Những người quỳ gối, khóc lóc xin dạy có phải là giáo viên?

QUANG ĐẠI - LAM CHI |

Mặc dù đã có công văn đồng ý cho thành lập nhóm trẻ tại Thị trấn Thanh Chương, nhưng khi được hỏi quan điểm về vụ việc nhiều cô giáo quỳ gối, khóc lóc, lãnh đạo Phòng GDĐT Thanh Chương (Nghệ An) cho rằng họ không phải là “giáo viên”.

Sau khi xảy ra sự việc nhiều cô giáo mầm non ở cơ sở Tuổi Thơ (thị trấn Thanh Chương, Nghệ An) quỳ gối khóc lóc, trả lời phỏng vấn của một phóng viên qua điện thoại, lãnh đạo Phòng GDĐT Thanh Chương từ chối nêu quan điểm.

“Tôi không phát biểu, bởi những người đó là hợp đồng lao động với Cty Minh Sang, không thuộc hệ quản lý nhà nước của chúng tôi... Chúng tôi đã công nhận trường đâu. Đó là nhóm trẻ độc lập tư thục, mấy bà giữ trẻ”. Theo vị lãnh đạo này, đó không phải là giáo viên mà là “những người trông giữ trẻ”.

TS Đặng Minh Chưởng - đại diện chủ đầu tư cơ sở giáo dục Mầm non Tuổi Thơ Thanh Chương cho biết: Khi xây dựng cơ sở giáo dục, đã có nhiều văn bản đề xuất, đồng ý chủ trương của thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, các Sở TNMT, Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo...

UBND Thị trấn Thanh Chương đã cho phép thành lập  nhóm trẻ độc lập tư thục. Ảnh: PV
UBND Thị trấn Thanh Chương đã cho phép thành lập nhóm trẻ độc lập tư thục. Ảnh: PV

Ngày 16.4.2017, Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Chương đã ban hành Quyết định số 91 cho phép thành lập nhóm trẻ độc lập tư thục Tuổi Thơ Thanh Chương. Đến ngày 26.6.2017, UBND thị trấn Thanh Chương tiếp tục ra quyết định số 136 cho phép thành lập nhóm trẻ độc lập tư thục Tuổi Thơ Thanh Chương.

Trước đó, vào ngày 12.4.2017, Phòng GDĐT Thanh Chương đã ban hành công văn số 101 có nội dung đồng ý cho phép thành lập nhóm trẻ mầm non tư thục.

“Đó là những cơ sở pháp lý để cơ sở tuyển sinh, hoạt động”, TS Đặng Minh Chưởng cho hay.

Theo ông Chưởng, các GV công tác tại cơ sở đều có bằng cấp đạt và vượt chuẩn, được tuyển dụng thông qua hồ sơ và sát hạch, bảo đảm yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, nhiều người đã có nhiều năm công tác.

“Vậy, không gọi họ là giáo viên thì gọi họ là gì?”, ông Chưởng chua chát.

Theo thông tin, ngày cơ sở mầm non Tuổi Thơ khai trương, có nhiều cán bộ, quan chức đến dự, trong đó có lẵng hoa chúc mừng ghi “Phòng GDĐT Thanh Chương chúc mừng khai giảng năm học 2017-2018”.

Theo Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, những người giảng dạy, giáo dục trong nhóm trẻ tư thục độc lập được gọi là giáo viên.        

Cụ thể, điều 70 Luật Giáo dục 2005 nêu: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”. Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định: “Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.

Theo văn bản trên, GV trong các cơ sở giáo dục tư thục có quyền lợi: “Được khen thưởng khi có thành tích theo quy định của các cấp quản lý giáo dục, nếu có đủ các tiêu chuẩn thì được xét phong tặng các danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân và kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục”.

QUANG ĐẠI - LAM CHI
TIN LIÊN QUAN

Vụ giáo viên mầm non quỳ lạy tại Nghệ An: Lãnh đạo địa phương nói gì?

QUANG ĐẠI - LAM CHI |

Cơ sở giáo dục mầm non Tuổi Thơ (thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, Nghệ An) hoạt động khi chưa đầy đủ thủ tục pháp lý bị đình chỉ là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều giáo viên quỳ lạy cơ quan chức năng.

“Quỳ gối xin dạy” cũng tạo áp lực… dung túng cho cái sai

Thế Lâm |

Trường hợp các cô giáo dạy mầm non tại nhóm cơ sở dạy trẻ mầm non tư thục Tuổi Thơ (thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, Nghệ An) thuộc Cty CP đầu tư và giáo dục Minh Sang “quỳ gối xin dạy” khiến cho dư luận cảm thấy… có một chút áp lực.

Tại sao giáo viên phải quỳ để xin được dạy học?

HUYÊN NGUYỄN |

Hành động quỳ lạy để xin được dạy trẻ của các cô giáo ở Nghệ An có thể do nghĩ chưa xa, là hành động bộc phát, tức thời. Thay bằng quỳ lạy, xin xỏ, giáo viên nên cùng nhà trường, chủ đầu tư thuyết phục và cố gắng hoàn thành đủ yêu cầu, điều kiện theo quy định, Thạc sĩ Lê Thị Loan – nguyên Phó trưởng Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục nhận định.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Vụ giáo viên mầm non quỳ lạy tại Nghệ An: Lãnh đạo địa phương nói gì?

QUANG ĐẠI - LAM CHI |

Cơ sở giáo dục mầm non Tuổi Thơ (thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, Nghệ An) hoạt động khi chưa đầy đủ thủ tục pháp lý bị đình chỉ là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều giáo viên quỳ lạy cơ quan chức năng.

“Quỳ gối xin dạy” cũng tạo áp lực… dung túng cho cái sai

Thế Lâm |

Trường hợp các cô giáo dạy mầm non tại nhóm cơ sở dạy trẻ mầm non tư thục Tuổi Thơ (thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, Nghệ An) thuộc Cty CP đầu tư và giáo dục Minh Sang “quỳ gối xin dạy” khiến cho dư luận cảm thấy… có một chút áp lực.

Tại sao giáo viên phải quỳ để xin được dạy học?

HUYÊN NGUYỄN |

Hành động quỳ lạy để xin được dạy trẻ của các cô giáo ở Nghệ An có thể do nghĩ chưa xa, là hành động bộc phát, tức thời. Thay bằng quỳ lạy, xin xỏ, giáo viên nên cùng nhà trường, chủ đầu tư thuyết phục và cố gắng hoàn thành đủ yêu cầu, điều kiện theo quy định, Thạc sĩ Lê Thị Loan – nguyên Phó trưởng Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục nhận định.