Những ngôi chùa cổ nói không với vàng mã

Hà Hiền - Hồng Ánh - Kim Cúc |

Vài năm trở lại đây, hiện tượng đốt vàng mã liên tục được phản ánh gắt gao. Tiền thật mua tiền giả, lãng phí, ô nhiễm nhưng không thể ngăn chặn. Ấy vậy mà  có những ngôi chùa nói không với vàng mã gần 10 năm nay, đó là chùa Khê Tang (chùa Trì Bồng) và chùa Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội.

Theo lời ni sư trụ trì Thích Đàm Dung, chùa Khê Tang được xây dựng lại vào thời nhà Lê, năm 1750, đến nay đã 268 năm tuổi. Ngôi chùa cổ thanh tịnh không hề có bóng dáng của vàng mã, kể cả hương nén. Tất cả đều một tay trụ trì thắp và thay hương vòng. Ngày lễ thì có thêm nến, đèn, bánh kẹo, hoa, quả.

Vào tiếp quản chùa Khê Tang năm 1990, ni sư Thích Đàm Dung sớm nhận ra tác hại của việc đốt vàng mã. Hơn nữa, qua bao năm tu hành, nghiên cứu đạo phật, thầy khẳng định tục đốt vàng mã không có trong điều Phật dạy. Đó là lí do chùa Trì Bồng tự áp dụng quy định cấm mang vàng mã vào lễ chùa. Lễ vật đơn giản chỉ có hoa quả, bánh trái. Quan trọng nhất là cái tâm. Tâm có sáng thì Phật mới chứng chứ đồ giả chắc chắn là không.

Chia sẻ về những ngày tháng kiên trì giáo hóa phật tử không hóa vàng tại chùa, sư trụ trì tâm sự: “Lúc đầu, khi đưa ra quyết định này, người dân phản ứng rất gay gắt, nhưng tôi kiên trì giảng giải trong các khóa lễ, dần dần người dân nhận ra, rồi người nọ mách người kia. Những khách thập phương về lễ chùa chưa biết quy định này, tôi nhắc nhở rồi giáo hóa họ, khi đến các chùa khác hay ở nhà cũng vậy, không nên đốt vàng mã vì khói, bụi dẫn đến ô nhiễm môi trường. Hiện chùa Khê Tang không đốt vàng mã 100%”. 

Việc không đốt vàng mã đã trở thành nội quy của chùa Khê Tang.
Việc không đốt vàng mã đã trở thành nội quy của chùa Khê Tang.

Cách chùa Khê Tang chừng 3km, ngôi chùa Cự Đà với tuổi đời hơn một nghìn năm (xây dựng từ thời Lý) cũng có gần 10 năm duy trì quy định không đốt vàng mã.

Nói về tác dụng của hành động này, chư tăng Thích Đạo Hạnh nhấn mạnh: “Kể từ ngày phật tử được giáo hóa, không chỉ hành vi đốt vàng mã giảm đi đáng kể mà hiện tượng đồng bóng cũng hiếm gặp. Thay vì các khóa lễ mua voi, mua nhà, tiêu tốn hàng triệu, thậm chí hàng trục triệu nay đã dành tiền để mua đồ phóng sinh, quyên góp công đức, làm từ thiện cho các vùng xa xôi còn nghèo khó”.

Khi được hỏi về vấn đề này, bà Vũ Thị Dung (thôn Cự Đà, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) hào hứng chia sẻ: “Gia đình tôi từ lâu rồi không đốt vàng mã, tiền vàng vào ngày rằm, mùng 1; chỉ thành tâm dâng hoa, quả, oản lên thắp hương. Tôi cảm thấy đốt vàng mã xong lại đổ ra sống ra ao, làm ô nhiễm môi trường. Mình không làm điều ác thì không có gì phải lo cả, cứ sống với tâm của mình là phật chứng cho”.

Việc chấm dứt tình trạng đốt vàng mã không phải ngày một ngày hai có thể thực hiện được ngay. Nhưng với sự kiên trì của các trụ trì, ý thức của người dân tốt dần lên, tình trạng đốt vàng mã ở những nơi thờ tự Phật không còn diễn ra. 

Hà Hiền - Hồng Ánh - Kim Cúc
TIN LIÊN QUAN

Vung tiền đốt vàng mã, dè sẻn mua sách truyện cho trẻ em

đặng chung |

“Mỗi năm hàng tỉ đồng tiền thật đã cháy thành tro” – đây là cách ví von cho hiện tượng người Việt ngày càng chi nhiều tiền để mua và coi việc đốt vàng mã như một hình thức “giao tiếp” với người cõi âm và phương tiện xin xỏ thánh thần.

Đối thoại với tương lai hay cầu xin quá khứ

LÊ THANH PHONG |

“Mua đồ thờ cúng và vàng mã là một việc đối thoại với quá khứ, còn mua sách là đối thoại với tương lai của xã hội, khi người dân, quan chức và trí thức mua sách ít hơn nhiều lần mua vàng mã và đồ thờ cúng có nghĩa là xã hội chúng ta lo đối thoại với quá khứ và hiện tại nhiều hơn rất nhiều so với việc đối thoại với tương lai”, đó là ý kiến của ông Đỗ Hoàng Sơn - Giám đốc Cty sách Long Minh - liên quan đến thông tin người Việt mua đồ cúng lễ nhiều gấp 8 lần sách truyện trẻ em.

Người Việt mua đồ cúng lễ nhiều gấp 8 lần sách truyện trẻ em: Quá lãng phí?

Bích Hà |

Theo TS Trần Hữu Sơn, việc người Việt bỏ ra tiền tỉ để chi tiêu cho mua đồ cúng lễ, trong đó có vàng mã, là quá lãng phí.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Vung tiền đốt vàng mã, dè sẻn mua sách truyện cho trẻ em

đặng chung |

“Mỗi năm hàng tỉ đồng tiền thật đã cháy thành tro” – đây là cách ví von cho hiện tượng người Việt ngày càng chi nhiều tiền để mua và coi việc đốt vàng mã như một hình thức “giao tiếp” với người cõi âm và phương tiện xin xỏ thánh thần.

Đối thoại với tương lai hay cầu xin quá khứ

LÊ THANH PHONG |

“Mua đồ thờ cúng và vàng mã là một việc đối thoại với quá khứ, còn mua sách là đối thoại với tương lai của xã hội, khi người dân, quan chức và trí thức mua sách ít hơn nhiều lần mua vàng mã và đồ thờ cúng có nghĩa là xã hội chúng ta lo đối thoại với quá khứ và hiện tại nhiều hơn rất nhiều so với việc đối thoại với tương lai”, đó là ý kiến của ông Đỗ Hoàng Sơn - Giám đốc Cty sách Long Minh - liên quan đến thông tin người Việt mua đồ cúng lễ nhiều gấp 8 lần sách truyện trẻ em.

Người Việt mua đồ cúng lễ nhiều gấp 8 lần sách truyện trẻ em: Quá lãng phí?

Bích Hà |

Theo TS Trần Hữu Sơn, việc người Việt bỏ ra tiền tỉ để chi tiêu cho mua đồ cúng lễ, trong đó có vàng mã, là quá lãng phí.