Những dấu ấn riêng ở ngôi biệt thự Pháp cổ vừa mở cửa đón khách

Hữu Chánh - Anh Vũ |

Căn biệt thự Pháp cổ số 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, mới được mở cửa cho khách tham quan không phải một bản sao của các biệt thự ở Pháp mà là sự giao thoa của kỹ thuật xây dựng giữa hai nước.

Không chỉ là một dự án trùng tu

Trao đổi với báo chí ngày 26.1, ông Trương Quốc Toàn - đại diện của đơn vị thực hiện trùng tu căn biệt thự Pháp cổ số 49 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, dự án được thực hiện trong khoảng thời gian khá lâu, tính từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Từ cách đây 10 năm, vùng Ile-de-France (Pháp) đã cử một chuyên gia có kinh nghiệm sâu về đánh giá hiện trạng hư hại của các công trình di sản sang đánh giá công trình.

Quá trình đánh giá kéo dài vài tháng, sau đó báo cáo được lập rất chi tiết. Thông qua đó, các chuyên gia phân tích được đặc điểm về kỹ thuật xây dựng một cách sơ bộ và các yếu tố gây hại cho công trình, từ đó đề xuất phương án trùng tu.

a
Ông Trương Quốc Toàn giới thiệu thông tin về biệt thự cho khách tham quan. Ảnh: Hữu Chánh

Thế nhưng, phải rất lâu sau dự án trùng tu mới được khởi công do UBND quận Hoàn Kiếm phải thực hiện các biện pháp giải toả, khôi phục không gian sân vườn xung quanh ngôi biệt thự do có nhiều hộ dân sinh sống.

Khi bắt tay vào trùng tu thực sự, quá trình chưa đến 1 năm nhưng có nhiều vấn đề không thể dự kiến được ngay từ đầu. Theo ông Toàn, dự án này không đơn thuần chỉ là một dự án trùng tu tôn tạo mà còn là một dự án nghiên cứu.

Không phải là bản sao bê nguyên từ Pháp

Ông Toàn cho biết, công trình này vốn không có hồ sơ bản vẽ nào được lưu lại. Lý do là tại thời điểm xây dựng biệt thự, thành phố không yêu cầu các dự án tư nhân nộp hồ sơ, bản vẽ công trình.

a
Bên trong căn biệt thự Pháp cổ. Ảnh: Hữu Chánh

Do đó, kể cả nguồn tư liệu lưu trữ ở Pháp hay ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 cũng không có hồ sơ của công trình này. Chuyên gia của Pháp đã phải dựa vào kết quả khảo sát trên thực tế, từ đó tìm ra kết cấu công trình dựa trên kinh nghiệm, đánh giá, phán đoán.

Điều đặc biệt ở công trình này là trước đây, khi xây dựng căn nhà, chủ nhà đã có những phương án thích nghi với điều kiện nóng ẩm của Việt Nam, nên dưới sàn có một khoang chống ẩm khiến mặt sàn cách mặt đất tầm 50 cm.

Bên cạnh đó, toàn bộ tường của tầng 1 khu biệt thự được xây rất dày, nhưng tường tầng 2 xây mỏng hơn, vì thời điểm xây vào cuối thế kỷ 19, chưa có kỹ thuật xây dựng dùng bê tông cốt thép, do đó phải xây tường gạch chịu lực có độ dày khác nhau.

a
Các loại gạch được dùng để xây căn biệt thự có nguồn gốc khác nhau. Ảnh: Hữu Chánh

Gạch xây dựng ngôi nhà cũng đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm gạch được nhập khẩu từ Pháp, gạch được sản xuất ở Việt Nam và đặc biệt, còn có gạch vồ được phá dỡ từ tường thành Hà Nội, được “tái chế” để xây dựng ngôi nhà này.

Những đặc điểm này thể hiện nét đặc thù của ngôi biệt thự, là một sản phẩm kết hợp giữa kiến trúc và kỹ thuật xây dựng của Pháp và Việt Nam, minh chứng cho sự giao thoa về văn hoá giữa hai nước. Các chuyên gia Pháp cũng rất hứng thú với công trình vì đây là một sự kết hợp giữa hai nước, thay vì là một bản sao biệt thự của Pháp.

Tôn trọng giá trị nguyên gốc

Theo ông Toàn, đội ngũ trùng tu căn biệt thự đã thực hiện các bước bài bản, tôn trọng giá trị nguyên gốc của căn biệt thự. Nhờ vậy, nó có thể giúp khách tham quan sau này hiểu về kỹ thuật xây dựng vào đầu thế kỷ 20 ở Hà Nội như nào.

Ví dụ, khi làm lớp vữa bên ngoài, các chuyên gia đã phải sử dụng kỹ thuật tôi vôi để đánh vữa trát bên ngoài chứ không được phép dùng hoàn toàn xi măng. Nói về màu sơn tường của ngôi biệt thự từng có nhiều ý kiến trái chiều, các chuyên gia đã phải sử dụng kỹ thuật thám sát, bóc tách các lớp sơn để tìm ra được màu gốc của nó.

a
Màu sơn của căn biệt thự được giữ nguyên so với màu sơn ban đầu. Ảnh: Hữu Chánh

"Nếu sử dụng những gam màu chiều theo thị hiếu chung, chúng ta sẽ mất ý nghĩa lịch sử, cho thấy một công trình khác biệt”, ông Toàn cho biết.

Trao đổi với Lao Động, Nguyễn Hoài Linh (24 tuổi, sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội) cho biết rất ấn tượng sau khi tham quan căn biệt thự cổ mới được trùng tu.

“Ấn tượng nhất về công trình này là việc nó không phải là bản sao của các biệt thự tại Pháp mà còn kết hợp với những cách thức thi công, nguyên vật liệu của địa phương, mang lại dấu ấn riêng của công trình”, Linh chia sẻ.

Những hiện vật được trưng bày cho khách tham quan trong biệt thự. Ảnh: Hữu Chánh
Những hiện vật được trưng bày cho khách tham quan trong biệt thự. Ảnh: Hữu Chánh
Hữu Chánh - Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội mở cửa tham quan biệt thự mới trùng tu từ ngày 26.1

Thu Giang |

Theo Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đơn vị quyết định sẽ mở cửa biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo cho khách tham quan từ ngày 26.1.2024.

Thêm 5 hộ dân tự nguyện tháo dỡ biệt thự xây dựng trái phép ở Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Ngày 23.1, UBND TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) cho biết, có thêm 5 hộ dân tại khu 79 căn biệt thự ở ấp Đường Bào, xã Dương Tơ đã tự nguyện thi hành quyết định cưỡng chế, đang khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, đã ký biên bản trả lại đất cho nhà nước.

Làm du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà

Hữu Long |

Khánh Hòa - Theo đề án vừa được duyệt, địa phương sẽ phát triển các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí gồm điểm du lịch sinh thái đỉnh Hòn Bà, điểm du lịch sinh thái check-in, ngắm cảnh và quan sát động, thực vật.

Đề nghị khai trừ Đảng Bí thư Lâm Đồng và nguyên Bí thư Bắc Ninh

Vương Trần |

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Khiển trách các cá nhân: Trịnh Đình Dũng, Mai Tiến Dũng và báo cáo, đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với các ông Nguyễn Nhân Chiến, Trần Đức Quận.

Biệt thự đẹp nhất Cà Mau được sửa quyết định, cho phép tồn tại

NHẬT HỒ |

Cà Mau - UBND thành phố Cà Mau ban hành quyết định sửa quyết định xử phạt của chính mình sau gần 12 tháng. Đáng chú ý, quyết định mới cho phép căn biệt thự được cho là đẹp nhất tỉnh Cà Mau tồn tại, không tháo dỡ như quyết định ban đầu.

Loạt huyện ở Điện Biên dừng dự án cấp bò giống sau phản ánh của Lao Động

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Liên quan đến những bất cập khi triển khai dự án cấp bò giống thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia, ngoài huyện Điện Biên còn có ít nhất 3 huyện khác cũng tạm dừng dự án sau loạt bài phản ánh của Lao Động.

Vụ Vạn Thịnh Phát nâng khống giá trị lô đất lên hàng nghìn tỉ để vay tiền

Việt Dũng |

Lô đất số 274 Nam Kỳ Khởi Nghĩa là một trong những bất động sản được nâng khống lên gấp nhiều lần giá trị thực, để các công ty “ma” dùng làm tài sản đảm bảo, vay tiền của SCB nhằm phục vụ các mục đích khác nhau của bà chủ Vạn Thịnh Phát.

Cao nguyên Mộc Châu mùa hoa mận đứng góc nào cũng có ảnh đẹp

Hà Lê |

Những ngày này, lên cao nguyên Mộc Châu du khách có thể hòa mình vào những rừng hoa mơ, hoa mận trắng tinh khôi.