Những ngày dài ở nơi phong toả vì đại dịch

Ghi chép của Lệ Hà |

Bóng áo xanh tất tả ngược xuôi trong những bộ đồ bảo hộ ngột ngạt, kín mít; những thao tác can thiệp khẩn trương nhưng vô cùng tỉ mỉ, chuẩn xác... hình ảnh này đã xuất hiện thường xuyên hơn một năm nay. Trong những đợt dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, những chiến sĩ áo trắng đã căng mình giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 từ tay tử thần.

Hết đợt dịch này đến đợt dịch khác, những chiến sĩ áo trắng kiên trì bám bệnh viện, túc trực bên người bệnh với mong muốn duy nhất giúp họ chiến thắng dịch bệnh, sớm trở về với cuộc sống bình thường.

Ngày 5.5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 trở thành điểm cách ly sau khi phát hiện chùm ca bệnh COVID-19. "Thành trì" bỗng trở thành nơi cách ly, bác sĩ bỗng trở thành F1. Bác sĩ Phạm Văn Phúc - Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh) đã có những đêm thức trắng cùng người bệnh chia sẻ: Gần 2 năm qua từ khi COVID-19 xuất hiện, đợt dịch nào nhân viên y tế cũng vất vả nhưng đêm rạng ngày 15.5 vừa qua là đêm có nhiều “kỷ lục” đáng buồn. Đó là kỷ lục về số lượng bệnh nhân nặng nhập viện, chưa bao giờ khoa tiếp nhận lượng bệnh nhân nhiều đến thế.

Kỷ lục về số lượng nhân viên y tế cả vòng trong lẫn vòng ngoài được huy động tối đa lúc gần 0h đêm để theo dõi sát sao 18 bệnh nhân nặng, rồi tất tả ngược xuôi chạy ECMO (tim phổi nhân tạo) cho 1 ca COVID-19 nguy kịch... Trong bất cứ mọi tình huống, các bác sĩ đều đảm bảo cấp cứu một cách nhanh nhất.

Những nỗi đau không thể nói ra

Quãng thời gian cách ly tại khu điều trị, nhiều nhân viên y tế đã phải nén nỗi đau riêng để hoàn thành nhiệm vụ vì cộng đồng, vì người bệnh. Sau 6 năm chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác, đêm 14.5, mẹ vợ của bác sĩ T.V.G công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương qua đời. Nữ bác sĩ đang chống dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong khu cách ly, nên chị đã không thể về chịu tang mẹ.

Chị Đặng Thị Thanh - phòng Công tác xã hội (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) chia sẻ lại câu chuyện của một nữ bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại đây: Các bạn đã bao giờ nhìn thấy 1 bác sĩ vừa khóc vừa khám cho bệnh nhân chưa? Tôi của ngày hôm nay đấy!

Sáng, nhận được tin mẹ của 1 đồng nghiệp, 1 người em tại bệnh viện vừa qua đời đêm qua. Hiện, 2 vợ chồng bạn ấy đều đang chống dịch tại bệnh viện, không về lo đám tang cho bà được. Nghĩ đến 2 đứa trẻ được bố mẹ gửi bà ngoại trông để đi chống dịch, giờ bố mẹ vẫn chưa về, bà thì không còn nữa, các cháu sẽ bơ vơ thế nào? Lòng trĩu nặng...

Xuyên đêm thực hiện xét nghiệm tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Bắc Ninh. Nguồn: Bộ Y tế
Xuyên đêm thực hiện xét nghiệm tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Bắc Ninh. Nguồn: Bộ Y tế

Bác sĩ Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) - đã sát cánh cùng mẹ của vợ chồng đồng nghiệp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong quá trình điều trị, cảm thấy xót xa: Đồng nghiệp của tôi hiện tại đang chiến đấu với dịch bệnh không thể về lo tang mẹ được, thương và trân trọng những gì anh chị đã và đang cống hiến. Sát cánh cùng mẹ đồng nghiệp là bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 6 năm nay. Bà bị ung thư phổi di căn xương, phổi. Bà luôn kiên cường chống chọi với bệnh tật, không bao giờ làm phiền ai, không để con cái lo lắng cho mình. Mặc dù yếu nhưng bà luôn cố gắng chăm sóc hai cháu để anh chị yên tâm công tác. Cả năm nay anh chị đều rất ít khi ở nhà. Và bây giờ là đang cách ly tại viện. Anh là TS. BS tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19. Gần đây, sau 6 năm chống chọi với bệnh ung thư phổi giai đoạn muộn với tổn thương di căn xương, não, phổi, tràn dịch màng phổi, những ngày cận kề bà chỉ có 1 ước muốn là chờ các con được về nhà và mẹ con gặp nhau lần cuối. Nhưng bà đã không thể đợi được anh chị. Bà mạnh mẽ lắm, không 1 lời kêu ca, làm phiền đến ai cả, cứ 1 mình chịu dựng 1 mình chiến đấu. Bà luôn chu đáo việc nhà, cơm nước, đưa đón, chăm lo cho các cháu đi học. Những ngày cuối đời không có các con bên cạnh mặc dù con cái ở ngay Hà Nội thôi mà sao xa thế, không thể gặp được. Thương bà và thương đồng nghiệp của mình quá.

Sống qua những ngày cách ly

Còn tại Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội), ngày 12.5, hai vợ chồng đi Đà Nẵng về đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện Hữu Nghị. Tại đây, hai vợ chồng đã không khai báo tiền sử dịch tễ, đi lại và đến khám vì có triệu chứng ho, đau họng, sốt không rõ nguyên nhân. Tại bệnh viện, hai người đã được đưa thẳng vào phòng cách ly và làm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại chỗ. Khi có kết quả dương tính, hai người mới khai tiền sử dịch tễ có đi Đà Nẵng.

Ngay lập tức, khoa Cấp cứu đã báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viện, đồng thời triển khai phong tỏa toàn bộ Khoa Cấp cứu, tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ khoa, tạm ngừng hệ thống điều hòa.

BS Nguyễn Đặng Khiêm - Trưởng khoa Cấp cứu, (Bệnh viện Hữu Nghị) chia sẻ những ngày cách ly của nhân viên y tế của khoa: Ngày đầu tiên thông báo chỉ đạo của Ban giám đốc: Tạm thời cách ly toàn bộ khoa Cấp cứu. Hai cô bé tự nhiên tu tu khóc, một đứa bảo: “Bố ơi con nhớ cháu”, một đứa bảo: ”Anh ơi sữa của em giờ làm thế nào”. Bữa cơm đầu tiên. Lần đầu ăn cơm tối đông đến thế, may có phòng hành chính rộng, đảm bảo giãn cách, tất cả nhìn nhau, cũng ngậm ngùi. Thôi thì trách nhiệm lại phải “quán triệt”: “Bệnh nhân này chúng ta chủ động nên khả năng nhiễm của cả khoa gần như là không có, nhưng chúng ta chấp nhận ở lại là vì sự an toàn cho bệnh viện, cho gia đình, cho cộng đồng, vui đi thôi vì mới chỉ là ngày đầu”.

Mọi người thức dậy không phải vì chuông báo thức mà vì tin nhắn, gọi điện ra lấy đồ “tiếp tế”. Chưa bao giờ khoa Cấp cứu sống trong “nhung lụa” đến thế. Nào xôi, nào bánh giò, nào bánh mì, giò chả... Nghẹn ngào không thể nói thành lời vì tình cảm của gia đình, của anh chị em đồng nghiệp, của bệnh nhân.

Giờ của những bà mẹ nhớ con. Tiếng nựng con, tiếng nhắc con học bài, tiếng dặn dò chồng (vợ) xôn xao. Sau đó là những khoảng lặng, những cái nhìn xa xăm đầy thương nhớ...

Những ngày cách ly dài đằng đẵng qua đi. Rồi tất cả mẫu xét nghiệm của F1, F2 và 19 nhân viên y tế tại khoa đã có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Thở phào nhẹ nhõm...

Ở một nơi khác, Bệnh viện K là thành trì thứ 2 trong hệ thống bệnh viện tuyến trung ương phải phong tỏa để phòng chống đại dịch COVID-19.

Lệnh phong tỏa phát đi, hơn 700 bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế được lệnh không rời vị trí công việc. Tại khoa Nội 6, bác sĩ Phùng Thị Huyền - Trưởng khoa, cả hai vợ chồng chị đang cách ly tại bệnh viện. Thời gian cách ly có thể kéo dài 14 ngày, 21 ngày hoặc lâu hơn, trong khi 2 con của chị vẫn còn nhỏ.

Hình ảnh bác sĩ Bệnh viện K sau những ngày làm xét nghiệm sàng lọc COVID-19. Ảnh: Trần Hà
Hình ảnh bác sĩ Bệnh viện K sau những ngày làm xét nghiệm sàng lọc COVID-19. Ảnh: Trần Hà

“Bệnh viện K không phải là bệnh viện đầu tiên rơi vào tình huống này nên tôi và chồng đã từng nói chuyện với nhau khi việc này xảy ra. Chúng tôi đã trao đổi với con gái. Chúng tôi hỏi con chẳng may bố mẹ phải cách ly đột xuất 21 ngày thì con làm như thế nào?

Nhưng con vẫn chưa hiểu thế nào là cách ly, con chưa mường tượng ra cách ly như thế nào chỉ nghĩ bố mẹ đi vắng. Con trả lời bố mẹ đi vắng con sẽ ở nhà học bài, trông em, ăn ngủ và gọi điện cho bố mẹ.

Tôi chuẩn bị tinh thần cho con rất sớm. Với mình không bất ngờ, nhưng con thì có bất ngờ. Tôi đã chuẩn bị những vật dụng thiết yếu cho con phòng khi cách ly. Trong những ngày này, tôi cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đề nghị giúp đỡ các con ở nhà.

Buổi sáng 7.5 khi tôi nhận thông tin phong toả, yêu cầu lãnh đạo khoa phòng phải vào viện. Giây phút quay lại nhìn các con đang ngủ, mình sẽ xa chúng trong khoảng thời gian dài như vậy thực sự tôi cũng chảy nước mắt, rất thương. May mắn, có các phương tiện truyền thông giao tiếp hiện đại, tôi vẫn theo dõi sinh hoạt của các con hằng ngày nên yên tâm”, bác sĩ Huyền chia sẻ.

Ghi chép của Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Lá chắn thầm lặng tại ổ dịch Bệnh viện K Tân Triều

Tùng Giang - Hà Phương |

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát trong khu vực Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội), tại các chốt kiểm soát khu vực cách ly trên toàn tuyến đường Cầu Bươu lúc nào cũng có lực lượng công an, dân phòng, tổ dân phố và đội ngũ y tế cấp phường ngày đêm túc trực. Để chống dịch, nhiều người tại các chốt kiểm soát đã phải gác lại công việc gia đình, nhiều ngày không về nhà, thường trực bám chốt để thực hiện nhiệm vụ kép, vừa đẩy lùi dịch bệnh, vừa đảm bảo an ninh, trật tự tại ổ dịch này.

Bản tin 1 phút 17.5: Kỹ thuật viên Bệnh viện Phổi TW nghi mắc COVID-19

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Những tin tức đáng chú ý trong Bản tin 1 phút ngày 17.5: Nhân viên kỹ thuật Bệnh viện Phổi Trung ương nghi mắc COVID-19; Miền Bắc trở mưa dông diện rộng, giảm nhiệt; Tàu vũ trụ NASA chụp ảnh sao Hỏa ngày càng ấn tượng...

Đội nắng, dầm mưa gác chốt cách ly nơi tâm dịch Bệnh viện K Tân Triều

Tùng Giang -Tuấn Anh |

Dưới cái nắng oi ả hay những cơn mưa bất chợt, những cán bộ y tế, trật tự phường và bảo vệ dân phố tại các chốt cách ly, phòng dịch COVID-19 quanh Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội) vẫn túc trực 24/24.

Sự hi sinh thầm lặng sau hàng rào cách ly ở ổ dịch Bệnh viện K Tân Triều

Tùng Giang - Hà Phương |

Tại các chốt cách ly phòng dịch COVID-19 quanh Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), những cán bộ y tế, trật tự phường và bảo vệ dân phố, có những người thậm chí đã gần ở độ tuổi 70 nhưng vẫn làm việc tận tụy, trách nhiệm trong điều kiện thiếu thốn và khắc nghiệt với mục đích chung là mang lại sự an toàn trong đời sống nhân dân quanh khu vực.

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương thành lập bệnh viện dã chiến

Đặng Luân |

Bệnh viện Dã chiến trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương sẽ đón 150 bệnh nhân là những trường hợp F1 của Bệnh viện K chuyển về tiếp tục điều trị và 150 người nhà bệnh nhân đi cùng chăm sóc người bệnh.

Bỏ túi ngay những điểm du lịch đẹp nhất tháng 4

Vân Anh |

Tháng 4 lý tưởng để đi du lịch, khi hầu hết mọi miền đất nước đều có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc hài hòa trước khi mùa hè đến. Dưới đây là một số điểm đến nổi bật.

Mưa đầu mùa sớm bất ngờ, dân Cần Thơ bì bõm trong nước

Phong Linh |

Cần Thơ - Chiều tối ngày 2.4, mưa đầu mùa xuất hiện sớm khiến nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cần Thơ ngập sâu gây khó khăn cho việc di chuyển của người dân.

Thời điểm tình trạng ô nhiễm không khí ở nước ta được cải thiện

AN AN |

Theo TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, thời điểm mùa hè, do điều kiện thời tiết gió mạnh, mưa nhiều giúp tình trạng ô nhiễm không khí phần nào được cải thiện.

Lá chắn thầm lặng tại ổ dịch Bệnh viện K Tân Triều

Tùng Giang - Hà Phương |

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát trong khu vực Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội), tại các chốt kiểm soát khu vực cách ly trên toàn tuyến đường Cầu Bươu lúc nào cũng có lực lượng công an, dân phòng, tổ dân phố và đội ngũ y tế cấp phường ngày đêm túc trực. Để chống dịch, nhiều người tại các chốt kiểm soát đã phải gác lại công việc gia đình, nhiều ngày không về nhà, thường trực bám chốt để thực hiện nhiệm vụ kép, vừa đẩy lùi dịch bệnh, vừa đảm bảo an ninh, trật tự tại ổ dịch này.

Bản tin 1 phút 17.5: Kỹ thuật viên Bệnh viện Phổi TW nghi mắc COVID-19

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Những tin tức đáng chú ý trong Bản tin 1 phút ngày 17.5: Nhân viên kỹ thuật Bệnh viện Phổi Trung ương nghi mắc COVID-19; Miền Bắc trở mưa dông diện rộng, giảm nhiệt; Tàu vũ trụ NASA chụp ảnh sao Hỏa ngày càng ấn tượng...

Đội nắng, dầm mưa gác chốt cách ly nơi tâm dịch Bệnh viện K Tân Triều

Tùng Giang -Tuấn Anh |

Dưới cái nắng oi ả hay những cơn mưa bất chợt, những cán bộ y tế, trật tự phường và bảo vệ dân phố tại các chốt cách ly, phòng dịch COVID-19 quanh Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội) vẫn túc trực 24/24.

Sự hi sinh thầm lặng sau hàng rào cách ly ở ổ dịch Bệnh viện K Tân Triều

Tùng Giang - Hà Phương |

Tại các chốt cách ly phòng dịch COVID-19 quanh Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), những cán bộ y tế, trật tự phường và bảo vệ dân phố, có những người thậm chí đã gần ở độ tuổi 70 nhưng vẫn làm việc tận tụy, trách nhiệm trong điều kiện thiếu thốn và khắc nghiệt với mục đích chung là mang lại sự an toàn trong đời sống nhân dân quanh khu vực.

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương thành lập bệnh viện dã chiến

Đặng Luân |

Bệnh viện Dã chiến trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương sẽ đón 150 bệnh nhân là những trường hợp F1 của Bệnh viện K chuyển về tiếp tục điều trị và 150 người nhà bệnh nhân đi cùng chăm sóc người bệnh.