Những “di sản xanh” bị gãy đổ

Hoàng Văn Minh |

Cây xanh ở Huế được xem là một “di sản xanh” hòa mình với những di sản vật thể và phi vật thể thành một khối thống nhất được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, đến lúc cần xem xét một cách nghiêm túc việc trồng và chăm sóc “di sản xanh” khi sau bão số 5 có đến khoảng 10.000 cây xanh ở Huế bị gãy đổ và phải mất tầm 1 tháng mới dọn dẹp xong.

Huế mất gần 1/6 cây xanh sau bão số 5

Huế có lẽ là thành phố duy nhất ở Việt Nam thời điểm này có những “tán rừng trong phố” với hơn 65.000 cây xanh. Huế là đô thị có mật độ cây xanh cao nhất cả nước với hơn 750ha trong tổng số 7.100ha diện tích đất công cộng, đạt 18,5m2/người (chưa tính cây xanh trong vườn nhà dân, đất vườn ươm, cây công sở, cây xanh trong hệ thống di tích, rừng cảnh quan). Tuy nhiên, bão số 5 vừa qua đã làm hơn 10.000 cây gãy đổ và đây là con số nhiều nhất từ xưa đến nay.

“Bão số 5 khi đổ bộ vào thành phố Huế, gió giật lớn nhất, cấp 11 (29m/s) nên việc cây xanh gãy đổ là chuyện thường, đặc biệt là cây rễ chùm bám cạn, dễ gãy như phượng, lim xẹt”, ông Phan Thanh Hùng - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Phòng chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên- Huế nói.

Lý do nữa là bộ rễ của cây có vấn đề, theo ông Lê Như Chinh - Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Thừa Thiên - Huế - thừa nhận: “Hằng năm trước mùa mưa bão, chúng tôi đều tỉa cành cây, hạ độ cao để chống bão. Quy trình trồng và chăm sóc rất nghiêm, cây xanh được ươm ở vườn ươm hoặc dọc sông Hương, sau đó đưa về trồng trên đường phố. Tuy nhiên, hệ thống cây lim xẹt, phượng vĩ giòn, dễ gãy, rễ chùm ăn trên bề nổi, không có rễ cọc chịu được bão cấp độ lớn”.

Ông Nguyễn Hữu Lễ - nguyên Giám đốc Sở Lâm nghiệp Thừa Thiên- Huế, thành viên Hội công viên cây xanh Việt Nam - cũng cho rằng nhiều cây xanh bị bật gốc vì bộ rễ chưa bám sâu, vướng các công trình ngầm.

Hay như TS Nguyễn Đính - nguyên Trưởng ban Quản lý các dự án sông Hương ghi nhận sau bão: “Số lượng cây xanh bị bật gốc, gãy ngang thân, gãy cành hầu hết là các cây “trẻ”, khoảng 20 tuổi trở lại như phượng hoa vàng, bằng lăng... vốn có bộ rễ rất nông. Giống này hầu như không có rễ cọc, còn rễ chùm cũng rất ít, không đủ để giữ cây đứng vững khi nền đất ướt nhão do mưa hoặc khi gặp gió mạnh”.

Ứng xử chưa đúng với “di sản xanh”?

Trở lại với câu chuyện “di sản xanh” và Huế có khoảng 65.000 cây xanh, trong đó, có một giống cây rất nổi tiếng là Ngô đồng. Theo “Đại Nam nhất thống chí”, có lần Vua Minh Mạng nhận được món quà từ Quảng Đông (Trung Quốc) là 2 cây Ngô đồng. Vua rất thích nên cho trồng ở đôi bên góc điện Cần Chánh trong Đại nội. Sau đó, vì say mê loài hoa tuyệt đẹp này mà nhà Vua lệnh cho Bộ Công chọn người thông hiểu cây cỏ đi lùng sục khắp vùng rừng núi Trường Sơn tìm bằng được cây bản xứ. Nhưng hóa ra loài cây quý hiếm này ở Việt Nam rừng nào cũng có. Sau đó vua Minh Mạng cho đem giống Ngô đồng nội địa về trồng khắp ở các cung điện, lăng tẩm. Không những thế, khi cho đúc cửu đỉnh, để “tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại”… nhằm tượng trưng cho đế nghiệp bền vững của nhà Nguyễn, Vua Minh Mạng đã cho chạm khắc trên chiếc đỉnh mang thụy hiệu của mình - tức là Nhân đỉnh - các họa tiết thể hiện cây ngô đồng. Mãi đến thời Pháp thuộc, những cây ngô đồng đầu tiên đến ngụ cư ở góc điện Cần Chánh mới được nhân ra, trồng mới ở lối vào công viên Tứ Tượng trên đường Lê Lợi. Và gần đây là ở công viên Thương Bạc, về phía cầu Tràng Tiền.

Là một trong hàng nghìn ví dụ thú vị để nói rằng cây xanh ở Huế không chỉ đơn thuần là cây trồng để che nắng, ngắm hoa hay cải thiện không khí, môi trường... mà còn là chuyện “trồng cây gì?” để bảo tồn và phát huy “di sản xanh” cho Huế. Bởi bão số 5 đã lộ ra một nghịch lý là trong khi những cây xanh bị bật gốc, gãy ngang thân phần lớn là “cây trẻ” khoảng 20 năm tuổi thì những “cây già” trồng từ thời kỳ đầu của nhà Nguyễn hoặc thời Pháp thuộc có tuổi đời trên dưới 100 năm, hoặc lứa cây trồng từ những năm 1980 như long não, me tây (điệp), muối, long nhãn... lại không hề hấn gì.

Thực tế thì chuyện “cây trẻ”, “cây già” đối với “di sản xanh” của Huế là chuyện đã được các nhà khoa học, nghiên cứu cây xanh đề xuất, kiến nghị rất nhiều lần trong hàng chục năm qua, thế nhưng, cho đến thời điểm này mới nhìn thấy hậu quả thật sự. Đến lúc, nói như nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Thông thì “hy vọng thiệt hại về cây lần này sẽ thôi thúc địa phương sớm nghiên cứu những chủng loại cây phát triển bền vững, có khả năng chống chọi với điều kiện mưa bão khắc nghiệt của miền Trung. Đến lúc chúng ta nên nghiêm túc xem đây là một ngành khoa học về thực vật cảnh quan chứ chẳng là việc tùy tiện hay cảm tính...”.

“Cây muốn phát triển vững chãi thì phải trồng từ nhỏ, không bị vật cản. Hiện nay, nhiều địa phương vẫn đang thực hiện chính sách ăn xổi, trồng cây kích thước lớn trên đường phố. Gặp gió lớn, lốc xoáy, cây bị gãy đổ là tất yếu” (ông Nguyễn Hữu Lễ - nguyên Giám đốc Sở Lâm nghiệp Thừa Thiên- Huế).

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Thừa Thiên Huế: 200 cột điện gãy đổ do bão số 5

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên Huế có 2050 trạm biến áp mất điện, gần 200 cột điện gãy đỗ do bão số 5.

Công an Thừa Thiên Huế xuống đường khắc phục hậu quả bão số 5

PHÚC ĐẠT |

Bão số 5 đi qua để lại hậu quả khá nặng nề, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an TP.Huế đã huy động lực lượng thu dọn cây cối gãy đổ trên đường phố để đảm bảo an toàn giao thông.

Thừa Thiên Huế: 1 người chết, hàng ngàn nhà dân tốc mái do bão số 5

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên Huế có 1 người chết, 23 người bị thương trong đó có 2 người thương nặng; 1.664 nhà tốc mái, 3 nhà ở huyện Phú Lộc bị sập; nhiều cây xanh, cột điện bị gãy đổ do bão số 5.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Thừa Thiên Huế: 200 cột điện gãy đổ do bão số 5

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên Huế có 2050 trạm biến áp mất điện, gần 200 cột điện gãy đỗ do bão số 5.

Công an Thừa Thiên Huế xuống đường khắc phục hậu quả bão số 5

PHÚC ĐẠT |

Bão số 5 đi qua để lại hậu quả khá nặng nề, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an TP.Huế đã huy động lực lượng thu dọn cây cối gãy đổ trên đường phố để đảm bảo an toàn giao thông.

Thừa Thiên Huế: 1 người chết, hàng ngàn nhà dân tốc mái do bão số 5

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên Huế có 1 người chết, 23 người bị thương trong đó có 2 người thương nặng; 1.664 nhà tốc mái, 3 nhà ở huyện Phú Lộc bị sập; nhiều cây xanh, cột điện bị gãy đổ do bão số 5.