Những di tích gắn liền với Ngày Giải phóng miền Nam 30.4: Ngày ấy - bây giờ

Huyên Nguyễn |

47 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những di tích gắn liền với ngày 30.4.1975 vẫn tồn tại, là nơi ghi dấu ấn sâu đậm cho ngày lịch sử dân tộc.

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - chiến dịch quyết chiến, chiến lược trong tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 - là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi về nhân dân Việt Nam.

Trong đó, những di tích lịch sử như Dinh Độc Lập, sân bay Tân Sơn Nhất, Địa đạo Củ Chi, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM... đã ghi dấu ấn sâu đậm cho ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, thống nhất đất nước.

Dinh Độc Lập

Mùa xuân năm 1975, với sự động viên sức người, sức của to lớn của cả nước, quân dân ta trên khắp chiến trường miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giành toàn thắng.

Xe tăng thuộc Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 tiến chiếm Dinh Độc Lập. Ảnh chụp lại tranh tư liệu: Huyên Nguyễn
Xe tăng thuộc Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 tiến chiếm Dinh Độc Lập. Ảnh chụp lại tranh tư liệu: Huyên Nguyễn

10h45 ngày 30.4.1975, xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc Lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh.

11h30 cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận – Ðại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc những năm tháng chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam.

Cũng chính vào giờ phút này, Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng.

Ngày 15.5.1975, trước hàng vạn tầng lớp nhân dân, với sự tham dự của Đoàn Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Chủ tịch Tôn Đức Thắng dẫn đầu, luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã đọc diễn văn mừng chiến thắng, thống nhất đất nước. Ảnh chụp lại tranh tư liệu: Huyên Nguyễn
Ngày 15.5.1975, trước hàng vạn tầng lớp nhân dân, với sự tham dự của Đoàn Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Chủ tịch Tôn Đức Thắng dẫn đầu, luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã đọc diễn văn mừng chiến thắng, thống nhất đất nước. Ảnh chụp lại tranh tư liệu: Huyên Nguyễn

Ngày nay, Dinh Ðộc Lập là di tích quốc gia đặc biệt được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố.

Dinh Độc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng ở TPHCM. Ảnh: Huyên Nguyễn
Dinh Độc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng ở TPHCM. Ảnh: Huyên Nguyễn

Trụ sở Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại TPHCM

Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM hiện nay được đặt tại số 4 Lê Duẩn, Quận 1 là một trong những địa danh gắn liền với chiến thắng lịch sử 30.4 của dân tộc.

82 máy bay lên thẳng được Mỹ huy động cho chiến dịch di tản mang tên “Gió thường xuyên“. Ảnh chụp lại tranh tư liệu: Huyên Nguyễn
82 máy bay lên thẳng được Mỹ huy động cho chiến dịch di tản mang tên “Gió thường xuyên“. Ảnh chụp lại tranh tư liệu: Huyên Nguyễn

Hình ảnh tháo chạy trên nóc tòa đại sứ khi đó báo hiệu cho sự sụp đổ vĩnh viễn của chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam lúc bấy giờ, kết thúc những năm chiến tranh ròng rã.

Trụ sở Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại TPHCM hiện nay vẫn nằm trên trục đường Lê Duẩn.

Sân bay Tân Sơn Nhất

Trong sự kiện 30.4, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cánh quân giải phóng từ phía Tây Bắc, bởi lẽ đánh chiếm được Tân Sơn Nhất cũng chính là tiêu diệt được lực lượng không quân của quân đội Sài Gòn lúc bấy giờ.

Quân viễn chinh Mỹ rút khỏi Việt Nam tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh chụp lại tranh tư liệu: Huyên Nguyễn
Quân viễn chinh Mỹ rút khỏi Việt Nam tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh chụp lại tranh tư liệu: Huyên Nguyễn
Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 30.4.1975. Ảnh chụp lại tranh tư liệu: Huyên Nguyễn
Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 30.4.1975. Ảnh chụp lại tranh tư liệu: Huyên Nguyễn

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay là một trong những sân bay quan trọng, nhộn nhịp, đón lượng khách trong và ngoài nước lớn nhất cả nước.

Sân bay Tân Sơn Nhất bây giờ. Ảnh: Hà Phương
Sân bay Tân Sơn Nhất bây giờ. Ảnh: Hà Phương

Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi là di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, là một công trình độc đáo với hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện, dài trên 200km, trong đó bao gồm nơi ăn ở, hội họp, chiến đấu...

Địa đạo Củ Chi thể hiện ý chí kiên cường, trí thông minh, niềm tự hào của người dân Củ Chi, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Địa đạo Củ Chi. Ảnh: Sở Du lịch TPHCM
Địa đạo Củ Chi. Ảnh: Sở Du lịch TPHCM

Ngoài ra, còn rất nhiều các địa danh khác đã đi vào lịch sử chiến thắng 30.4.1975 hiện vẫn là những di tích lịch sử, địa danh nổi tiếng ở TPHCM.

Các chiến sĩ Hải quân làm chủ tàu thuyền của địch tại cảng Sài Gòn. Ảnh chụp lại tranh tư liệu: Huyên Nguyễn
Các chiến sĩ Hải quân làm chủ tàu thuyền của địch tại cảng Sài Gòn. Ảnh chụp lại tranh tư liệu: Huyên Nguyễn
Khu vực Cảng Sài Gòn hiện  nayy. Ảnhh: Huyên Nguyễn
Khu vực Cảng Sài Gòn hiện nay. Ảnh: Huyên Nguyễn
Khu vực Cầu Bông – chợ Bà Chiểu (ngày nay là đường Đinh Tiên Hoàng) là một trong những khu vực hoạt động nổi dậy dân sự được phụ trách bởi các cơ sở các trường nữ, khối trung học tư thục. Ảnh: Huyên Nguyễn
Khu vực Cầu Bông – chợ Bà Chiểu (ngày nay là đường Đinh Tiên Hoàng) là một trong những khu vực hoạt động nổi dậy dân sự được phụ trách bởi các cơ sở các trường nữ, khối trung học tư thục. Ảnh: Huyên Nguyễn
Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

“Bình minh đỏ” phim chiếu mừng ngày Giải phóng miền Nam

V.V |

Chào mừng kỷ niệm 47 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2022), Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam chiếu ra mắt bộ phim truyện điện ảnh đề tài chiến tranh cách mạng “Bình Minh đỏ” tối 23.4 tại Hà Nội.

Ngắm bảo vật lịch sử ngày giải phóng miền Nam 30.4

Minh Ánh - Phạm Đông |

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang lưu giữ 2 bảo vật quốc gia gắn liền với ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30.4 là Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh và xe tăng T-54B số hiệu 843 - đây đều là những minh chứng cho thấy sức mạnh quân sự Việt Nam.

Xe tăng 843, bản đồ Quyết tâm - 2 bảo vật làm nên ngày giải phóng miền Nam

PHẠM ĐÔNG |

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang lưu giữ 2 bảo vật quốc gia gắn liền với ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30.4 là Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh và xe tăng T-54B số hiệu 843.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

“Bình minh đỏ” phim chiếu mừng ngày Giải phóng miền Nam

V.V |

Chào mừng kỷ niệm 47 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2022), Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam chiếu ra mắt bộ phim truyện điện ảnh đề tài chiến tranh cách mạng “Bình Minh đỏ” tối 23.4 tại Hà Nội.

Ngắm bảo vật lịch sử ngày giải phóng miền Nam 30.4

Minh Ánh - Phạm Đông |

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang lưu giữ 2 bảo vật quốc gia gắn liền với ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30.4 là Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh và xe tăng T-54B số hiệu 843 - đây đều là những minh chứng cho thấy sức mạnh quân sự Việt Nam.

Xe tăng 843, bản đồ Quyết tâm - 2 bảo vật làm nên ngày giải phóng miền Nam

PHẠM ĐÔNG |

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang lưu giữ 2 bảo vật quốc gia gắn liền với ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30.4 là Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh và xe tăng T-54B số hiệu 843.