Những người phụ nữ vượt rào cản định kiến giới

Đặng Chung |

Mỗi người một số phận, một hoàn cảnh, họ đi trên những con đường khác nhau, từng nếm trải cả hào quang và nước mắt. Nhưng bằng tài năng và nghị lực, họ đã thành công ở những lĩnh vực vốn được coi là lợi thế của nam giới. Họ đã chứng minh cho chúng ta thấy, phụ nữ muốn vượt qua định kiến của xã hội, trước hết cần vượt lên rào cản chính bản thân mình.

Bài 1: Người chắp cánh giấc mơ cho những đứa trẻ vùng cao

Học hết lớp 3, trải qua những tháng ngày tuổi thơ cơ cực, sống nhờ vào những món quà, tấm bánh người dưới xuôi cho tặng, ít ai ngờ bằng nghị lực và tài năng, chị đã gây dựng và quản lý một doanh nghiệp xã hội, có thu nhập hàng tỉ đồng/năm. Không những thay đổi cuộc sống của chính mình, chị còn giúp đỡ rất nhiều trẻ em nơi núi rừng Tây Bắc có một tương lai tươi sáng.

Chị là Tẩn Thị Su (SN 1986, xã Lao Chải, Sa Pa, tỉnh Lào Cai) – người H’Mông đầu tiên được Forbes Vietnam vinh danh là 1 trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi có nhiều thành tựu nổi bật trong sự nghiệp.

 
 Tẩn Thị Su - người được ví là "cô tiên" của trẻ em vùng cao. Ảnh: P.V

Từ những ngày đi xin kẹo và ăn cơm thừa

Lần đầu tôi gặp Tẩn Thị Su là vào những ngày cuối tháng 11.2016, khi chị tất bật từ Sa Pa xuống Hà Nội, để kêu gọi cộng đồng người H’Mông đang sinh sống và học tập dưới xuôi tổ chức một hội thảo bàn luận về vấn đề nên hay không cho kẹo trẻ em miền núi. Chị thuyết phục mọi người bằng câu chuyện của đời mình, của một cô bé từng được cho kẹo, nhưng đã nỗ lực để thay đổi cuộc sống của chính mình.

Trong sự kiện đó, chị đã truyền đi thông điệp: “Người dân tộc thiểu số cần chiếc cần câu hơn là một con cá. Vì thế hãy xây dựng cho người dân một mạng lưới việc làm ổn định, thay vì cho họ tiền và ném kẹo cho trẻ nhỏ”.

Lần thứ hai, tôi gặp lại người phụ nữ H’Mông này là vào đầu tháng 3.2018, trong một buổi nói chuyện về chủ đề “Phụ nữ trong cách mạng công nghiệp 4.0” mà Tẩn Thị Su là diễn giả.

Với bộ trang phục truyền thống nổi bật, Su tự tin kể về cuộc đời của mình, một cô bé từng đi xin kẹo và ăn cơm thừa. Chị dẫn dắt chúng tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, trước hành trình trở thành một công dân toàn cầu trong thời kỳ 4.0 của người phụ nữ dân tộc thiểu số, từng bị trói buộc bởi nhiều rào cản về giới.

Sinh ra trong một gia đình đông con ở xã Lao Chải (Lào Cai), Tẩn Thị Su cũng như bất kỳ đứa trẻ người H’Mông nào khác, không được học hành nhiều và nghề kiếm sống là bán những món đồ lặt vặt cho khách du lịch. Dĩ nhiên bằng cách chèo kéo, bám theo khách hàng giờ.

“Những đứa trẻ xung quanh tôi đều nhà nghèo, bỏ học lên thị trấn bán hàng. Không bán được hàng thì không có gì ăn, rồi vất vưởng, được khách du lịch cho tiền, cho kẹo, được cho một lần thì lần sau cứ lẽo đẽo đi theo. Cuộc sống cứ thế trôi qua nếu tôi không gặp một nhóm du lịch người Anh. Họ đến, rất thân thiện. Họ không mua hàng, không cho kẹo, họ ngồi nói chuyện với chúng tôi cả ngày, dù hai bên không hiểu nhau nói gì.

Họ dạy chúng tôi nói tiếng Anh, giơ bàn tay của mình nắm lấy bàn tay nhem nhuốc của chúng tôi. Tôi xúc động vô cùng. Và trong tâm trí của con bé Su 13, 14 tuổi lúc đó bắt đầu biết ước mơ. Mơ được như họ, giàu có và được đi khắp nơi” – chị Su chậm rãi kể.

 
Trước khi trở thành một doanh nhân, Tẩn Thị Su từng là cô gái cả ngày lẽo đẽo bám theo khách du lịch để bán đồ lưu niệm ở khu vực nhà thờ. Ảnh: NVCC

Tiếng Kinh chỉ bập bẹ, tiếng H'Mông nói thì khách du lịch không hiểu, Tẩn Thị Su bắt đầu học lỏm những từ tiếng Anh từ khách nước ngoài. Rồi chị dành dụm từng đồng từ tiền bán hàng của mình để hằng ngày dành vài tiếng vào quán Internet – một thứ rất xa lạ với bạn bè của chị và những người Mông vào thời điểm những năm 2000 – để học tiếng Anh.

Khi nói ngoại ngữ tốt hơn, Su dần từ bỏ công việc bán hàng để làm người hướng dẫn bản địa cho khách du lịch nước ngoài. Rồi nhờ công việc mới, dù lúc đó bị gia đình ép về lấy chồng, nhưng chị đã thuyết phục gia đình cho mình được đi học bổ túc hết lớp 9, để biết thêm được những ngoại ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Trung.

Và không còn một Tẩn Thị Su rụt rè, mặc cảm, mặt mũi lúc nào cũng nhem nhuốc, Su của tuổi 20 có thể tự tin nói chuyện với người nước ngoài, giới thiệu cho họ về văn hóa và bản sắc của dân tộc mình.

Người nâng giấc mơ nơi rẻo cao

Sapa O’Chau (cảm ơn Sa Pa) chính là câu chào của những người Mông sống trên vùng núi phía Bắc và cũng là tên một dự án du lịch đầy táo bạo của Tẩn Thị Su. Năm 2007, khi đó Su 21 tuổi, kiếm được tiền nuôi mình và giúp đỡ gia đình, không phải bằng cách đi chèo kéo khách mua hàng như trước mà bằng nghề hướng dẫn viên du lịch, cô gái trẻ này bắt đầu nảy ra ý tưởng làm gì đó để những đứa trẻ vùng cao cũng được thay đổi cuộc đời và có một nghề ổn định.

 
 Sapa O Châu, nơi kết nối, chắp cánh ước mơ cho những trẻ em vùng cao.

“Mình rất muốn có được một công ty thành lập bởi người dân tộc, có thể cung cấp các dịch vụ du lịch tốt tại địa phương. Mình mong muốn Sapa O’Châu sẽ là một hình ảnh đẹp để các bạn trẻ người dân tộc noi theo chứ không chỉ biết làm nương làm rẫy hay trẻ em chỉ biết ra trước nhà thờ chèo kéo khách du lịch”.

Nói là làm, Su bắt đầu động viên bạn bè của mình, rồi những đứa trẻ khác đến trường, tại một trường học mang tên Sapa O’chau do chính mình thành lập, trực tiếp giảng dạy, để học tiếng Kinh, tiếng Anh và nhiều ngoại ngữ khác. Rồi chị dạy họ kỹ năng để trở thành hướng dẫn viên du lịch.

10 năm trôi qua, nhiều bỡ ngỡ, khó khăn, Sapa O’chau ngày càng lớn mạnh, vừa kinh doanh du lịch, vừa dạy chữ, đào tạo nghề cho trẻ em vùng cao. Sapa O’Chau đã trở thành một mái nhà chung của trẻ em dân tộc nghèo. Học sinh ở đây không chỉ là người H’Mông mà còn là người Thái, người Dao, không chỉ ở Sa Pa mà nhiều em đến từ Lai Châu, Hà Giang cũng về đây học tập.

Lớp này đi, lớp khác đến, trong đó có nhiều em được Tẩn Thị Su nuôi nấng, dạy dỗ đã đỗ đại học và sau này quay trở lại hỗ trợ chị Su và những đứa trẻ ở Sapa O’Chau.

 
 Tẩn Thị Su đã tự mày mò, học thành thạo tiếng Anh, Pháp, Trung để kết nối với bạn bè quốc tế, cùng làm du lịch, giới thiệu về văn hóa quê hương.

Đội ngũ 'giáo viên' của Sapa O’Chau bây giờ là những du khách nước ngoài đến Sa Pa kết hợp làm tình nguyện, người dưới xuôi lên. Còn Su thì tất bật trong vai trò bà chủ, vừa chăm gia đình và con gái nhỏ, vừa tất bật với những chuyến đi công tác ở khắp nơi trên thế giới, làm việc với các đối tác, công ty lữ hành ở nhiều quốc gia để đưa du khách đến với Sa Pa.

Bằng nỗ lực và đam mê của mình, Su biến ước mơ trở thành hiện thực và đang từng ngày nuôi dưỡng ước mơ của hàng ngàn trẻ em vùng cao, để các em có có một công việc ổn định nuôi sống chính mình, chứ không phải bằng việc đi xin tiền và nhận kẹo.

Trong không khí tháng 3, khi cả thế giới tôn vinh những đóng góp của người phụ nữ, Tẩn Thị Su cho rằng, chẳng món quà, buổi lễ nào ý nghĩa bằng việc xã hội thay đổi định kiến, tạo điều kiện hơn nữa để những người phụ nữ phát huy hết tài năng, trí tuệ, theo đuổi ước mơ của mình. Chị cũng đã chứng minh một điều, trong thời cuộc hội nhập quốc tế, nếu phụ nữ dám ước mơ, làm chủ cuộc sống sẽ chẳng rào cản nào không thể vượt qua.

Bài 2: Phụ nữ làm khoa học, nốt lặng sau những vinh quang

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ với khoản doanh thu tượng trưng tại Linh Quang Điện

NHÓM PV |

Sau 3 năm thành lập, Công ty Cổ phần Linh Quang Điện của người tự xưng mình là thầy Cao Anh đã tăng vốn từ 2,5 tỉ đồng lên 99 tỉ đồng, đi kèm với đó là sự tăng trưởng ấn tượng của tài sản. Thế nhưng, doanh thu trong năm 2020 tại doanh nghiệp chỉ khoảng 500 triệu đồng và hơn 1 tỉ đồng năm 2021.

Cảnh báo khẩn về nạn lừa đảo phụ huynh chuyển tiền gấp vì con bị cấp cứu

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Chỉ vài ngày qua, nhiều phụ huynh tại TPHCM đã chuyển hàng trăm triệu đồng cho những đối tượng lừa đảo với cùng 1 chiêu thức con đi cấp cứu, cần chuyển tiền gấp.

Dự kiến chi hơn 256 tỉ đồng bảo tồn, tôn tạo di tích nhà tù Côn Đảo

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Chiều 6.3, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã biểu quyết thống nhất thông qua Tờ trình Dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Nhà tù Côn Đảo.

U20 Iran dè chừng sức mạnh của U20 Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Samad Marfavi của U20 Iran đánh giá rất cao sức mạnh của U20 Việt Nam.

U23 Việt Nam quen dần với áp lực của huấn luyện viên Troussier

MINH QUÂN - HOÀNG HUÊ |

Sau hơn 1 tuần tập luyện dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Troussier, đội tuyển U23 Việt Nam đã dần làm quen với những áp lực mà nhà cầm quân người Pháp đưa ra.

Đã có lệnh cấm, vì sao cafe đường tàu vẫn đông đúc, tấp nập?

Nhóm PV |

Thời gian qua, các lực lượng chức năng triển khai nhiều biện pháp quyết liệt như: Cưỡng chế giải tỏa các vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, lập hàng rào ngăn chặn các lối vào,... đối với các hộ buôn bán cafe hai bên đường tàu tuyến Hà Nội - Đồng Đăng. Tuy nhiên, các biện pháp tỏ ra không hiệu quả.

Vụ Dối trá trong kiểm soát giết mổ: Chủ tịch UBND huyện yêu cầu kiểm tra

Nhóm PV |

Liên quan đến tuyến bài điều tra "Dối trá trong kiểm soát giết mổ heo ở Long An", Chủ tịch UBND Huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) vừa có bản chỉ đạo các đơn vị có liên quan vào cuộc kiểm tra những thông tin Báo Lao Động phản ánh.

Số vụ tấn công mạng tại Việt Nam giảm mạnh

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo báo cáo mới nhất, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi sau dịch COVID-19, khi số vụ tấn công mạng giảm rõ rệt.