Những người không có Tết ở tuyến đầu chống dịch COVID-19

Lệ Hà |

“Năm COVID-19” thứ hai. Dù được báo động về nguy cơ dịch luôn tiềm ẩn nhưng khi trực tiếp đối mặt với những ca bệnh COVID-19 dồn dập các bác sĩ không khỏi bất ngờ, lo lắng. Đặc biệt, đợt dịch COVID-19 lần này virus SARS-CoV-2 biến chủng, có tốc độ lây lan nhanh.

Giáp Tết Nguyên đán 2021, dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều địa phương Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Gia Lai, Bình Dương… Dịch COVID-19 lần này đến nhanh, dồn dập. Thủ tướng Chính phủ ngay lập tức đề nghị tiếp tục các biện pháp mạnh mẽ để khoanh vùng, cách ly, truy vết thần tốc và dập dịch trên diện rộng để phòng, chống dịch COVID-19.

Những mảnh ghép trong “bức tranh” chống dịch

Những ngày cuối năm, không khí Tết trong mỗi gia đình đã rộn ràng nhưng tại những tuyến đầu chống dịch COVID-19, mọi hoạt động đang diễn ra hết sức khẩn trương, chính xác để dồn vào chống dịch.

Có mặt tại buổi lấy mẫu xét nghiệm ở thôn Cầu Dòng, Phường Cộng Hòa, Thành phố Chí Linh (Hải Dương) Hoàng Thị Xuân - lớp Xét nghiệm 10B (Trường Đại học Kỹ thuật Hải Dương) quê ở Cao Bằng đã cùng hàng trăm sinh viên khác lựa chọn một cái Tết xa nhà để góp một phần sức lực nhỏ bé cho tuyến đầu Hải Dương.

“Vừa nghe tin dịch bệnh bùng phát, chúng em đã viết đơn tình nguyện xin được ở lại tham gia vào công tác chống dịch. Em nhận được rất nhiều lời động viên của người thân và bạn bè, điều đó làm em càng cảm thấy tự hào hơn về quyết định của mình, tự hào là sinh viên ngành y” - Xuân chia sẻ. Chị gái của Xuân vừa lấy chồng xa, đây là lần đầu tiên cả hai chị em ăn Tết xa nhà. Nghĩ đến cảnh chỉ có bố mẹ ở nhà mong ngóng con - Xuân có chút chạnh lòng.

Công tác trong Trung tâm y tế Chí Linh chị Hoàng Thị Thanh - nhân viên phụ trách môi trường cũng là một mảnh ghép vô cùng đặc biệt trong bức tranh chống dịch COVID-19. Chị Thanh kể: “Hai vợ chồng đều công tác trong Trung tâm y tế, chồng làm kỹ thuật viên X-quang, còn tôi là nhân viên môi trường liên quan đến rác thải y tế, đều làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao. Cháu lớn nhà tôi 5 tuổi và cháu bé chỉ mới 2 tuổi, ngay khi dịch bệnh bùng phát và phải cách ly hoàn toàn trong viện chúng tôi còn chưa kịp về nhà thăm con. Ông bà hai bên đều ở tỉnh khác, vợ chồng tôi đành “nuốt nước mắt” gửi con ở nhà một người trông trẻ.

Tết đang tới gần, thế nhưng chị Thanh vẫn chưa dám nghĩ đến cảnh hai đứa con nhỏ phải đón Tết mà không có bố mẹ hay ông bà bên cạnh, sợ rằng bản thân sẽ không kìm được cảm xúc.

Các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đều sẵn sàng tối đa cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19. Điều dưỡng Lê Thị Yến, trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 cho biết: “Những ngày qua chúng tôi vô cùng xúc động khi được sự trợ giúp của các chuyên gia từ Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai với sự chỉ dẫn sát sao, hiệu quả. Dù trước khi đi chưa kịp về thăm chồng con, nhưng tôi xác định đây là cuộc chiến chung nên mọi người đều cần nỗ lực. Để ổn định tâm lý cho các bệnh nhân, chúng tôi luôn san sẻ, động viên với tinh thần cùng nhau chiến thắng COVID-19”.

Có mặt tại khu cách ly tập trung ở Trung đoàn 125, Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Hải Dương, nơi đang tiếp nhận 194 người cách ly có nguy cơ cao, PGS-TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - nói: Khu cách ly là mặt trận âm thầm, chiến tuyến vô cùng quan trọng. Quản lý hàng nghìn con người làm sao để đảm bảo an toàn y tế là chuyện không hề đơn giản. Chỉ cần họ tiếp xúc, giao lưu gần, xảy ra lây nhiễm chéo thì rất phức tạp, nguy hiểm”.

“Tết đang cận kề mà lại phải xa gia đình hằng tháng trời thì không phải là chuyện đơn giản. Vấn đề động viên, ổn định tinh thần cho người được cách ly vô cùng quan trọng. Người dân ổn định tâm lý, thoải mái tinh thần thì mới có thể tin tưởng tuyệt đối vào hướng dẫn của lực lượng chức năng. Khi đã tin tưởng thì chắc chắn sẽ chấp hành nghiêm túc”, PGS-TS Trần Như Dương nhấn mạnh.

Ở nơi Tết cũng như ngày thường

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương những ngày này các hoạt động vẫn như mọi ngày, thậm chí còn căng thẳng hơn. Một năm trước cũng những ngày này virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, rồi nhanh chóng lây lan ra nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Tết năm ngoái, những ngày đầu năm mới, khi nhà nhà đang sum vầy bên gia đình, khai xuân với những lời chúc đầu năm thì bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cùng các đồng nghiệp đón Tết trong bệnh viện cùng quyết định “cách ly” tại bệnh viện, chiến đấu vì sức khỏe người bệnh.

Điểm lại những ngày tháng “chiến đấu” với một dịch bệnh hoàn toàn mới, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết: “Trong công tác điều trị người bệnh COVID-19, khó khăn lớn nhất là phải đương đầu với một bệnh lý mới, nhất là giai đoạn đầu khi chúng tôi mới tiếp nhận những bệnh nhân đầu tiên vào điều trị. Lúc này, hầu như trên thế giới chưa có nhiều hiểu biết chung về bệnh, mới chỉ có một số kinh nghiệm từ Vũ Hán (Trung Quốc), vì khi đó dịch chưa lan sang Châu Âu. Thậm chí, ở Vũ Hán khi ấy cũng chưa có nhiều kinh nghiệm điều trị. Các tài liệu đều bằng tiếng Trung Quốc. Những điều này khiến chúng tôi khá khó khăn khi tìm hiểu, nghiên cứu. Lúc này, các nghiên cứu về điều trị bệnh COVID-19 cũng chưa có và còn rất mới nên hầu hết các quan điểm điều trị, kỹ thuật, chiến lược đều căn cứ vào kiến thức sẵn có trên cơ sở nghiên cứu của những bệnh lý tương tự như: MERS-CoV, SARS, cúm... Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phải xây dựng chiến lược, phương án điều trị trên cơ sở hiểu biết về những bệnh lý tương tự khi áp dụng sang bệnh lý mới này. Tuy nhiên, không phải lúc nào các phương pháp cũng đúng, điều này đòi hỏi chúng tôi luôn phải sát sao với bệnh nhân, vừa điều trị vừa tìm ra vấn đề thực sự của bệnh nhân để điều trị cho đúng”.

“Những ngày đầu, mọi thứ đều không đủ. Chúng tôi phải xoay xở, vay mượn khắp nơi. Tối ngày mùng 3 Tết, cả khoa chỉ còn 20 cái khẩu trang N95, chỉ còn đủ dùng cho một ngày. Các công ty nghỉ, kho không có người mở. Lúc ấy, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương hỗ trợ 30 cái, đủ để trang bị cho cán bộ y tế trong hai ngày. Rất may sau đó người giữ kho đến. Tối mùng 4 Tết, chúng tôi mới nhận được vài trăm cái khẩu trang” - bác sĩ Cấp nhớ lại.

“Không được phép ốm”, là điều được đặt lên trên hết. Điều này anh cũng dặn dò các bác sĩ trực tiếp điều trị cho người bệnh. Bệnh viện bố trí ba vòng chăm sóc người bệnh. Vòng trong cùng là người trực tiếp tiếp xúc với người bệnh tại buồng cách ly; một vòng đưa đồ dùng, phục vụ các bữa ăn cho người bệnh và vòng ngoài làm hậu cần. Các điều dưỡng chia bốn tua trực, mỗi tua có ba người và có một người được phân công chăm sóc ở vòng trong cùng cho người bệnh.

Thật may, bệnh nhân rất tuân thủ điều trị và phối hợp tốt với các y, bác sĩ. Hằng ngày, các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc vòng trong cùng sẽ gặp gỡ bệnh nhân, trao đổi về tình trạng bệnh, giúp họ hiểu hơn về sự tiến triển trong sức khỏe cũng như động viên tinh thần người bệnh.

Năm nay, “mùa COVID-19 thứ hai”, những ngày giáp Tết bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cùng các đồng nghiệp lại toả về Hải Dương để chống dịch. Số lượng bệnh nhân tăng lên, cùng những ca bệnh điều trị thành công, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp và các đồng nghiệp cũng đã dần có những kinh nghiệm, dần hiểu biết rõ hơn về COVID-19. Các nghiên cứu trên thế giới dần sáng tỏ về bệnh lý này và việc chẩn đoán điều trị cũng ngày một rõ ràng hơn. Tuy nhiên, năm nay biến chủng của virus SARS-CoV-2 cũng là một khó khăn lớn.

“Sự biến đổi di truyền của virus SARS-CoV-2 dẫn đến tình trạng nó dễ lây truyền hơn và hệ số lây truyền cao hơn so với các chủng đã từng xuất hiện trước đây. Biến đổi di truyền của SARS-CoV-2 làm gia tăng độ bám dính của virus vào màng tế bào và tăng khả năng xâm nhập vào tế bào vì vậy khả năng lây truyền mạnh hơn rất nhiều lần so với chủng ban đầu. Với sự nguy hiểm của dịch COVID-19, để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung và Khai báo y tế). Trong dịp Tết Nguyên đán này, hơn bao giờ người dân cần nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc 5K” - bác sĩ Cấp nói.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp chia sẻ thêm, chuyện “mất” giao thừa vì cứu bệnh nhân không xa lạ với bác sĩ. Dẫu có bao nhiêu năm đón giao thừa cùng bệnh nhân thì cảm giác đón năm mới đêm 30 Tết ở bệnh viện bao giờ cũng rất thiêng liêng. Bác sĩ Cấp cho hay, trước đó một số nhân viên lớn tuổi trong khoa “đã xem” bác sĩ nào hợp tuổi để trực 30 Tết để còn “xông đất”, mong cho năm mới “ít” bệnh nhân nặng hơn. Năm nào cũng vậy, mong muốn lớn nhất là năm tới bác sĩ “nhàn” hơn, ít bệnh nhân hơn, nhưng chưa năm nào như ý muốn. Năm nay, bên cạnh điều ước ít bệnh nhân, các bác sĩ còn mong được “thất nghiệp”, nhanh chóng “đuổi” được COVID-19.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Chiều 5.2, ghi nhận 19 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Lệ Hà |

18h00 ngày 5.2, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 xác nhận 19 ca mắc mới (BN1958-BN1976) là các ca cộng đồng tại Hà Nội (1 ca), Hải Dương (12 ca), Quảng Ninh (2 ca) , Điện Biên (3 ca) và Hà Giang (1 ca).

Những chiến sĩ thâu đêm chống giặc COVID-19: 4 ngày chỉ ngủ 8 tiếng

Kim Dung- Trung Sơn- T.Linh |

Nhiều đêm nay, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương không lúc nào không sáng đèn. Đây là nơi chứa hàng nghìn mẫu bệnh phẩm đang được phân loại và xét nghiệm để truy vết, chống lại dịch bệnhCOVID-19.

Tháo dỡ phong toả chung cư 88 Láng Hạ, người dân vỡ oà trong hạnh phúc

Hà Sơn Giang |

Đúng 17h ngày 5.2, khu cách ly tại chung cư chung cư Sky City 88 Láng Hạ - nơi ở của bệnh nhân 1956 đã được tháo dỡ phong toả.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Chiều 5.2, ghi nhận 19 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Lệ Hà |

18h00 ngày 5.2, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 xác nhận 19 ca mắc mới (BN1958-BN1976) là các ca cộng đồng tại Hà Nội (1 ca), Hải Dương (12 ca), Quảng Ninh (2 ca) , Điện Biên (3 ca) và Hà Giang (1 ca).

Những chiến sĩ thâu đêm chống giặc COVID-19: 4 ngày chỉ ngủ 8 tiếng

Kim Dung- Trung Sơn- T.Linh |

Nhiều đêm nay, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương không lúc nào không sáng đèn. Đây là nơi chứa hàng nghìn mẫu bệnh phẩm đang được phân loại và xét nghiệm để truy vết, chống lại dịch bệnhCOVID-19.

Tháo dỡ phong toả chung cư 88 Láng Hạ, người dân vỡ oà trong hạnh phúc

Hà Sơn Giang |

Đúng 17h ngày 5.2, khu cách ly tại chung cư chung cư Sky City 88 Láng Hạ - nơi ở của bệnh nhân 1956 đã được tháo dỡ phong toả.