Những giây khắc bấm máy còn đọng lại

Chùm ảnh của Việt Văn |

Con virus hình vương miện mang cái tên mỹ miều Corona (COVID-19) đã làm đảo lộn cuộc sống của thế giới gần 3 năm qua.

Con người phải thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, sạch sẽ hơn, cẩn trọng hơn và sống chậm hơn trong dòng đời cũng không còn vội vã. Ở nhà nhiều hơn, mỗi cá nhân tự ngẫm về mình nhiều hơn, sự kết nối trong gia đình và các giá trị cộng đồng được đề cao.

COVID-19 đã làm “vỡ” bình, lộ ra nhiều chuyện bi hài xã hội, đặt ra hàng loạt câu hỏi về ý thức xã hội, trách nhiệm với cộng đồng, về “nói và làm”…

Nhiều năm trước con SARS khủng khiếp hơn nhiều với tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với COVID-19 nhưng COVID-19 lại gây hoang mang, kinh hoàng cho nhiều người hơn. Có phải vì ngày đó, mạng xã hội chưa phát triển rầm rộ và nhiều quyền lực như bây giờ?

Cô giáo Ngô Thị Mai Trang trong tà áo dài đang hướng dẫn các em học sinh trường tiểu học Gia Thụy, Hà Nội, Việt Nam 5 biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19.
Cô giáo Ngô Thị Mai Trang trong tà áo dài đang hướng dẫn các em học sinh trường tiểu học Gia Thụy, Hà Nội, Việt Nam 5 biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19.

Đồng xu nào chả có hai mặt.

Thời điểm nào cần kỷ luật sắt, cần độc đoán để kiểm soát dịch, thời điểm nào cần mềm dẻo, linh hoạt, để con người tự giác, phát huy tính làm chủ tốt nhất. Không có gì là bất biến, là thường hằng.

COVID-19 như môt cơn mưa rào, ầm ầm sấm chớp, cuốn đi bao thứ rác rưởi, lộ ra cả những lấp lánh nhưng nhiều thứ tốt đẹp cũng bị hệ luỵ mất đi.

Âu cũng là sự chọn lọc của tự nhiên và sắp xếp lại vị trí của con người.

Với một nhà nhiếp ảnh, COVID-19 cũng là cơ hội để ghi lại những giây khắc một đi không trở lại.

3
Tập thể dục để tăng cường sức khỏe trở thành một thói quen tốt thời COVID-19. Chụp ở cạnh trường mầm non Vân Hồ.
4
Xét nghiệm COVID-19 trên phố là một hình ảnh quen thuộc thời dịch bệnh. Và không chỉ người Việt mà người nước ngoài cũng tuân thủ nghiêm ngặt. Chụp trên phố Tô Hiến Thành, Hà Nội.
5
Đường vắng như chùa bà Đanh, hình ảnh người đàn ông và con chó thật cô đơn trên phố Quang Trung, Hà Nội.
6
Cầu Long Biên vắng tanh thời điểm Hà Nội mới phát hiện bệnh nhân thứ 17 năm 2020.
7
Người đàn bà chở con về quê chống dịch, đi qua phố Hàng Đào.
8
Sáng chủ nhật ở phố Nhà thờ một ngày tháng 5.2020.
9
Bách Khoa là chợ đầu tiên căng nilon làm vách ngăn để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Thời Hà Nội bùng phát đợt dịch lần thứ 4, tháng 8.2021.
10
Anh bộ đội phát gạo cho người dân. Hình ảnh đẹp tình quân dân ở quận Cầu Giấy.
11
Cắt tóc tại gia vì không dám ra ngoài trở thành một thói quen của nhiều người. Chụp trên phố Vân hồ 3.
12
Những shipper trở nên đắt khách mùa dịch bệnh. Cảnh trên phố Hàng Đường.
Chùm ảnh của Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

TPHCM và hồi ức những tháng ngày muốn quên của dịch COVID-19

NGUYỄN LY - ANH TÚ |

TPHCM - Gần 1 năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều người dân mỗi lần nhớ lại những ngày tháng khó khăn đó, đều có nhiều cung bậc cảm xúc và ký ức không thể nào quên trong tâm dịch.

2 năm sau khi WHO tuyên bố là đại dịch, COVID-19 "còn lâu mới hết"

Song Minh |

Gần 500 triệu người nhiễm COVID-19 kể từ tháng 3.2020 và các biến thể mới vẫn là mối đe doạ sau hai năm WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch.

2 năm dịch COVID-19 hoành hành, nhìn lại 4 làn sóng tại Việt Nam

NHÓM PV |

Ca COVID-19 đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 8.12.2019. Đến nay, sau 2 năm đại dịch hoành hành đã có nhiều đau thương mất mát và những cột mốc không thể quên khi số ca tử vong tăng vọt. Và Việt Nam không nằm ngoài những tác động của đại dịch. 4 làn sóng dịch COVID-19 tại Việt Nam gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, kinh tế-xã hội. Tuy vậy, với những chiến lược phòng chống linh hoạt và đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine COVID-19, Việt Nam đang dần thích ứng trạng thái bình thường mới.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

TPHCM và hồi ức những tháng ngày muốn quên của dịch COVID-19

NGUYỄN LY - ANH TÚ |

TPHCM - Gần 1 năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều người dân mỗi lần nhớ lại những ngày tháng khó khăn đó, đều có nhiều cung bậc cảm xúc và ký ức không thể nào quên trong tâm dịch.

2 năm sau khi WHO tuyên bố là đại dịch, COVID-19 "còn lâu mới hết"

Song Minh |

Gần 500 triệu người nhiễm COVID-19 kể từ tháng 3.2020 và các biến thể mới vẫn là mối đe doạ sau hai năm WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch.

2 năm dịch COVID-19 hoành hành, nhìn lại 4 làn sóng tại Việt Nam

NHÓM PV |

Ca COVID-19 đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 8.12.2019. Đến nay, sau 2 năm đại dịch hoành hành đã có nhiều đau thương mất mát và những cột mốc không thể quên khi số ca tử vong tăng vọt. Và Việt Nam không nằm ngoài những tác động của đại dịch. 4 làn sóng dịch COVID-19 tại Việt Nam gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, kinh tế-xã hội. Tuy vậy, với những chiến lược phòng chống linh hoạt và đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine COVID-19, Việt Nam đang dần thích ứng trạng thái bình thường mới.