho ngày ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp (âm lịch), chợ cá Sở Thượng (Yên Sở, Hà Nội) trở nên vô cùng tấp nập, người buôn kẻ bán thức trắng đêm.

Dân Hà Thành tranh thủ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời sớm

Phương Thảo |

Dù ngày mai mới chính lễ 23 tháng Chạp nhưng hôm nay, người dân Hà Nội ùn ùn mang cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời sớm.

"Trang phục" ông Công ông Táo đính kim sa, mạ vàng hút khách

Bích Hà |

Thị trường vàng mã phục vụ lễ ông Công ông Táo năm nay xuất hiện những bộ mũ áo được thiết kế cầu kỳ, từ giấy màu nhập ngoại, đính đính kim sa, kim tuyến. Dù những mặt hàng này có giá từ 200.000 - 500.000 đồng/bộ, vẫn đông người mua.